Giáo án Ngữ văn 11 - Ôn tập nghị luận về tư tưởng đạo lý THPT

Giáo án Ngữ văn 11 - Ôn tập nghị luận về tư tưởng đạo lý THPT

Đề 1. Từ cách nhìn của thế hệ thanh niên mới hiện nay, anh (chị) quan niệm thế nào là một người trẻ tuổi thành đạt?

Bên cạnh những điều cần khẳng định vềngười trẻ tuổi thành đạt, cần thấy người trẻ tuổi cũng có một số hạn chế: họ có sức trẻ và giàu khát vọng nhưng lại thiếu sự chín chấn và độ đằm của sự trải nghiệm nên có khi sự thành đạt đến sớm nhưng không bền; người trẻ tuổi cũng cần phân biệt đâu là hành động quyết đoán đúng thời cơ để dẫn đến thành công và đầu chỉ là những hành động nông nổi và liều lĩnh.

- Giải thích:

+ Nêu rõ cách hiểu về khái niệm "thành đạt": tạo dựng được cho cá nhân một vị trí, một sự nghiệp riêng, được xã hội ghi nhận.

+ Người trẻ tuổi thành đạt: thông thường, người trẻ tuổi thường là những người đang trong quá trình học tập, làm việc và tích luỹ kinh nghiệm, sự thành đạt thường đến saumột thời gian phấn đấu. Người trẻ tuổi thành đạt là người sớm đạt được những thành công so với những người cùng trang lứa.

- Phân tích, chứng minh:

+ Khẳng định: xã hội hôm nay với sự phát triển nhanh chóng không ngừng đã tạo ra rất nhiều cơ hội để một người trẻ tuổi có thể chớp lấy, đi tắt đón đầu, tạo dựng được thành công.

+ Người trẻ tuổi có những ưu thế để sớm thành đạt: học vấn, sức trẻ, khát vọng, sự nhạy bén.

+ Trên thực tế ngày càng xuất hiện nhiều người trẻ tuổi thành đạt, đã và đang đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước. Họ là tấm gương về sự phấn đấu vươn lên cho chúng ta học tập.

+ Xã hội nên khuyến khích và tạo điều kiện để những người trẻ tuổi, với những phẩm chất đã có, sớm dấn thân và đạt được thành công.

- Bàn luận, đánh giá:

 

doc 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1543Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Ôn tập nghị luận về tư tưởng đạo lý THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OÂN TAÄP NGHÒ LUAÄN VEÀ TÖ TÖÔÛNG ÑAÏO LYÙ THPT
Đề 1. Từ cách nhìn của thế hệ thanh niên mới hiện nay, anh (chị) quan niệm thế nào là một người trẻ tuổi thành đạt?
Bên cạnh những điều cần khẳng định vềngười trẻ tuổi thành đạt, cần thấy người trẻ tuổi cũng có một số hạn chế: họ có sức trẻ và giàu khát vọng nhưng lại thiếu sự chín chấn và độ đằm của sự trải nghiệm nên có khi sự thành đạt đến sớm nhưng không bền; người trẻ tuổi cũng cần phân biệt đâu là hành động quyết đoán đúng thời cơ để dẫn đến thành công và đầu chỉ là những hành động nông nổi và liều lĩnh.
- Giải thích:
+ Nêu rõ cách hiểu về khái niệm "thành đạt": tạo dựng được cho cá nhân một vị trí, một sự nghiệp riêng, được xã hội ghi nhận.
+ Người trẻ tuổi thành đạt: thông thường, người trẻ tuổi thường là những người đang trong quá trình học tập, làm việc và tích luỹ kinh nghiệm, sự thành đạt thường đến saumột thời gian phấn đấu. Người trẻ tuổi thành đạt là người sớm đạt được những thành công so với những người cùng trang lứa.
- Phân tích, chứng minh:
+ Khẳng định: xã hội hôm nay với sự phát triển nhanh chóng không ngừng đã tạo ra rất nhiều cơ hội để một người trẻ tuổi có thể chớp lấy, đi tắt đón đầu, tạo dựng được thành công.
+ Người trẻ tuổi có những ưu thế để sớm thành đạt: học vấn, sức trẻ, khát vọng, sự nhạy bén.
+ Trên thực tế ngày càng xuất hiện nhiều người trẻ tuổi thành đạt, đã và đang đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước. Họ là tấm gương về sự phấn đấu vươn lên cho chúng ta học tập.
+ Xã hội nên khuyến khích và tạo điều kiện để những người trẻ tuổi, với những phẩm chất đã có, sớm dấn thân và đạt được thành công.
- Bàn luận, đánh giá:
+ Bên cạnh những điều cần khẳng định về người trẻ tuổi thành đạt, cần thấy người trẻ tuổi cũng có một số hạn chế: họ có sức trẻ và giàu khát vọng nhưng lại thiếu sự chín chấn và độ đằm của sự trải nghiệm nên có khi sự thành đạt đến sớm nhưng không bền; người trẻ tuổi cũng cần phân biệt đâu là hành động quyết đoán đúng thời cơ để dẫn đến thành công và đầu chỉ là những hành động nông nổi và liều lĩnh.
+ Để sự thành đạt được bền vững, rất cần sự gắn kết của các thế hệ để người trẻ tuổi thành đạt có thêm được những điểm tựa chắc chắn trong cuộc sống.
- Liên hệ:
+ Bài học từ góc nhìn của thế hệ thanh niên mới hôm nay.
+ Tuổi trẻ có thể sớm thành đạt hoặc chưa thành đạt, nhưng cần sống cuộc sống tốt, có ý nghĩa.
Đề 2. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà giáo dục học Ma-ca-ren-cô: 'Kỉ luật là tự do'.
Hai khái niệm trên tưởng như đối lập nhau nhưng lại đồng nhất, bởi thực chất những nội quy, quy định là công cụ giúp con người sống và hành động theo quy luật vàcó ý nehĩa. Và khi mỗi người biết tuân thủ những quy định chung của xã hội và có kỉ luật thì người đó sẽ chủ động trong việc nhận ra những việc cán làm, những việc không nên làm và cách thức thực hiện những việc đó. Và khi đã có nhận thức đúng và hành động đúng, chủ động trong cuộc sống thì con người sẽ là người tự do.
- Giải thích:
+ Kỉ luật: sống và hành động tuân theo những quy định, nội quy, quy tắc chung của cộng đồng xã hội.
+ Tự do: làm những gì mình muốn, hành động theo những gì mình yêu thích.
+ Nội dung câu nói của Ma-ca-ren-cô: nếu mỗi người sống và hành động theo nội quy, quy định (có kỉ luật) thì họ sẽ là người tự do.
- Phân tích, chứng minh:
+ Hai khái niệm trên tưởng như đối lập nhau nhưng lại đồng nhất, bởi thực chất những nội quy, quy định là công cụ giúp con người sống và hành động theo quy luật vàcó ý nehĩa. Và khi mỗi người biết tuân thủ những quy định chung của xã hội và có kỉ luật thì người đó sẽ chủ động trong việc nhận ra những việc cán làm, những việc không nên làm và cách thức thực hiện những việc đó. Và khi đã có nhận thức đúng và hành động đúng, chủ động trong cuộc sống thì con người sẽ là người tự do.
+ Có thể chứng minh để làm sáng tỏ nội dung trên bằng những câu chuyện, những ví dụ sinh động trong cuộc sống.
- Bàn luận, liên hệ:
+ Câu nói của Ma-ca-ren-cô vừa là lời khẳng định, vừa là lời nhắc nhở mỗi chúng ta muốn trở thành một con người tự do thì hãy tự biết sống theo kỉ luật. Và không chỉ mỗi cá nhân, mà một xã hội, một đất nước tự do cũng là một xã hội, một đất nước biết tuân thú những quy tắc sống đúng đắn.
+ Liên hệ cá nhân để rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân.
Đề 3. Anh (chị) hãy giải thích và bình luận câu nói của Tuân Tử (313 – 235 trước Công nguyên): Người chê ta mà chê phải là thầy ta. Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
DÀN BÀI
1, Giải thích:
- Chê phải là thầy: Người chê ta mà chê một cách đúng đắn để giúp ta nhận ra sai trái của bản thân thì người ấy xứng đáng là thấy của ta.
- Khen phải: là người khích lệ ta khi ta làm được những việc tốt, thì người đó xứng đáng là bạn ta.
- Kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù: những lời vuốt ve, nịnh bợ, khiến cho ta ngộ nhận, làm mờ mắt ta khiến ta không nhận ra được sai trai thì kẻ đó gọi là kẻ thù.
=> Ý nghĩa: Câu nói của Tuân Tử là 1 lời khuyên trí lí đối với mỗi con người. Vậy mỗi người cần phải sáng suốt trước những lời khen chê của người nhác.
2, Bàn luận, chứng minh:
- Người chê ta, chê phải...: nếu những gì họ chê là đúng, giúp ta nhìn nhận sự thật để hoàn thiện bản thân thì người đó xứng đáng làm thầy. Bởi những người dám chê ta là những người có lập trương, bản lĩnh, có tầm hiểu rộng, sống thẳng thắn chân thành và đặc biệt là họ muốn người khác cùng tiến bộ.
+ Dẫn chứng: ? (lấy dẫn chứng từ thực tế_
Người khen ta mà khen phải là bạn của ta: bởi họ thấy được những mặt tót đẹp, tích cực trong việc làm của ta, do đó sẽ khích lệ, động viên ta khiến ta tự tin hơn vào bản thân mình để cố gắng hơn nữa, những người đó x]ngs đáng là bạn của ta.
+ Dẫn chứng: ?
Nghững kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta: những lời nịnh bợ như mật ngọt rót vào tai khiến ta lạc lối, mất phương hướng. Với những lời khen bậy, khen bừa thốt ra một cách không suy xét chỉ khiến ta tự mãn hơn hơn đời mà nhìn nhận sai lệch => đưa ta đến những thất bại nặng nề. Những kẻ như vậy không hề muốn tốt cho ta, mà trái lại họ muốn che mắt ta để thực hiện những mưu đồ đen tối. Những kẻ đó là những kẻ tầm thường, giả dối cần tránh xa...
+ Dẫn chứng:?
3, Bàn luận.
- Khẳng định: câu nói trên của Tuân Tử hoàn toàn đúng đắn...
- Câu nói đó là lời khuyên, là bài học đạo lí cho mỗi con người...
BÀI LÀM
Cổ nhân có câu: Trung ngôn nghịch nhị tức là lời nói ngay thẳng thì khó lọt tai. Thói thường ở đời, người ta thích khen hơn là thích chê. Bàn về vấn đề này, Tuân Tử, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc sống vào khoảng từ năm 313 đến năm 235 trước Công nguyên đã nói: Người chê ta mà chê phải là thầy ta. Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Nhận xét trên chính xác và có ý nghĩa khái quát rất lớn. Chúng ta thử giải thích và bình luận từng vế một.
 	Vế thứ nhất: Người chê ta mà chê phải là thầy ta.
 	Chê ở đây có nghĩa là chỉ ra cái dở, cái chưa đúng trong suy nghĩ, lời nói và hành động của ta. Tại sao ta lại khó chấp nhận những lời chê bai, chỉ trích? Ấy là vì tính tự ái, tính sĩ diện ai cũng có. Những người thiếu sáng suốt thường chủ quan, tự mãn, cái gì cũng cho là mình giỏi, mình hay, nên coi nhẹ sự góp ý của người khác, dù là đúng. Tuân Tử đề cao vai trò của người dám mạnh dạn đưa ra những lời chê đúng đắn mà không sợ người nghe mất lòng, bởi mục đích của họ là xây dựng chứ không phải là phủ nhận. Lời góp ý của họ thể hiện trình độ nhận thức, phân tích, đánh giá vấn đề mang tính chất khách quan, không vụ lợi. Nếu người nghe biết phân biệt đúng sai và làm theo thì công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp hơn. Như vậy, người chê ta mà chê phải hẳn là có thiện ý, thiện cảm với ta nên xứng đáng là thầy ta.
Vế thứ hai: Người khen ta mà khen phải là bạn ta.
 	Khen và chê là hai mặt tất yếu của dư luận. Thói thường: khen bao nhiêu cũng không đủ; chê một chút cũng là thừa. Nhưng khen cũng có nhiều loại: khen đúng và khen sai. Khen đúng Tuân Tử gọi là khen phải. Còn khen sai là không có gì đáng khen cũng cố khen, cốt để lấy lòng. Kiểu này thường thấy ở những kẻ vô liêm sỉ, mưu cầu vinh thân phì gia bằng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn hèn hạ nhất là vuốt ve, nịnh bợ, xu phụ cấp trên.
Khen phải, khen đúng có tác dụng động viên, cổ vũ rất tích cực. Người được khen tăng thêm niềm tin vào bản thân, từ đó có hướng phấn đấu mạnh mẽ hơn. Khen sai, khen bậy gây ra ảo tưởng, lầm lẫn tai hại cho người được khen, thậm chí còn xúc phạm đến lòng tự trọng của họ.
Để có được những lời khen phải, người khen cần có một trình độ nhất định biết phân biệt đúng sai, nên hay không nên. Như vậy thì lời khen của mình mới thực sự có giá trị và người được khen cũng vui lòng vì được tiếp thêm sức mạnh từ một người bạn chân thành.
Trong sử sách nước ta có nhiều tấm gương trung thực như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn một lòng vì dân vì nước, dám khen điều phải, chê điều trái của các quan đại thần trong triều và kể cả vua chúa mà không sợ nguy hiểm đến sự nghiệp và tính mạng. Những người như thế xứng đáng là bậc chính nhân quân tử, rất đáng tin cậy.
Vế thứ ba: Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Bình luận câu nói của Tuân Tử Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy
Câu nhận xét này chứng tỏ Tuân Tử là người từng trải, hiểu thấu sự đời. Thời nào cũng vậy, bên cạnh những gương sáng của trung thần nghĩa sĩ còn có những gương xấu bị bêu danh muôn thuở. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ người khác thường là mất nhân cách, không còn biết đến hai chữ liêm sỉ. Bản chất của lũ người này là thượng đội, hạ đạp (nịnh trên, nạt dưới) để đạt danh, đạt lợi, thỏa mãn mục đích cá nhân ích kỉ. Chúng thường nhè vào chỗ yếu của người có chức, có quyền là thói thích được khen, được nịnh để khen bừa, nịnh ẩu, bất chấp hậu quả ra sao. Rốt cuộc, kẻ được vuốt ve, nịnh bợ như bị rơi vào ma trận, chẳng biết lối ra, không phân biệt nổi thật, hư, đúng, sai. Đã sai lại càng sai, có khi lâm vào đường cùng, vào vực thẳm không lối thoát. Như thế thì: Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Câu nói của Tuân Tử cách đây đã hàng ngàn năm nhưng ý nghĩa giáo dục cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đáng để cho hậu thế chúng ta suy ngẫm và học tập. Điều cốt yếu mà Tuân Tử muốn truyền đạt là làm người thì phải có tính tự chủ cao, có lập trường vững vàng và trí tuệ sáng suốt để xác định được hướng đi và mục đích đúng đắn cho cuộc đời mình.
ĐỀ 4. Người ta không biết trọng cái thực lực mà muốn trông cậy vào cái vận may thì chí khí cũng đã kém rồi, huống chi cái vận may không mấy khi được gặp
Người có chí khí là người biết trọng thực lực, biết dùng thực lực của mình để thực hiện những điều mình mong muốn, biết dựa vào thực lực để đối mặt, giải quyết và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Còn nếu chỉ trông đợi vào vận may thì hoặc là kẻ nhu nhược yếm thế, hoặc là kẻ kém cỏi bất tài.
- Giải thích:
+ "Thực lực": khả năng, sức mạnh thực chất của bản thân.
+ "Vận may": điều ...  tích, bàn luận:
+ Cần phải nuôi dưỡng tâm hồn vì:
Tâm hồn (hay tinh thần) là một phần quan trọng khiến con người được là người với nghĩa đầy đủ nhất (chứ không phải là con vật, cũng không phải là một cỗ máy).
Nuôi dưỡng tâm hồn để con người được sống theo nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống (hướng thụ vật chất phải song hành hưởng thụ tinh thần).
Nếu không nuôi dưỡng tâm hồn, chỉ quan tâm đến đời sống vật chất và những ham muốn tiền tài, địa vị thì tâm hồn con người sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, con người sẽ dễ rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ.
+ Để có đời sống tâm hồn phong phú thì con người phải có đời sống vật chất tương đối đầy đủ. Con người không thể có đời sống tâm hồn phong phú, giàu có nếu đời sống vật chất quá chật vật, nghèo nàn. Ngoài ra, con người cần có ý thức nâng cao giá trị đời sống tinh thần của mình.
- Liên hệ thực tế và rút ra bài học:
+ Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người.
+ Phê phán một số biểu hiện của một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có cái nhìn thực dụng khi đánh giá con người, hoặc quá đề cao vật chất mà hạ thấp đời sống tinh thần, đổ "tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống" (Noóc-ma Ku-sin) hoặc quá đề cao đời sống tinh thần, lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần mới đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến đời sống vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn (thực chất, đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng).
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng, thế giới tâm hồn của mình, nhất là trong cuộc sốnghiện nay.
+ Lao động hết mình để thoả mãn đầy đủ nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình.
3. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề; nêu cảm nghĩ/lời nhắn gửi của bản thân.
ĐỀ 8. Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất là thông qua hành động và bằng hành động. Trọng tâm cần bàn luận là vai trò của hành động trong việc thể hiện và khẳng định những phẩm chất của con ngưòi. Có thể tham khảo gợi ý sau:
- Giải thích ngắn gọn các khái niêm và khái quát nội dung cần bàn luận:
+ "Đức hạnh" là khái niệm biểu đạt "đạo đức và tính nết tốt (thường chỉ dùng để nói về phụ nữ)". (Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2002, tr. 355). Trono câu nói của M. Xi-xê-rông, khái niệm này được dùng để chỉ "đạo đức và tính nết tốt" của con người nói chung.
+ "Hành động" là "làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích". (Theo Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 422)
+ Khi nói "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động", nhà triết học cổ đại muốn khẳng định rằng, cái làm nên giá trị của một con người là những việc làm có ý thức cụ thể. Chún? có thể xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau và gắn với những quy mô lớn, nhỏ...
- Phân tích, chứng minh:
+ Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất là thông qua hành động và bằng hành động.
+ Và hành độna cũng là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp của một con người.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Câu nói của M. Xi-xê-rông thể hiện một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo bản chất tốt đẹp của con người là hành động. Bởi vì, suy nghĩ, nhận thức đúng đắn là biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng, khó nhận biết. Lời nói tuy cũng biểu hiện trực tiếp bản chất ấy nhưng không có độ tin cậy cao: "Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm". Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả về giá trị, bản chất con người: "Câu trả lời ngắn nhất là hành động" (Héc-béc, Anh).
+ Trên thực tế, "đức hạnh" trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân mỗi con người cần trau dồi là gì? Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, "đức hạnh" cần trau dồi trong quá trình tu dưỡng, học tập là "Rèn đức - luyện tài vì ngày mai lập nghiệp". Cụ thể là: Xác định được lí tưởng, mục đích sống cao đẹp, góp phần tích cực để xây dựng đất nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Tự giác, thường xuyên rèn luyện thể chất, chăm lo sức khoẻ bản thân. Xây dựng cho mình một lối sống đẹp: nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với tương lai tốt đẹp của chính mình, của đất nước. Có ý chí, quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được phương pháp học khoa học trong học tập để tích luỹ, làm giàu tri thức; biết vận dụng hiệu quả những tri thức, hiểu biết ấy vào cuộc sống...
- Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, mỗi người cần hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi? Ví dụ:
+ Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân những công việc trong gia đình.
+ Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác, học tập.
+ Không chỉ tránh xa mà còn phải tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ tuổi trẻ: nghiện hút, trộm cắp, đua xe... và những thói quen xấu giới trẻ thường mắc phải: sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lãng phí thời gian, cẩu thả, vô tâm, ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm; lối ứng xử thiếu văn hoá nơi công cộng...
- Liên hệ bản thân:
+ Đây là nội dung người viết cần thể hiện chân thành nhất những suy nghĩ của bản thân, thể hiện khả năng tự đánh giá về chính mình (Có thể xoáy vào những nội dung cơ bản như: đã xác định cho mình lí tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa? Có kiên trì theo đuổi lí tưởng, mục đích đó không? Trong lối sống của mình có gì cần phát huy, có gì cần khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát thói quen xấu nào?...).
+ Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, chúng ta thấy xuất hiện những khó khăn, trở ngại như: lối tư duy còn máy móc, giáo điều; thiếu quyết tâm; thiếu bản lĩnh, thiếu tự chủ hoặc bị chi phối bởi dư luận; tâm lí mặc cảm, tự ti...
Bài làm tham khảo 1
Danh ngôn có câu: 
"Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt".
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".Vậy "đức hạnh" là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh? 
Trước hết cần phải hiểu " đức hạnh" là những đức tính tốt đẹp của con người. "Phẩm chất" có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với "hành động", là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình. 
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ "Quỹ vì người nghèo". 
Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp. 
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội. 
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.
Bài làm tham khảo 2
Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,"mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". 
Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội. 
Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi". 
Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.
Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".
---HEÁT---

Tài liệu đính kèm:

  • docMot_so_de_bai_on_nghi_luan_ve_tu_tuong_dao_ly_THPT_dan_bai_chi_tiet.doc