Giáo án Ngữ văn 11 tiết 34: Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 34: Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm)

CHIẾU CẦU HIỀN

( Ngô Thì Nhậm )

A. Mục tiêu bài học

Giúp Hs:

- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Qua đó, hs nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia

- Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại.

B. Chuẩn bị

1. Gv: Sgk, Sgv, Stk, soạn giảng

2. Hs: Đọc kĩ bài, soạn bài

C. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong bài “Văn tế Cần Giuộc”

3. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 34: Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 34 ( lớp 11a5, 11a6 ), 30 (lớp 11a2 )	Ngày soạn: 24 / 10 / 07
CHIẾU CẦU HIỀN
( Ngô Thì Nhậm )
Mục tiêu bài học
Giúp Hs:
Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Qua đó, hs nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia
Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại.
Chuẩn bị
Gv: Sgk, Sgv, Stk, soạn giảng
Hs: Đọc kĩ bài, soạn bài
Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong bài “Văn tếCần Giuộc”
Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn và rút ra những nét chính về Ngô Thì Nhậm.Sau đó đánh dấu vào sgk.
Gv nói về hoàn cảnh ra đời của bài chiếu.
Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc quét sạch 20 vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trốn, hoặc đi ở ẩn, hoặc tự tử,Quang Trung giao cho Ngô thì Nhậm thay mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước an dân.
" Văn bản thể hiện rõ sự khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, qua đó ta thấy được Ngô Thì Nhậm thật là uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.
Pv. Em hiểu gì về thể loại này?
Giảng. Công văn hành chính thời xưa gồm hai loại: một loại do cấp dưới đệ trình lên nhà vua hoặc triều đình ( tấu, chương, biểu, sớ, khải,), một loại do nhà vua truyền xuống cho bề tôi ( chiếu, mệnh, lệnh, chế, dụ, cáo, )
Chiếu nói chung, chiếu cầu hiền nói riêng thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc loại công văn nhà nước, lệnh cho thần dân thực hiện, nhưng ở đây, đối tượng của bài chiếu là các bậc hiền tài, hơn nữa đây là cầu, tức là vua Quang Trung cầu, chứ không phải là lệnh.
Gọi 2 Hs đọc văn bản, sau đó yêu cầu hs tìm kết cấu của bài chiếu.
Pv. Bài chiếu có thể chia làm mấy phần? nội dung của từng phần.
Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1 và nêu cơ sở lí luận của việc cầu hiền tài.
Dg. Tác giả vừa tôn vinh bậc thánh hiền của đạo Nho ( như sao sáng), vừa khẳng định với hiền sĩ khắp nơi rằng triều đại mới là một triều đại dùng đức để cai trị đất nước.
Bình. Ngô Thì Nhậm thật cao tay, ông mượn lời thánh hiền và ý trời để tạo ra một cơ sở lí luận chắc chắn cho việc cầu hiền cảu triều đình. Vừa tôn vinh người hiền tài lại vừa tôn vinh hoàng đế ( ví vua Quang Trung với ngôi Bắc Thần, gọi ông là thiên tử) đã tạo ra một sự tin cậy cho những người hiền chưa hiểu rõ thời cuộc.
Tìm hiểu chung
Tác giả
 ( Sgk )
Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu
Thể loại: Chiếu
Là một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. 
Kết cấu của “ Chiếu cầu hiền”
Chiếu cầu hiền là một tác phẩm chính luận có kết cấu chặt chẽ, lập luận chắc chắn, lí lẽ sắc bén. Bài chiếu chia làm 3 phần:
Phần 1: (đoạn 1 sgk ): cơ sở lí luận của “chiếu cầu hiền” ( mượn lời Khổng Tử, viện ý trời làm cơ sở cho việc cầu hiền)
Phần 2 (đoạn 2a và 2b ): tình hình thực tiễn và khao khát cầu hiền của nhà vua.
Phần 3:( đoạn 3 ): Hướng sử dụng người hiền tài và lời kêu gọi người tài trong thiên hạ ra giúp dân giúp nước.
Phân tích
Cơ sở lí luận của “Chiếu cầu hiền”
Đoạn mở đầu tạo ra một tiền đề vững chắc, thuyết phục để cầu hiền.
- Mượn ý của Khổng Tử trong sách luận ngữ: Lấy đức mà cai trị đất nước, giống như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngôi sao khác sẽ về chầu.
- Mượn ý trời, xem việc người hiền tài về chầu thiền tử là lẽ đương nhiên, hợp quy luật. Nếu người hiền tài tự giấu mình là trái ý trời. ( Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy).
4. Củng cố
- Bố cục của “ Chiếu cầu hiền”
- Cơ sở lí luận của việc cầu hiền.
5. Dặn dò.
Học bài, xem tiếp phần còn lại.
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu cau hien t1.doc