Giáo án Ngữ văn 11 tiết 1, 2: Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh ký sự”) Lê Hữu Trác

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 1, 2: Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh ký sự”) Lê Hữu Trác

Tuần 1/HK I

Tiết PPCT: 01-02

Đọc văn GV: Lê Thị Hải Yến

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích “Thượng kinh ký sự”)

 Lê Hữu Trác

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh.

1. Kiến thức:

+ Thấy được cảnh sống xa hoa, uy quyền, thế lực của Chúa Trịnh.

+ Hiểu được thái độ coi thường danh lợi của tác giả ( Lê Hữu Trác).

2. Kỹ Năng: Đọc, tóm tắt, VB ký sự ; phân tích luận điểm trong văn xuôi.

3. Tinh thần, thái độ: Hiểu, khâm phục, học tập nhân cách thanh cao của tác giả Danh y Lê Hữu Trác.

B. TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1. Trong tâm: Giá trị hiện thực của VB và giá trị nhân cách thanh cao của tác giả.

2. Phương pháp: Phát vấn, diễn giảng, phân tích, thảo luận nhóm.

3. Tích hợp: Đọc văn, Làm văn, Lịch sử VN trung đại cuối thế kỷ XVIII.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 1, 2: Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh ký sự”) Lê Hữu Trác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1/HK I 
Tiết PPCT: 01-02
Đọc văn
 GV: Lê Thị Hải Yến
 Ngày soạn: 23/10/2008
 Ngày dạy:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh ký sự”)
	 Lê Hữu Trác
MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh.
Kiến thức: 
+ Thấy được cảnh sống xa hoa, uy quyền, thế lực của Chúa Trịnh.
+ Hiểu được thái độ coi thường danh lợi của tác giả ( Lê Hữu Trác).
Kỹ Năng: Đọc, tóm tắt, VB ký sự ; phân tích luận điểm trong văn xuôi.
Tinh thần, thái độ: Hiểu, khâm phục, học tập nhân cách thanh cao của tác giả Danh y Lê Hữu Trác.
TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Trong tâm: Giá trị hiện thực của VB và giá trị nhân cách thanh cao của tác giả.
Phương pháp: Phát vấn, diễn giảng, phân tích, thảo luận nhóm.
Tích hợp: Đọc văn, Làm văn, Lịch sử VN trung đại cuối thế kỷ XVIII.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK, SGV, STK, câu hỏi thảo luận.
Học sinh: Đọc bài ở nhà, soạn các câu hỏi của theo yêu cầu của GV ở tiết trước.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh. Đồng phục.
Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới:
a/ Vào bài:
GV:? Em đã biết gì về cuộc sống của Vua Lê chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam thời trung đại?
HS: Thảo luận tại chổ, phát biểu cá nhân, bổ sung.
GV: Nhận xét, dẫn vào bài học.
b/ Hoạt động của thầy và trò:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tiết 1:
HS: Đọc nhanh phần tiểu dẫn, SGK trang 3.
GV: Qua phần tiểu dẫn em rút ra được những điểm quan trọng nào về tác giả, tác phẩm (trả lời ngắn gọn).
HS: Trả lời từng câu, từng ý, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý nhấn mạnh những nét nổi bật.
GV: Diễn giảng về thể ký sự ( là thể loại văn xuôi, ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh. Thể loại này xuất hiện ở VN từ trước thế kỷ XVIII. 
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Hải Thượng Lãn Oâng – Lê Hữu Trác ( 1724 – 1791)
Hầu như suốt đời gắn bó ở quê ngoại Hương Sơn – Hà tĩnh.
- Là Lương y lỗi lạc dưới thời Lê – Trịnh, đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ.
- Là một người đức độ, tâm huyết với nghề Y 
2. Tác phẩm:
- Bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh”
- Tập ký sự “Thượng kinh ký sự” in ở phần cuối của bộ “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh”.
	 1
GV: Phân đoạn hướng dẫn HS đọc phần trọng tâm
HS: Đọc và theo dõi VB theo hướng dẫn của GV
GV: Em có ấn tượng với những chi tiết nào? Lý do?
HS: Tìm những chi tiết để trả lời GV
GV: Gợi ý, quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm và pt những chi tiết đó
HS: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
GV: Nhận xét, hướng dãn học sinh đọc lại VB 6-7 “ đi được vài bước . . . từ gọi thuốc lá,trà”
MỞ RỘNG:
GV: Cảnh vật được miêu tả từ rất xa đến gần, từ ngoài vào trong.
Mọi cảnh vật , cung cách – toát lên vẻ đẹp quyền quý đến mức hoàn mỹ. Chính những điều đó làm cho tác giả cảm thấy lạ lẫm, sợ sệt, piền hà – đó là thái độ rất thật của tác giả.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Đọc, chú thích
2.Vị trí đoạn trích
3. Đọc chi tiết
a/ Bức tranh cuộc sống trong phủ chúa Trịnh
+ Đồ vật:
- Được làm từ những chất liệu quý giá ( vàng, bạc, gấm, lụa)
- Cách thức bài trí: Xinh đẹp, tráng lệ.
+ Con người.
- Ngôn từ: Trau chuốt, hoa mỹ,
- Nghi thức: Tỉ mỉ, nghiêm ngặt, khuôn phép
-> Bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống vương giả, đầy uy quyền, xa hoa nhưng gò bó cứng nhắc cuộc sống nơi phủ chúa.
=> Đó chỉ là một thứ nước sơn hào nhoáng, giả tạo bên ngoài nhằm che phủ cho một triều đại mục rỗng đang trên đà sụp đổ.
Tiết II
GV: TÌm và phân tích những câu văn bày tỏ thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác trên đường vào phủ chúa. Đó là tâm trạng, thái độ như thế nào ?
HS: Liệt kê, phân tích ý nghĩa.
GV: Định hướng:
+ Phân tích nhanh bài thơ tức cảnh của Lê Hữu Trác.
GV: Qua lới đối thoại của Lê Hữu Trác với ông Lang đồng hương có thể thấy một phần thái độ của Lê Hữu Trác nhu thế nào ?
HS: Trả lời và phân tích thái độ của Cụ LHT trong câu nói đó.
GV: Định hướng câu hỏi đột ngột – câu trả lời như giải bày, nhũn nhặn -> thái độ không xu phụ, bạc đãi; Tự hào về cách sống và nơi sống của mình giữ kẻ, thận trọng -> phẩm cách cứng cỏi.
GV: Thái độ của cụ Lang y LHT diễn biến như thế nào khi khám bệnh, hầu mạch, kê đơn?
Em nghĩ như thế nào?
b/ Thái độ, tâm trạng của vị khách Lê hữu Trác.
- Trên đường vào nội cung xen bệnh thế tử.
+ Kinh ngạc trước cảnh giàu sang lộng lẫy.
+ Rụt rè, ngại ngần, thụ động trước cung cách sing hoạt uy nghiêm, quyền thế, gò bó.
=> Ngầm bày tỏ thái độ phê phán.
- Quá trình chẩn đoán, kê đơn chữa bệnh:
+ Nghiên cứu thấu đáo để hiểu căn nguyên chứng bệnh.
+ Ưu tư, đắn đo vì bị danh lợi ràng buộc.
 2
HS: Thảo luận nhóm, đại diện paht1 biểu.
GV: Định hướng – Chốt ý
Phút đắn đo, “xao lòng của Hải Thượng Lãn Oâng chính là biểu hiện cho thái độ bất bình trước lối sống xa hoa, quyền lực nơi phủ chúa. Ước muốn về núi được sống tự do và chữa bệnh cho muôn dân giúp ta hiểu thêm về sự đối nghịch giữa trongvà đục, ô trọc và thanh cao trong xã hội lúc này -> khiến ta thêm khâm phục hơn về nhân cách cao khiết của Oâng.
GV: Văn bản đã cung cấp cho các em nhận diện như thế nào về thể loại ký sự.
HS: Trao đổi tại chỗ, phát biểu ý kiến cá nhân.
GV: Nhận xét, diễn giảng, chốt ý.
HS: Đọc SGK ghi nhớ ( SGK/9 )
+ Cuối cùng đã suy nghĩ thấu đáo mọi lẽ, gạt bỏ ý muốn cá nhân, ý thức (nho giáo) trung với chúa, với nước, ho xứng với truyền thống của cha ông , trọng trách chân chính đã thắng. Quyết định chữa trị cho thế tử bằng phương pháp tốt nhất.
+ Trình bày cặn kẽ phương thuốc chữa bệnh của mình với quan chánh đường.
-> Thái độ thận trọng, giữ kẻ, không xu phụ học đòi thói quen nhà quyền quý.
=> Một vị lương y có tài – một bậc trung thần có nhân cách thanh cao.
c/ Nghệ thuật viết ký sự:
- Sự việc được chọn lọc, ghi chép lại một cách chân thực, chi tiết, sống động.
- Lối quan sát, miêu tả, tường thuật tinh tế, sắc sảo.
III.TỔNG KẾT.
Ghi nhớ (SGK/9)
4.Cũng cố:
Hãy phân tích những chi tiết đắt giá làm nổi rõ giá trị hiện thực của đoạn trích trên?
GV: Gợi ý; + Bức tranh chân thực
 + Con người và phẩm chất của tác giả
5. dăn dò:
- Phân tích kỹ hai luận điểm (a,b)
- Đọc và tóm tắt nội dung.
	 3

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG SO 1.doc