Giáo án Ngữ văn 11 tiết 105: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) ( Phan Châu Trinh )

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 105: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) ( Phan Châu Trinh )

Đọc văn: Tiết 105 VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

 (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”)

 ( Phan Châu Trinh )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp HS:

 - Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Trâu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta

 - Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích

 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản chính luận

 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 43491Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 105: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) ( Phan Châu Trinh )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Thành Phố Đà Nẵng
Trường THPT Ngô Quyền
GVHD: Thân Đức Vân Ngày soạn: 9/03/2010
SVTT : Dương Thị Vân Ngày dạy: 13/03/2010
Đọc văn: Tiết 105 VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 
 (Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”)
 ( Phan Châu Trinh )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 Giúp HS:
 - Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Trâu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta
 - Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích
 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản chính luận
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước 
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 1. Phương tiện
 - Sgk, Sgv, Sách tham khảo
 - Thiết kế bài học
2. Cách thức tiến hành
 Kết hợp phát vấn – gợi mở - nêu vấn đề - thuyết giảng .
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới 	
* Giới thiệu bài mới : Vào những năm cuối thề kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt, do chính sách ngu dân mà thực dân Pháp áp đặt. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã có tư tưởng canh tân đất nước. một trong số đó là nhà yêu nước Phan Châu trinh. Tinh thần yêu nước nồng nàn của ông đã được thể hiện trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây mà tiêu biểu là đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
Bước 1: Tìm hiểu về tác giả
TT1: Gọi HS đọc tiểu dẫn Gv phát vấn:
- Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết vài nét về tác giả PCT ? 
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Tìm hiểu về tác phẩm
TT1: Gv phát vấn: 
- Hãy cho biết đoạn trích thuộc tác phẩm nào và vị trí của đoạn trích?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc hiểu văn bản
Bước 1: GV hướng dẫn Hs tìm hiểu bố cục, chủ đề của đoạn trích
TT1: GV gọi 2 HS đọc
 Sau khi đọc đoạn trích GV hướng dẫn HS phân chia bố cục và nội dung cơ bản từng đoạn.
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
Bước 2: Phân tích tác phẩm: Tìm hiểu những vấn đề được nêu trong bài viết:
* Hướng dẫn Hs tìm hiểu về luân lí xã hội ở nước ta.
TT1: Gv phát vấn:
Luân lí xã hội mà tác giả nêu ra trong đoạn trích này là gì?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về tình trạng luân lí ở nước ta 
TT1: Gv phát vấn:
Những biểu hiện nào được nêu trong bài chứng tỏ nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội? Thái độ của tác giả?
TT2: Hs trả lời
TT2: Gv nhận xét, bổ sung
- Tìm hiểu nguyên nhân
TT1: Gv phát vấn:
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về những cải cách cần thiết để có luân lí xã hội
TT1: Gv phát vấn
Theo tác giả, muốn có luân lí xã hội thì phải làm gì? Ý nghĩa của lời đề nghị đó đối với xã hội đương thời?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu trạng thái cảm xúc và phẩm chất của người diễn thuyết
TT1: Gv phát vấn:
Những câu cảm thán trong đoạn trích giúp chúng ta hiểu gì về trạng thái cảm xúc và phẩm chất của người diễn thuyết? 
- Nhận xét về phẩm chất của người diễn thuyết ?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Tổng kết
TT1: GV phát vấn:
Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
TT2: Hs trả lời
TT3: Gv nhận xét, bổ sung
I . Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Phan Châu Trinh ( 1872-1926), hiệu Tây Hồ, Hi Mã
- Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kì, Quảng Nam
-1901 đỗ phó bảng, làm quan một thời gian sau cáo về ở ẩn
- Chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện chế độ dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp, lợi dụng chiêu bài “khai hoá” của Pháp để đấu tranh hợp pháp.
-1908 ông bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, ba năm sau được thả tự do
-1925 bị ốm nặng, mất ngày 24-3-1926, lễ truy điệu ông trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp
b. Sáng tác chính.
Ông viết cả chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ
- Chủ yếu là văn chính luận có tính hùng biện, có lập luận đanh thép
- “ Đầu Pháp chính phủ thư” (1906), 
“ Tỉnh quốc hồn ca I, II ” (1907, 1922)
.2, Về tác phẩm: 
- Đạo đức và luân lí Đông Tây gồm 5 phần chính 
- Vị trí đoạn trích
 Phần 3 của tác phẩm 1872-
-” -Ông viết cả chữ Hán,
,II . Đọc – hiểu 
 1 , Bố cục – chủ đề đoạn trích
 a. Bố cục : 
* Đoạn 1: Từ đầu đến “từ lâu rồi”
- Khái niệm về luân lí xã hội và khẳng định ở nước ta chưa có luân lí xã hội , chưa có ý niệm về luân lí xã hội .
* Đoạn 2 : Từ “Cái XHCNcũng vì thế”
- Nguyên nhân mà luân lí xã hội ở VN hiện thời chưa có .
* Đoạn 3 : Còn lại
 - Muốn nước VN độc lập thì phải tuyên truyền, phải thành lập đoàn thể và phải biết lo cho nhau .
 b. Chủ đề tư tưởng 
Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời , đề cao tư tưởng đoàn thể và sự tiến bộ hướng về ngày mai tươi sáng của đất nước.
2. Phân tích tác phẩm
1. Luân lí xã hội 
* Luân lí xã hội mà tác giả nêu ra ở đoạn trích này là:
- Ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội 
- Là “cái nghĩa vụ mỗi người trong nước” - tức là ý thức công dân mà mỗi người phải có
- Là “cái nghĩa vụ mà loài người ăn ở với loài người” – tinh thần hợp tác của con người vượt lên trên các ranh giới dân tộc và lãnh thổ.
=> Đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.
2. Tình trạng luân lí ở nước ta
Những biểu hiện được nêu trong bài chứng tỏ nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội:
+ Dân ta “ phải ai tai nấy, ai chết mặc aisợ sệt, ù lì, trơ tráo”
+ Dân “ không biết đoàn thể, không trọng công ích”
+ Người này đối với kẻ kia đều “ ngó theo sức mạnh ”, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ luỵ, nhờ vả.
+ Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi sự dốt nát của dân là điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham của mình 
- Thái độ của tác giả: vừa phê phán nghiêm khắc, vừa đau lòng, thấy cần phải chỉ ra sự hèn kém của dân mình, nước mình.
ác cá nhân trong xã hội 
-Nguyên nhân: Đó là sự phản động, dốt nát của lũ quan trường.
Vì thế từ đây tác giả hướng mũi nhọn đả kích vào bọn chúng:
+ Những cách gọi tên như: “bọn học trò”, “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, “bọn quan lại”,” bọn thượng lưu”Thái độ căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh đối với tầng lớp quan lại Nam triều.
+ Trong mắt ông, chế độ vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ, cần phải phur định triệt để “có kẻ mang đai độ mũ, ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn dài lúc nhúc lạy dưới”- đó là một lũ “ăn cướp có giấy phép”
g3. Những cải cách cần thiết để có luân lí xã hội
- Muốn có luân lí xã hội thì:
+ Phải biết gây dựng đoàn thể để hỗ trợ nhau trong cuộc sống và để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
+ Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ mua danh bán tước hòng có được vị trí “ ngồi trên ăn trước”.
+ Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lí xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước ta không có được tự do độc lập.
Ý nghĩa: Đó là vấn đề rất cấp thiết đối với xã hội nước ta. Muốn có độc lập phải giải quyết trước hết vấn đề dân
4. Trạng thái cảm xúc và phẩm chất của người diễn thuyết
 Những câu cảm thán:
+ “ Thương hại thay!”
+” Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!”
+” Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ,ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! ”
+ “ Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy!.... Ở nước ta thế đấy!”
+ “ Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! ”
+ “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được!g 
=>Ý nghĩa: Tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội. 
- Phẩm chất trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách mạng toàn tâm, toàn trí đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội.
III. Tổng kết
- Đoạn trích đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của Phan Châu Trinh khi ông vạch ra những thực trạng đáng buồn của xã hội nước ta lúc bấy giờ, một xã hội không có luân lí và một bè lũ quan lại đục khoét của dân.
- Bài viết thể hiện khá rõ cốt lõi làm nên sức thuyết phục của văn diễn thuyết:
+Lập luận sáng sủa, khúc triết.
-+ Tình cảm tràn đầy, bộc lộ qua lời cảm thán thống thiết
+ Lập trường đánh đổ chế độ quân chủ luôn được tuyên bố công khai, dứt khoát
+ Kế hoạch hàng động được vạch cụ thể, rõ ràng 
IIIh uiiiuuII”(1907, 1922)19ff hiệu Ttjjjã
sCỦNG CỐ
I. Tiểu dẫn
II. Đọc hiểu văn bản
1. Luân lí xã hội
2. Tình trạng luân lí xã hội ở nước ta
3. Những cải cách cần thiết để có luân lí xã hội
4. Trạng thái cảm xúc và phẩm chất của người diễn thuyết
III. Tổng kết
Dặn dò:
Về nhà học bài cũ
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu nghi vấn tu từ
GVHD: Thân Đức Vân SVTT : Dương Thị Vân 

Tài liệu đính kèm:

  • docDoc van ve luan li xa hoi o nuoc ta(1).doc