Giáo án Ngữ văn 11 năm 2012 - Tiết 15: Đọc văn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) Cao Bá Quát

Giáo án Ngữ văn 11 năm 2012 - Tiết 15: Đọc văn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) Cao Bá Quát

A. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời;

- Hiểu được đặc điểm thơ cổ thể và các hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.

- Có kĩ năng đọc-hiểu VB theo đặc trưng thể loại.

B.CHUẨN BỊ:

 SGK, SGV

 Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11.

C. PHƯƠNG PHÁP : Đọc, Giảng bình, Vấn đáp, Trao đổi nhóm.

D. LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức :

 

doc 3 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 năm 2012 - Tiết 15: Đọc văn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (sa hành đoản ca) Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 . 8 . 2012
Ngày kí : 4 . 9 . 2012
 Tiết 15- Đọc văn : Bài ca ngắn đi trên bãi cát
 ( Sa hành đoản ca ) Cao Bá Quát.
A. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời ;
- Hiểu được đặc điểm thơ cổ thể và các hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
- Có kĩ năng đọc-hiểu VB theo đặc trưng thể loại.
B.chuẩn bị:
 SGK, SGV
 Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11..
C. Phương pháp : Đọc, Giảng bình, Vấn đáp, Trao đổi nhóm.
D. Lên lớp:
1. ổn định tổ chức :
Lớp
Tiết
Thứ
Ngày
Sĩ số
Vắng
11 D
11 H
11 A
2. Kiểm tra bài cũ :
 Đọc thuộc lòng VB Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, giải thích từ “ngất ngưởng” trong bài. Vì sao NCT lại cho mình là “ngất ngưởng”?
3. Bài mới.
HS đọc phần Tiểu dẫn SGK.
Nêu những nét chính về con người, thơ văn CBQ ?
Đọc và hướng dẫn HS đọc bài thơ. Cho biết bài thơ ra đời trong h/c nào ?
Thể hành có đặc điểm gì ?
Hình ảnh bãi cát được nhắc đến như thế nào?
Người đi trên đường cátở vào tình cảnh ntn? Trước tình cảnh đó có tâm trạng gì?
ý nghĩa biểu tượng của h/a con đường cát?
Vì sao CBQ trách mình ? Qua đó em thấy CBQ là người ntn ?
Danh lợi là gì ? Nó có sức cám dỗ như thế nào đ/v người đời ?
Tư tưởng của CBQ qua 6 câu thơ này ?
Câu hỏi Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây có ý nghĩa gì ?
Đường cùng của người đi được mtả ntn ?
ý nghĩa của câu hỏi cuối bài thơ ?
Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?
I, Tiểu dẫn.
1. Tác giả : ( 1809 – 1855 )
- CBQ người làng Phú Thị, Gia Lâm, Bắc Ninh (nay là Long Biên, Hà Nội), là người nổi tiếng văn hay, chữ tốt, có uy tín trong giới trí thức đương thời, được tôn là Thánh Quát.
- Có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, hoài bão lớn. Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ pk nhà Nguyễn.
- ND thơ văn :
+ Phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ.
+ Chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính tự phát, p.á nhu cầu đổi mới của XH VN giai đoạn giữa TK XIX.
2. Văn bản
- H/c s.tác: Trong những lần CBQ vào Huế thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng .
- Thể thơ: Thể hành, 1 thể thơ cổ, có t/c phóng khoáng, không bị gò bó về niêm luật, độ dài, vần điệu...
II, đọc hiểu .
1. Hình ảnh bãi cát và người đi trên đường cát.
* Bãi cát: Lặp từ “trường sa” -> Bãi cát dài nối nhau liên tiếp, dài vô tận. 
* Tình cảnh người đi trên cát: 
- Đi 1 bước như lùi 1 bước: Tâm trạng nặng nề, tốn nhiều công sức mà kết quả không đạt được gì.
- Mặt trời lặn vẫn còn đi: Khi mọi vật đi tìm chốn nghỉ ngơi, khách trở nên cô đơn song vẫn không thể dừng lại được vì trước mặt còn là cát.
- Nước mắt lã chã rơi: Tâm trạng chán nản, phẫn uất, mỏi mệt.
*TL: Đây là cảnh thực mà tác giả đã trải qua trong những lần qua các tỉnh miền Trung vào kinh ứng thí, cảnh này có là biểu tượng cho kẻ sĩ trên đường danh lợi xa xôi, mờ mịt.
2.Tâm sự của người đi trên đường cát:
- Trách mình : Không học được ông tiên phép ngủ,
 Cứ trèo đèo, lội nước mãi.
 Hạ Hầu ấn đi trên đường nhắm mắt ngủ say để không phải bận lòng trước sự đời còn nhiều thăng trầm, trắc trở. CBQ trách mình không học được phép tiên như thế, để không phải bận tâm về những lo toan trước những gian nan, thử thách của cuộc đời -> Lời tự trách chua chát của 1 kẻ sĩ có tâm hồn đa cảm tự mình hành hạ mình cũng là lời từ chối 1 cách cao ngạo lối sống hèn nhát, ích kỉ. Ông muốn nêu cao lối sống có ích, có trách nhiệm trước cuộc đời.
- Trách người đời :
+ Xưa nay phường danh lợi
 Vẫn tất tả ngoài đường xá.
-> Đường danh lợi là đường thi cử để làm quan, con đường ấy hết sức nhọc nhằn nhưng rồi ai cũng dấn bước, chen chúc trên con đường ấy.
+ Hễ có quán rượu ngon thì mọi người đổ xô đến
 Người say nhiều, người tỉnh thì vô số.
-> Danh lợi cũng là 1 thứ rượu dễ làm say người vì nó là phương tiện để mưu sinh, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm đối với c/đ.
*TL: Đối lập mình với đông đảo phường danh lợi, CBQ muốn k/đ mình không thể bị hoà trộn với bọn chúng, cũng vì thế mà ông trở thành cô độc, không có người đồng hành. 
3. Tiếng hát về con đường cùng.
-Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây ?-> Tỉnh táo, trăn trở, đưa ra câu hỏi như để thúc giục bản thân hãy tìm tòi con đường khác cho mình nhưng còn bế tắc. 
- Phía Bắc : Núi muôn trùng
 Phía Nam :Sóng dào dạt
-> Người đi đã đến bước đường cùng. Giữa trùng vi của núi cao, biển rộng, cát dài, con người trở nên tuyệt vọng.
- Còn đứng trên bãi cát làm gì ? -> Câu hỏi cuối bài thơ có ý nghĩa như 1 lời thúc giục tìm kiếm con đường đi khác.
=> Sống ở nửa đầu TK XIX, khi đã có sự t.xúc giữa VH phương Đông với phương Tây, nhìn lại nền VH truyền thống, thi cử là con đường duy nhất của Nho sĩ để làm quan, để mưu cầu danh lợi, CBQ đã có những cảm nhận bước đầu về sự cần thiết đổi mới trong giáo dục tuy nhiên đổi mới ntn, câu trả lời còn bỏ ngỏ. Đây có thể là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng cho hành động k/n chống lại nhà Nguyễn sau này của CBQ.
III. Tổng kết :
1. NT : 
- Nhịp thơ đa dạng diễn tả sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên cát.
- H/ả bãi cát mang giá trị NT độc đáo.
2. ND :
-Bộc lộ sự chán ghét của CBQ đ/v con đường danh lợi tầm thường.
- Khao khát sự thay đổi trong h/c nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
4. Củng cố : 
- Đọc phần Ghi nhớ SGK.
- Danh lợi là gì, thái độ của CBQ đ/v danh lợi ?
5. HDVN:
- Học thuộc lòng và phân tích bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_4_Bai_ca_ngan_di_tren_bai_cat_Sa_hanh_doan_ca.doc