Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 25, 26: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 25, 26: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Tuần: 7

Tiết: 25,26

CHIẾU CẦU HIỀN

 Ngô Thì Nhậm

I - MỤC TIU

 Gip HS:

-Có kiến thức về chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta; qua đó nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia.

 -Có những tri thức về đặc điểm của thể chiếu-thể văn nghị luận thời trung đại.

II – CHUẨN BỊ

-GV : sgk- sgv ,

-HS : Đọc bài & soạn bài .

- PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

III - TIẾN TRÌNH BI DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

Anh (chị ) hãy nêu dặc điểm nổi bật của thể loại văn tế?

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2049Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 25, 26: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 25,26 	
CHIẾU CẦU HIỀN 
 Ngô Thì Nhậm
I - MỤC TIÊU 
	Giúp HS: 	
-Cĩ kiến thức về chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta; qua đĩ nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia.
 -Cĩ những tri thức về đặc điểm của thể chiếu-thể văn nghị luận thời trung đại.
II – CHUẨN BỊ 
-GV : sgk- sgv , 
-HS : Đọc bài & soạn bài .
- PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhĩm.	
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Anh (chị ) hãy nêu dặc điểm nổi bật của thể loại văn tế?
Bài mới: 
Nói đến VHTĐ của nước ta là nói đến một nền văn học rất phong phú đa dạng về thể loại: cáo, hịch, văn tế, thơ nôm đường luật....trong những thể loại mang tính chất đặc trưng của VHTĐ còn có một thể loại khá đặc biệt đó là “chiếu” .Bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm được xem là một tác phẩm có giá trị lớn về nội dung lẫn nghệ thuật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Đọc hiểu khái quát
*GV: Gọi hs đọc tiểu dẫn
* Giảng ý mở rộng : NgơThì Nhậm –thành viên của nhĩm Ngơ Gia Văn Phái , một sủng thần của triều đình Lê-Trịnh nhưng đã thức thời theo Tây Sơn khi Lê-Trịnh sụp đổ .
Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện quan trọng của triều đình do ơng soạn thảo .
* GV gọi hs đọc văn bản: Hãy tìm hcst và bố cục của bài văn ?
* Giảng về thể loại chiếu 
Công văn hành chính thời xưa gồm hai loại:Do bên dưới trình lên nhà vua, triều đình (tấu, chương, sớ...). Nhà vua truyền xuống bề tôi (chiếu, mệnh, cáo...)
Chiếu nói chung, chiếu cầu hiền nói riêng là loại văn chính trị xã hội. Đối tượng là bậc hiền tài- những nho sĩ mang nặng tư tưởng bảo thủ nho giáo không chịu ra giúp vua (đây là cầu chứ không phải lệnh)
HĐ2 : Đọc hiểu chi tiết văn bản 
* GV giảng ý đi vào bài học 
Mở đầu bài chiếu bằng lời Khổng Tử: có sức thuyết phục mạnh đối với sĩ phu Bắc Hà.
*Tác giả đã xác định nhiệm vụ của hiền tài là gì ?Tại sao nhà vua có quyền cao nhất mà không lệnh , gọi mời mà phải cầu ?
Đưa ra các luận điểm về mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử, tác giả chỉ ra luật ứng xử và mối quan hệ giữa người tài với nhà vua là: Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng. Không làm như vậy là trái đạo trời, trái qui luật cuộc sống. Người hiền ví như sao sáng trên trời, các sao đều chầu về Bắc Thần . (Bắc thần tượng trưng cho thiên tử)
*GV: Cách ứng xử của các bậc hiền tàiở Bắc Hà ntn?
* GV định hướng để hs trả lời 
Từ khi đất nước chia thành đàng trong đàng ngoài. Quan niệm của dân Bắc Hà chỉ những người xuất thân đế vương mới xứng đáng làm thiên tử. Nguyễn Huệ xuất thân áo vải một số nho sĩ Bắc Hà không phục coi thường. Cho rằng vua Quang Trung không biết gì về nghi nghĩa thánh hiền nên các bậc hiền tài kẻ thì bỏ đi ở ẩn mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng, người ra làm quan với Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng như bù nhìn, hoặc làm việc cầm chừng, một số người bỏ đi tự tử... 
Cách lập luận trong bài chiếu đầy sức thuyết phục. Luận điểm đó lấy từ “Luận ngữ” một trong những sách kinh điển của nho gia. Lời dạy của Khổng Tử là lời dạy của thánh hiền, là chân lí bất di bất dịch.
* GV bình giảng mở rộng ý 
Tác giả phê phán nhưng không nói thẳng vào những điều đó bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh, hoặc lấy trong kinh điển nho gia, hoặc mang ý nghĩa tượng trưng, cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng ,tài hoa am hiểu nho học, khiến người nghe không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa đúng của chính mình.
- Tác giả chỉ ra tính chất của thời đại: trời còn thảo muội, buổi đầu đại định, và cũng thẳng thắn nhận những điều bất cập do mình đứng đầu.Hiện thực công việc thì nhiều nặng nề đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các bậc hiền tài.
*GV hỏi : Qua đoạn 3 hãy nhận xét về chủ trương,chính sách cầu hiền của nhà vua ?
Vua Quang Trung đã thể hiện là người khiêm tốn thực sự chân thành mong đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài.
Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung vừa rộng mở vừa đúng đắn.
* GV hỏi : hãy nhận xét cách kết thúc bài của tác giả , cĩ tác dụng gì đối với người nghe , người đọc?
HĐ3: Tổng kết bài học 
*GV gọi hs nhận xét tổng kết 
 Tác giả đã nắm vững đựơc tầm chiến lược cầu hiền của vua Quang Trung và biểu hiện một cách xuất sắc tư tưởng đó trong một bài chiếu ngắn gọn, không chỉ có ý nghĩa trong thời đại ông mà càn có ý nghĩa trong mọi thời đại.
* GV gọi hs đọc phần ghi nhớ 
-HS đọc phần tiểu dẫn ghi nhớ một số ý chính 	
Ngô Thì Nhậm là một trong những viên tướng giỏi của chúa Trịnh. Khi nhà Lê Trịnh supï đổ ông theo phong trào Tây Sơn, đóng góp nhiều công cho triều đại Tây Sơn.
- HS đọc văn bản và phát biểu : Sáng tác năm 1788-1789. Bố cục :3 phần 
 + Từng nghe người hiền vậy vai trị và sứ mệnh của người hiền đv đất nước 
 +Trước đây trẫm hay sao? Suy nghĩ của nhà vua về tình hình đất nước 
 + Phần còn lại những yêu cầu và bp cầu hiền
-HS nhận xét : người tài được xem như tinh tú trên trời rất cần cho đất nước Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng.Hiền tài là những người đầy tài năng và tự trọng nên không thể ra lệnh mà phải thể hiện tấm lòng thành đó là cầu, thỉnh 
- HS dựa trên văn bản thảo luận nhóm trả lời 
-HS: Phần lớn cá sĩ phu Bắc Hà không đem tài năng của mình mà cống hiến cho đất nước khác nào “kẻ chể đuối trên cạn mà không tự biết”
Nắm được tâm lí này Ngô Thì Nhậm dùng nhiều điển tích trích từ tứ thư, ngũ kinh giúp các sĩ phu Bắc Hà dễ hiểu lôi cuốn họ.
 Tác giả nêu lên đường lối cầu hiền của vua Quang Trung hết sức thành tâm, khiêm nhường nhưng rất quyết tâm trong việc cầu hiền.
Tác giả dùng hình ảnh “ một cây gỗ không chống toà nhà to” và chỉ ra “mưu lược của một kẻ sĩ không dựng được thái bình”. Từ đó tác giả nêu lên đường lối cầu hiền tài của vua Quang Trung.
Tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan lớn quan nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dùng thư bày tỏ công việc.
-Cách tiến cử mở rộng (3 cách):
+ Dâng thư bày tỏ công việc.
+ Các quan tiến cử.
+ Dâng thư tự cử.
 Đề cao vai trò của người hiền tài, kêu gọi sự tự nguyện tiến cử, hứa hẹn ban thưởng bằng thái độ khiêm nhường khéo léo phù hợp với mục đích và đối tượng => Biện pháp cầu hiền của vau Quang Trung vừa cụ thể vừa dễ thực hiện.
-HS nêu ý 
Đó là lời khích lệ mở ra tương lai tốt đẹp cho đất nước . Xóa hết phân vân làm phấn chấn lòng người 
- HS nhận xét 
- HS đọc phần ghi nhớ
I. TIỂU DẪN
 1.Tác giả
-Ngô Thì Nhậm(1746-1803) hiệu là Hi Doãn người làng Tả Thanh Oai (Nay thuộc Hà Nội ) 
-Năm 1775 đỗ tiến sĩ ,là một trong những viên tướng giỏi của chúa Trịnh. 
-Năm 1788 khi nhà Lê- Trịnh sụp đổ ông đã theo phong trào Tây Sơn. 
-Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.
2 .Văn bản 
* Hồn cảnh sáng tác : Sáng tác vào khoảng năm 1788-1789 sau khi Lê-Trịnh sụp đổ.
* Thể loại :Chiếu là văn bản do vua chúa ban ra để thực hiện một mệnh lệnh , một yêu cầu trọng đại của đất nước .Bài “Chiếu cầu hiền”do NTN viết theo lệnh của Quang Trung 
*Bố cục :3 phần 
 + Từng nghe người hiền vậy 
 + Từ trước đây trẫm hay sao? 
 + Phần còn lại.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
 - “Người hiền...trời cao”hình ảnh so sánh => vai trị to lớn của hiền tài .
“Sao sáng thiên tử”lời văn khẳng định ý nói hiền tài phải phò tá cho thiên tử , hiền tài phải do thiên tử sử dụng.
=> Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử khắng khít 
2. Thái độ chân thành khi cầu hiền của vua Quang Trung 
a. Tâm lí của các sĩ phu , quan lại Bắc Hà :chưa hợp tác 
 - Ở ẩn ngoài khe, trốn tránh việc đời 
- Làm quan kiên dè không dámlên tiếng làmcầm chừng 
-Cách nói ẩn dụ “Ra biển vào sông , chết đuối trên cạn ”lời lẽ thánh hiền từ kinh điển nho gia nhằm tăng sức thuyết phục của lời cầu .
b. tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung
-Thái độ”ghé chiếu lắng nghe” thái độ khiêm tốn và thành tâm.
-Tự hỏi:hay trẫm ít đức
 hay đương thời đỗ nát
=>Hiểu được sự ngờ vực của sĩ phu Bắc Hà không đúng với hiện thực
-Nêu ra những khó khăn của triều đại mới
 + kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết
 +Công việc ngoài biên đương phải lo toan
 + Dân còn nhọc mệt chưa lại sức
 +Đức hóa của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi
liệt kê những công việc nặng nhọc đòi hỏi phải có hiền tài giúp sức.
-Hình ảnh cụ thể một cái cột không đỡ nổi ngôi nhà lớn
 mưu lược một trị bình
ẩn dụ kêu gọi tinh thần đoàn kết đồng lòng
-Câu hỏi:”Huống nay trên dãy đấthay sao?”
từ ngữ chỉ không gian vũ trụ(văn hiến ,chính quyền) thức tỉnh ý thức ,trách nhiệm và tinh thần yêu nước của sĩ phu Bắc Hà.
=>lời lẽ ngắn gọn,lập luận chặt chẽ thể hiện được cái tâm và cái tình của vua Quang Trung.
c.con đường cầu hiền
-Tự mìmh dâng sứ bày tỏ việc nước
-Người tài năng học thuật mưu hay hơn người 
-Do các quan tiến cử 
-Người có nghề hay nghiệp giỏi
-Dâng sớ tự tiến cử
-Người tài năng bị che kín,chưa được người đời biết đến.
-Ai cũng có quyền đóng góp,ý kiến xây dựng đất tư tưởng dân chủ tiến bộ.
=> Cuối cùng kêu gọi những người tài đức hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
3.Lời bố cáo 
 -Thời cơ đã đến : Trời trong sáng , đất thanh bình, hội gió mây cơ hội thuận lợi cho hiền tài thể hiện tài năng .
- Lời hiệu triệu mạnh mẽ khơi dậy niềm tin và làm nức lòng hiền tài bốn bể
III. TỔNG KẾT 
Bài “Chiếu cầu hiền” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài trong công cuộc tái thiết đất nước.
-Bài chiếu cũng thể hiện rõ tài năng của người chấp bút : lập luận chặt chẽ ,giàu sức thuyết phục , văn phong giàu chất trí tụệ , thể hiện được tâm tình của người phát ngôn qua đó thể hiện cảm xúc yêu nước của chính tác giả .
* GHI NHỚ
4.Củng cố 
- Có thể cho hs thảo luận vì sao vua Quang Trung lại cầu hiền như vậy? ông nghĩ gì về đất nước về nhân dân trong bài chiếu này? những hứa hẹn của ông thể hiện tầm tư tưởng của một vì vua như thế nào?Tại sao ông không nhắc đến thái độ chống đối của một số sĩ phu Bắc Hà đối với Tây Sơn?
- Nhấn mạnh hoàn cảnh nước ta khi bài chiếu ra đời.
- Thái độ chân thành chiêu hiền đãi sĩ.
- Nghệ thuật của bài chiếu (Thái độ khiêm tốn chân thành; thuyết phục khéo léo của người viết; sử dụng điển cố...)
5. Dặn dị:
 Xem và soạn bài “Xin lập khoa luật”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI23.doc