Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Trả bài viết số 5 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Trả bài viết số 5 năm 2011

A. Mục tiêu bài học:

Giúp hs:- Nhận thức được các ưu, nhược điểm về kĩ năng làm văn thuyết minh.

 - Sửa các lỗi chính tả, câu và diễn đạt.

B. sự chuẩn bị của cô và trò:

- Hs xem lại đề bài, các kiến thức liên quan đến bài viết.

- Gv chấm bài, soạn thiết kế dạy- học.

C. Cách thức tiến hành:

Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức phát vấn-đàm thoại, nhận xét, biểu dương bài làm tốt, sửa chữa các bài còn nhiều lỗi.

D. Tiến trình dạy-học:

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. tiến trình trả bài:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Trả bài viết số 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/2/2011 Ngày dạy: 21/2/2011
Tiết: 73: Làm văn:
Trả bài viết số 5
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:- Nhận thức được các ưu, nhược điểm về kĩ năng làm văn thuyết minh.
 - Sửa các lỗi chính tả, câu và diễn đạt.
B. sự chuẩn bị của cô và trò:
- Hs xem lại đề bài, các kiến thức liên quan đến bài viết.
- Gv chấm bài, soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức phát vấn-đàm thoại, nhận xét, biểu dương bài làm tốt, sửa chữa các bài còn nhiều lỗi.
D. Tiến trình dạy-học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. tiến trình trả bài:
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
Gv yêu cầu hs nhắc lại đề bài, chép lại lên bảng:
Đề bài: Hãy thuyết minh về quê hương em 
- Xác định kiểu bài, nội dung chính cần nêu, phạm vi kiến thức cần sử dụng?
- ở phần mở bài, chúng ta cần nêu những ý nào?
- Các ý chính cần nêu ở phần thân bài? 
- Các ý chính cần nêu ở phần kết bài?
Gv công bố thang điểm, nhận xét cụ thể kết quả bài làm của hs.
I. Tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: Thuyết minh
2. Nội dung:
Giới thiệu về mảnh đất quê hương
3. Phạm vi kiến thức:
- Kiến thức văn học về văn thuyết minh.
- Các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí có liên quan.
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài:
 Giới thiệu sơ lược về quê hương em với một số thông tin:
Quê em ở đâu? (địa phuơng là xã, phường, thị trấn, huyện hay tỉnh thành nào?)
Em định thuyết minh về điều gì của quê hương ?
2. Thân bài:
- Giới thiệu về hình dạng, vị trí, diện tích, địa hình, khí hậu của quê hương em.
- Có thể chọn một trong các nội dung cụ thể sau để thuyết minh: Danh lam thắng cảnh? Di tích lịch sử ? Lễ hội ? Món ăn ? (Khuyến khích những bài viết có gắn với truyền thuyết hoặc câu chuyện liên quan đến nội dung thuyết minh)
- Có thể giới thiệu thêm về con người quê hương em, so sánh về sự thay đổi quê hương xưa và nay.
3. Kết bài:
- Trở lại đề tài thuyết minh.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ và tình yêu đối với quê hương.
III. Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của hs:
1. Ưu điểm:
- Đa số hs hiểu yêu cầu của đề.
- Một số bài viết khá.
2. Nhược điểm:
- Một số học sinh còn chưa nắm được kiểu bài thuyết minh,còn nặng về tự sự, miêu tả, phát biểu cảm nghĩ.
- Bố cục của bài viết chưa hợp lí: đầu voi đuôi chuột.
- Một số bài còn sai chính tả, câu và diễn đạt, chữ viết xấu.
3. Đọc và biểu dương bài làm tốt.
4. Trả bài.
5. Giao bài làm văn số 6 ( Ở nhà)
Đề bài: Anh (chị) hãy thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi.
 Đáp án: bài viết văn số 6 ( Ở nhà)
1. Mở bài:
 Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi với một số thông tin:
+ Năm sinh, năm mất: 1380-1442.
+ Tên hiệu: ức Trai.
+ Quê quán: làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương) sau dời đến Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây).
+ Gia đình: cha, mẹ...
+ Nêu đánh giá khái quát về Nguyễn Trãi: người anh hùng văn võ song toàn, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu vài nét về cuộc đời Nguyễn Trãi: 
 Hs có thể chọn 1 trong 2 cách: 
Giới thiệu theo trật tự thời gian cuộc đời Nguyễn Trãi.
Giới thiệu qua hai khía cạnh:
 + Anh hùng: Nguyễn Trãi từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò của một quân sư tài ba, “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”, giúp Lê Lợi làm nên chiến thắng vẻ vang.
 + Bi kịch:- Sớm phải chịu những nỗi đau: mất mẹ khi 5 tuổi, ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi 10 tuổi.
 - Bi kịch nước mất nhà tan...
 - Suốt đời tận trung với nước nhưng bị gian thần gièm pha, vua nghi kị, phải chịu án tru di tam tộc thảm khốc.
b. Giới thiệu về sự nghiệp thơ văn:
- Kể tên các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm tiêu biểu cảu Nguyễn Trãi: ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
- Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất:
 Giải thích khái niệm: nhà văn chính luận kiệt xuất.
 Kể tên 2 tác phẩm chính luận kiệt xuất của Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập.
 Tư tưởng chủ đạo: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
 Nghệ thuật viết văn chính luận:
- Xác định bút pháp lập luận phù hợp với đối tượng, mục đích lập luận.
 - Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
+ Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc:
 Giải thích tại sao nói Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc: thơ Nguyễn Trãi biểu hiện rõ 2 tư cách cao cả của con người ông- người anh hùng và con người trần thế.
c. Đánh giá về vị trí, tầm vóc của Nguyễn Trãi:
 Là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ mở đầu cho văn học tiếng Việt, là tác giả văn học lớn của nước nhà.
3. Kết bài:
- Trở lại đề tài thuyết minh.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời, thơ văn, tài năng và nhân cách của Nguyễn Trãi.
Biểu điểm
+ Điểm 9,10: Nêu đầy đủ các ý trên. Bài viết hay, có cảm xúc. Trình bày hợp lí, sáng sủa; chữ viết đẹp, sạch. Không mắc các lỗi chính tả, lỗi câu hoặc diễn đạt.
+ Điểm 7,8: Nêu được các ý. Viết tương đối sâu sắc, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
+ Điểm 5,6: Nêu được ý cơ bản. Bố cục khá rõ ràng. Biết bày tỏ cảm xúc. Biết kết nối giữa các ý tương đối mạch lạc. Diễn đạt còn hạn chế.
+ Điểm 3,4: Nêu được một số ý. Bài viết còn sơ sài. Diễn đạt chưa tốt. Còn mắc một số lỗi câu, chính tả.
+ Điểm 0, 2: Diễn đạt lủng củng, các ý sơ sài. Bài viết không đáp ứng được yêu cầu của đề bài.
E. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu hs:- Về nhà xem lại bài.
 - Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành.

Tài liệu đính kèm:

  • doc73Trả bài viết văn số 5.doc