Giáo án môn Ngữ văn 11 - Việt bắc

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Việt bắc

 Tố Hữu

A. Mục tiên cần đạt :

Giúp HS:

- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu, nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.

- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.

B. Phương tiện thực hiện :

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Thiết kế bài học.

C. Phương pháp thực hiện :

 Phát vấn gợi mở, thảo luận, thực hành luyện tập.

D. Tiến trình lên lớp :

 1. ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Việt bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22. Ngày soạn/10/2009
VIệT BắC
 Tố Hữu 
A. Mục tiên cần đạt :
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu, nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. 
- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.
B. Phương tiện thực hiện :
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên
 - Thiết kế bài học.
C. Phương pháp thực hiện :
	Phát vấn gợi mở, thảo luận, thực hành luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp :
 1. ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ.
Phần I: Tác giả
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc phần tiểu dẫn và nêu ngắn gọn vài nét về tác giả TH? 
Chú ý vào ba thời kì trong cuộc đời Tố Hữu và sự ảnh hưởng của gia đình, quê hương với hồn thơ và phong cách thơ TH.
 HS đọc và tóm tắt những nội dung chính trong các tập thơ của Tố Hữu.
Đảng và Thơ
Tròn 50 tuổi: Đảng và thơ
Từ ấy hồn vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa cạn ý
Con tằm rút ruột vẫn còn tơ.
Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả
Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp Đảng và Thơ?
1987.
- Đọc SGK và tóm tắt những ý chính về nội dung và nghệ thuật thơ TH? GV củng cố bổ sung.
- Đọc phần kết luận, nêu cảm nhận của em về thơ Tố Hữu, ghi nhớ nội dung SGK?
I. Vài nét về tiểu sử:
- Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
- Cuộc đời:
 + Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, 12 tuổi mồ côi mẹ, từng học Trường Quốc học Huế. . 
 + Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
 + Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
II. Đường cách mạng, đường thơ:
 Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn với những chặng đường của CM. Đặc biệt là ở năm tập thơ đầu (cuốn biên niên sử bằng thơ ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc.)
1. Từ ấy: (1937- 1946)
- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. 
- Gồm có 3 phần:
 a. Máu lửa: 
 b.Xiềng xích: 
 c. Giải phóng : 
2. Việt Bắc: (1946- 1954) 
- Việt Bắc là bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến
- Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm là tình yêu nước.
3. Gió lộng: (1955- 1961)
- Gió lộng tràn đầy cảm hứng lãng mạn. vui với hiện tại và tin tưởng vào tương lai. Đồng thời cũng không quên những nghĩa tình cách mạng trong những năm kháng chiến và tình cảm sâu đậm với miền Nam.
 4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977): Viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc và niềm vui chiến thắng “toàn thắng ắt về ta”
5. Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ): 
Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu sau hoà bình với nhiều những suy tư. Tố Hữu bộc lộ những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người. 
 Tóm lại: Các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
II. Phong cách thơ Tố Hữu:
- Thơ Tố Hữu rất xuất sắc về kiểu trữ tình - chính trị: Cái tôi trữ tình những ngày đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau nhà thơ nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc để bày tỏ. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào cuộc sống, tình cảm riêng tư mà tập trung biểu hiện những tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và đời sống cách mạng.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: Nhà thơ ít chú ý đến đời tư đời thường mà đi sâu phản ánh những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng, những sự kiện chính trị lớn có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân. Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại.
- Nội dung chính trị cách mạng đó được thể hiện qua giọng thơ tâm tình ngọt ngào, đằm thắm. Nó không chỉ ở lời xưng hô tha thiết, có cội nguồn từ chất Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của ông về mối giao cảm giữa nhà thơ và người đọc, sự cảm hoà của nhà thơ với người với cảnh.
- Thơ Tố Hữu đậm đà chất dân tộc:
	Tuy có sự kế thừa thơ ca cổ điển và hiện đại, đặc biệt là phong trào Thơ mới, song thơ Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát, thơ thất ngôn).
	Về ngôn ngữ, Tố Hữu không chú trọng sáng tạo từ mới, hình ảnh mới mà vận dụng sáng tạo cách nói dân tộc.
	Đặc biệt nhà thơ đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt qua việc sử dụng tài tình từ láy, vần điệu và thanh điệu.
IV. Kết luận:
- Thơ TH phản chiếu tâm hồn người chiến sĩ cách mạng, đồng thời thơ ông cũng phản chiếu tâm hồn dân tộc.
- Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
1. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? (2 điểm)
2. Con đường thơ Tố Hữu?
Luyện tập
Bài tập 2(Tr 100SGK) Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Tố hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 Viet Bac phan I Tac gia.doc