Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Bài viết số 1, 2

Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Bài viết số 1, 2

Tiết 3 + 4 – LÀM VĂN Ngày soạn:

 Ngày giảng:

BÀI VIẾT SỐ 1

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở trung học cơ sở và học kỳ 2 ở lớp 10.

- Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh trung học phổ thông.

- Đề bài phù hợp với trình độ học sinh: Gắn với các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học trong chương trình với một số vấn đề đạo đức, nhân cách tuổi trẻ học đường hiện nay.

B. Đề bài: Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay.

C. Đáp án: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu sau:

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2509Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Làm văn Bài viết số 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 + 4 – Làm văn Ngày soạn:
 Ngày giảng:
bài viết số 1
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở trung học cơ sở và học kỳ 2 ở lớp 10.
- Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh trung học phổ thông.
- Đề bài phù hợp với trình độ học sinh: Gắn với các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học trong chương trình với một số vấn đề đạo đức, nhân cách tuổi trẻ học đường hiện nay.
B. Đề bài: Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay.
C. Đáp án: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu sau:
* Kiến thức 
1. Về tính trung thực trong học tập của học sinh ngày nay
- Học sinh trung thực trong học tập là những học sinh tự giác trong học tập, chăm chỉ, chịu khó 
- Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài, làm bài tập và soạn bài trước khi đến lớp.
- Hiện nay vẫn còn một số học sinh chưa tự giác, chưa trung thực trong học tập.
2. Về tính trung thực trong thi cử của học sinh ngày nay
- Học sinh trung thực trong thi cử là những học sinh không quay cóp, không nhìn bài của bạn....
- Hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều học sinh không trung thực trong thi cử: quay cóp, nhìn bài của bạn...
3. ý nghĩa của việc trung thực trong học tập và trong thi cử đói với học sinh nói chung 
4. ý nghĩa của cuộc vận động “hai không” của Bộ Giáo dục và đào tạo
* Kỹ năng: Biết viết một bài văn nghị luận xã hội, có lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt
D. Thang điểm
9 + 10 điểm: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, mắc một hai lỗi nhỏ
7 + 8 điểm: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng diễn đạt khá tốt, còn mắc một vài lỗi nhỏ
5 + 6 điểm: Trình bày được 2/3 số ý, có bố cục rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả.
3 + 4 điểm: Chưa trình bày được 1/2 số ý, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi 
1 + 2 điểm: bài viết quá sơ sài, chưa hiểu yêu cầu của đề (lạc đề)
0 điểm: Bỏ giấy trắng
 Làm văn Ngày soạn:.................
 ( Bài làm ở nhà) Ngày giảng:....................
 .....................
bài viết số 2 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo
- Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân
B. Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài: “ Bánh trôi nước” “ Tự tình” ( Bài II) của Hồ Xuân Hương và “ Thương vợ” của Trần Tế Xương
C. Đáp án:
 Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu sau:
 *Kiến thức:HS cần nắm chắc 3 bài thơ trên từ đó nêu cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh người phụ nữ thời xưa qua các tác phẩm đó
 - Thân phận người phụ nữ Việt Nam thời xưa:
 +Thân phận bị phụ thuộc không tự quyết định được số phận của mình
 + Cam chịu trong mọi hoàn cảnh
 - Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời xưa:
 + Tần tảo, chịu thương chịu khó, yêu chồng, thương con
 + Luôn luôn giữ gìn phẩm chất của mình dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào
 + Niềm khát khao tình cảm, tình yêu chân thành, tha thiết
 ( Dùng dẫn chứng trong 3 bài thơ là chính, có thể lấy thêm một số dẫn chứng trong ca dao)
 - So sánh với hình ảnh người phụ nừ ngày nay và nêu những đánh giá, nhận xét của mình
 * Kỹ năng: Biết viết một bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết có cảm xúc, có những phát hiện riêng
D. Thang điểm
9 + 10 điểm: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết có cảm xúc, có những phát hiện riêng, mắc một hai lỗi nhỏ
7 + 8 điểm: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng diễn đạt khá tốt, còn mắc một vài lỗi nhỏ
5 + 6 điểm: Trình bày được 2/3 số ý, có bố cục rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả.
3 + 4 điểm: Chưa trình bày được 1/2 số ý, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi 
1 + 2 điểm: bài viết quá sơ sài, chưa hiểu yêu cầu của đề (lạc đề)
0 điểm: Bỏ giấy trắng
------------------------------------
Tiết 19- Làm văn Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
Trả bài Làm văn số 1
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS
 - Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận
 -Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản.
B. Phương tiện
 - Giáo án, bài làm của HS .
- Xem lại kiến thức cơ bản của văn nghị luận xã hội.
C.Cách thức tiến hành: GV yêu cầu HS xây dựng đáp án, nhận xét bài làm của HS, chữa một số lỗi cơ bản
D. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả trong bài “ Lẽ ghét thương”
3.Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động1
- GV chép đề lên bảng.
- Cho HS xác định lại nội dung yêu cầu của đề.
- HS hình dung lại bài viết của mình để chỉ ra nội dung trọng tâm.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn HS lập dàn ý theo đáp án
GV nhận xét bài làm của HS
( Chỉ ra nguyên nhân những hạn chế, vướng mắc yếu kém về các mặt...)
*Hoạt động 3
- GV trả bài học sinh rút kinh nghiệm.
- GV giải đáp thắc mắc nếu có.
Dặn dò
A. Phân tích đề, lập dàn ý
I.Đề bài
Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay 
II. Phân tích đề.
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Nội dung:Bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của HS ngày nay.
- Hình thức: Xác định bố cục gồm 3 phần mở, thân, kết.
III.Lập dàn ý.
IV.Nhận xét bài làm của HS
* Ưu điểm.
+ Nhiều em đã xác định được nội dung yêu cầu của đề.
+ Xác định được nội dung trọng tâm.
+ Bố cục bài viết rõ ràng.
+ Biết vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận xã hội thông qua các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận
* Nhược điểm:
+Một số bài làm quá sơ sài
+ Một số em chưa xác định được nội dung trọng tâm, bài làm còn lan man, dài dòng.
+Một số bài nhầm sang bàn bạc về giáo viên
+ Còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
+ Bố cục bài làm chưa rõ ràng.
+ Sắp xếp các ý chưa hợp lí và lô gíc.
+ Bài chưa vận dụng được các thao tác làm văn nghị luận.
V.Trả bài
- Điểm giỏi:
- Điểm khá:
- Điểm trung bình:
- Điểm yếu, kém:
- Điểm giỏi:
- Điểm khá:
- Điểm trung bình:
- Điểm yếu, kém:
VI.Rút kinh nghiệm
Cần đọc kĩ đề để xác định đúng trọng tâm của bài làm
- Chú ý lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt
- Soạn bài “ Tác gia Nguyễn Đình Chiểu”
--------------------------
TRẢ BÀI 2
Tiết: 31
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Trả bài làm văn số 2
A. Mục tiêu bài học 
 Giúp H/S:
- Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩa cảm xúc, về lập dàn ý và diễn đạtĐồng thời tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.
B. Phần chuẩn bị:
- GV: SGK – SGV- GA. Bài viết của HS
- HS: SGK, nhớ đề bài, bài viết
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
 (?) Trình bày sự chuẩn bị về bài tập số 3 phần tham khảo?
III.Bài mới:
a. Xác định yêu cầu của bài làm.
GV cho học sinh đọc lại đề bài 
b. Nhận xét chung:
Gv có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em.
Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra.
c. Biểu dương và sửa lỗi:
- Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm.
- Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm.
d. Trả bài và tổng kết.
IV. Củng cố:
- Cho học sinh xem lại bài, những lỗi sai để khắc phục
V. HDHƠN:
- Xem lại bài viết số 2, so sánh với bài viết số 1
- Chuẩn bị : Thao tác lập luận so sánh.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1,2.doc