Bài viết số 3 môn: Tập làm văn 11

Bài viết số 3 môn: Tập làm văn 11

I. TRẮC NGHIỆM: (2điểm)

Câu 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được trình bày theo trình tự như thế nào?

A. Thích thực – lung khởi –ai vãn -kết

B. Ai vãn- thích thực –lung khởi -kết

C. Lung khởi –thích thực- ai vãn- kết

D. Lung khởi – ai vãn –thích thực -kết

Câu 2: Người nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chỉ thông thạo những việc gì?

A. Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ

B. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy

C. Mười tám ban võ nghệ

D. Chín chục trận binh thư

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết số 3 môn: Tập làm văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BẾN CÁT
BÀI VIẾT SỐ 3
MÔN: TẬP LÀM VĂN
THỜI GIAN: 90phút (không kể thời gian giao đề)
TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
Câu 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được trình bày theo trình tự như thế nào?
Thích thực – lung khởi –ai vãn -kết
Ai vãn- thích thực –lung khởi -kết
Lung khởi –thích thực- ai vãn- kết
Lung khởi – ai vãn –thích thực -kết
Câu 2: Người nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chỉ thông thạo những việc gì?
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy
Mười tám ban võ nghệ
Chín chục trận binh thư
Câu 3: Thành ngữ “đội trời đạp đất” trong câu thơ:
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
 (Nguyễn Du)
thể hiện điều gì?
Khí phách ngang tàng của Từ Hải
Sức khoẻ phi thường của Từ Hải
Tầm vóc vũ trụ của Từ Hải
tầm ảnh hưởng của Từ Hải
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của điển cố là gì?
Hàm súc, uyên bác
Gần gũi, dễ hiểu
Giàu hình tượng
Có vần điệu nhịp nhàng
Câu 5: “Chiếu cầu hiền” được viết theo thể văn gì?
Kí sự
Văn xuôi trữ tình
Văn chính luận
Văn xuôi tự sự
Câu 6: Mục đích của “Chiếu cầu hiền” là gì?
Kêu gọi hiền tài 
Bố cáo chiến thắng của quân Tây Sơn
Thuyết phục nhân dân cả nước ủng hộ Tây Sơn
Thuyết phục giới sĩ phu Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn
Câu 7: Mục đích của thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận là gì?
Để làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình, khiến bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục cao
Để giúp người đọc hình dung ra đối tượng được nói đến một cách dễ dàng hơn
Để tạo cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu quả cao
Để xác định kiểu bài nghị luận
Câu 8: Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì?
Đề cao truyền thống đạo lí
Khẳng định quyền sống của con người
Khẳng định con người cá nhân
Đề cao quyền tự do
TỰ LUẬN: (8điểm)
 Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
ĐÁP ÁN – VĂN 11 
BÀI VIẾT SỐ 3
THỜI GIAN: 90P
Trắc nghiệm : mỗi câu đúng HS được 0.25điểm
1.C
0.25 điểm
2. B
0.25 điểm
3. A
0.25 điểm
4. A
0.25 điểm
5. C
0.25 điểm
6. D
0.25 điểm
7. A
0.25 điểm
8. B
0.25 điểm
Tự luận: (8 điểm)
1. Về kĩ năng : 
- Biết cách phân tích, cảm nhận một về một hình tượng trong văn học
- Biết cách trình bày các ý thành một văn bản ngắn theo yêu cầu.
2. Về nội dung : 
 Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
1đ
- Bối cảnh thời đại: tiếng than đau đớn, hình ảnh không gian, âm thanh, ánh sáng, đối lập tạo ấn tượng cho bức chân dung tượng đài sẽ được khắc hoạ
1đ
- Nguồn gốc xuất thân của người nghĩa sĩ: gắn bó với ruộng đồng, xa lạ việc nhà binh (chú ý từ ngữ: cui cút, toan...)
1đ
- Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân: lòng căm thù nổi dậy khi giặc đến, chờ đợi tin quan, ý thức trách nhiệm, trở thành người khác hẳn.
1.5đ
- Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải: không gì cản bước chân, vào trận bằng ngọn lửa yêu nước, liều mình xung trận...
1.5đ
- Hi sinh anh dũng, người đời khóc thương.
1đ
Cảm nghĩ về vấn đề
1đ
lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet so 3(1).doc