Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh

Đọc văn

CHIỀU TỐI

 (Mộ)

 - Hồ Chí Minh -

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ. Thấy được cảnh ngộ, tâm trạng của người tù xa quê và vẻ đẹp tâm hồn của Bác.

- Hiểu được màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.

 2. Về kỹ năng : Nâng cao kỹ năng, PP đọc thơ, nhất là thơ chữ Hán.

 3. Về thái độ : Biết trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống con người. Có ý thức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống.

 

doc 14 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 40542Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Đọc văn Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn
CHIỀU TỐI 
 (Mộ)
 - Hồ Chí Minh - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức 	
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ. Thấy được cảnh ngộ, tâm trạng của người tù xa quê và vẻ đẹp tâm hồn của Bác. 
- Hiểu được màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
	2. Về kỹ năng : Nâng cao kỹ năng, PP đọc thơ, nhất là thơ chữ Hán.
	3. Về thái độ : Biết trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống con người. Có ý thức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm 
	- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản
	- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
	- Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ, các bài tập trắc nghiệm và tự luận. 
	1.2. Phương tiện 
Máy tính, máy chiếu (projector), các trang giáo án điện tử.
	2. Học sinh 
	- Chủ động tìm hiểu về tác giả và Nhật ký trong tù từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình diễn Powerpoint. 
- Đọc kỹ tác phẩm cả Phiên âm, Dịch nghĩa, Dịch thơ. Phát hiện những chỗ mà bản dịch thơ đã bỏ qua. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. 
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh
( gắn với việc giới thiệu bài, hoàn cảnh sáng tác , xuất xứ bài thơ ) 
Phương pháp : Thuyết trình bằng các trang Powerpoint hoặc bằng đoạn thuyết minh do HS chuẩn bị
- Kĩ thuật : Học theo góc ( giao việc chuẩn bị về nhà theo sở trường, năng lực )
-Thời gian : 5 phút
Giáo viên
 Học sinh
Kiến thức cần đạt
( GV ghi bảng, HS ghi vở )
Ghi chú
I.
* Giới thiệu về nhà thơ HCM ( bằng nghe một bài hát, đọc một đoạn thơ, một lời trữ tình ngoại đề...)
* Hướng dẫn HS trình bày kết quả tìm kiếm, suy cảm về hoàn cảnh, xuất xứ của bài thơ( kết quả của kĩ thuật góc)+ trình bày các trang Powerpoint giới thiệu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ + thu hoạch)
*GV bình chốt- ghi bảng hoặc chốt màn hình
I. 
* Nghe, ghi tên bài
*1 HS giới thiệu bằng lời dẫn dắt và các trang trình chiếu sinh động về Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối :
*1 HS tóm tắt trong một đoạn thuyết minh
* Nghe, ghi vở
I. Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Khi nhà thơ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ( 8/1942-9/1943, trên đường đi công tác )
- Nhà thơ phải trải qua đoạn đời cơ cực, lao khổ, thử thách.
2. Xuất xứ
- Từ tập Nhật kí trong từ( tập thơ chữ Hán, 134 bài, được gọi là kiệt tác...)
- Là bài số 31, ghi lại chuyến chuyển lao từ Tĩnh Tây- Thiên Bảo
Có thể dẫn đề tài thơ TÙ, thơ về buổi Hoàng hôn
Slide 1 : Hoàn cảnh ra đời Nhật ký trong tù
Slide 2 : Bài thơ Chiều tối
Hoạt động 2. Tri giác ( Đọc văn bản,
 tái hiện bức tranh thế giới hình tượng trong bài thơ)
- Mục tiêu – HS có cảm nhận ban đầu, tổng thể về văn bản
- Phương pháp : Đọc, thuyết trình 
- Thời gian : 7 phút
 GV
 HS
Kiến thức
Ghi chú
II.
*Tổ chức đọc :
- Đọc thầm, suy nghĩ và trao đổi với bạn về giọng đọc của bài thơ ( căn cứ hoàn cảnh của chủ thể trữ tình, nội dung của bài )
- Một em hãy đọc thể nghiệm.
* Tổ chức tái hiện hình tượng :
- Hãy hình dung về không gian, thời gian, cảnh ngộ và nghĩ suy của nhà thơ bằng cách em thích nhất ( vẽ lại tranh, miêu tả bằng lời nói...)
- Tìm bố cục bài thơ thể hiện sự vận động của hình tượng 
* Chốt, ghi bảng hoặc màn hình
II.
*Đọc
- Cả lớp đọc thầm
- Trao đổi tìm giọng đọc
* Tái hiện hiện hình tượng
- Cả lớp cùng làm; Một số HS miêu tả lại bằng ý kiến 
- 2 HS nêu bố cục và nội dung tương ứng
- Nghe, ghi vở
II. Đọc- tìm hiểu chung
1.Đọc
2.Hình tượng,
- Không gian bầu trời -mặt đất rộng lớn vào lúc chiều tàn. 
 - Người tù- nhà thơ ở giữa mênh mông đất trời lúc chạng vạng
- Bố cục : 2 câu đầu : không gian bầu trời . 2 câu cuối: bức tranh sinh hoạt.
Hoạt động 3. Phân tích, cắt nghĩa
- Phương pháp : Phân tích, đàm thoại, nhập vai, bộc lộ. nêu vấn đề...
- Kĩ thuật : Khăn trải bàn
- Thơì gian : 25 phút
 GV
HS
Kiến thức
Ghi chú
III.1.
1.1.Gợi mở, định hướng :
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ( không gian ®­îc gợi vẽ ấm cúng hay quạnh vắng?; thời gian kết thúc một ngày khiến con người nhạy cảm với vui sướng hay buồn bã ? cảnh vật tươi vui, tràn đầy sức sống hay mệt mỏi...)
1.2. Nêu vấn đề : So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác? Từ đó anh ( chị ) phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức hoạ về ngôn từ kia?
* Yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn
1.3 GV nhận xét, bình, chốt, ghi bảng
1.4. Gợi dẫn ( thuyết trình và nêu vấn đề để thấy vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ):
Bài thơ thuộc nhóm những sáng tác được viết nên từ những cuộc chuyển lao. Mà chuyển lao đối với những người tù là một cực hình. Bác bị giải đi từ lúc “Gà gáy một lần đêm chửa tan”, phải trải qua “Năm mươi ba cây số một ngày” trong tình cảnh “xiềng xích thay dây trói”. Đặt những câu thơ trên trong cảnh ngộ của một người tù, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh ?
1.4 Hướng dẫn sơ kết
Từ tìm hiểu trên, em hãy ghi lại những cảm nhận sâu sắc về cái hay cái đẹp từ hai câu thơ đầu
* Chốt theo hướng mở, ghi bảng
III.2 HD tìm hiểu 2 câu cuối
2.1. HD tìm hiểu sự chuyển mạch bằng phiếu học tập số 2.
 1.2 . (GV nêu vấn đề tìm hiểu hình ảnh, cảm xúc) : so với những câu thơ cũng tả cảnh chiều hôm sau đây của Bà Huyện Thanh Quan : “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” (Qua Đèo Ngang), bức tranh đời sống và hình ảnh con người trong Chiều tối có gì khác ? Từ đó, anh (chị) có cảm nghĩ gì về cái nhìn cuộc sống của Bác và tâm hồn của người tù vĩ đại Hồ Chí Minh ?
2.3. Gợi dẫn, nêu vấn đề (tìm hiểu nét đặc sắc trong cách thể hiện thời gian và sự chuyển biến tư tưởng )
* sự vận động của mạch thơ có sự chảy trôi của dòng thời gian. Như đã đối chiếu, nguyên tác không hề có chữ tối. Chữ tối trong bản dịch là do người dịch thơ thêm vào. Điều thú vị mà nhiều người đã từng nói là : nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên người đọc vẫn cảm nhận được trời tối. Anh (chị) hãy lý giải vì sao người đọc lại có cảm nhận như vậy ? 
- GV dẫn dắt, định hướng phân tích :. “Mắt rồng” chính là linh hồn, thần thái, là cái vi diệu của toàn bức tranh. Nó cũng giống như “con mắt thơ” mà ta thường gọi là “thi nhãn” hay “nhãn tự”. Theo anh (chị), đâu là “nhãn tự” của bài thơ Chiều tối ? Vì sao ?
 GV có thể chiếu đoạn bình thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông để HS biết đáp án đồng thời được tham khảo thêm một kênh tiếp nhận văn học:
2.4 . HD sơ kết
Từ tìm hiểu trên, em hãy ghi lại những cảm nhận sâu sắc về cái hay cái đẹp từ hai câu thơ đầu
* Chốt theo hướng mở, ghi bảng
III.1.
1.1- Cả lớp suy nghĩ, ghi ra nháp.
- 2 HS nêu
- HS bổ sung
1.2 Giải quyết vấn đề bằng kĩ thuật khăn trải bàn
1.3. Nghe, ghi vở
-HS cảm nhận ( Nhập vai và đánh giá )
1.4. Sơ kết
HS viết ra giấy và trình bày.
* Nghe, chia sẻ, ghi vở
III.2.
 Hoàn thành phiếu học tập số 2.
* Làm việc cá nhân :Phân tích, so sánh, đánh gía
- Nhiều HS chia sẻ
2.3. Trao đổi trong bàn, nêu ý kiến 
2.4.HS viết ra giấy và trình bày.
* Nghe, chia sẻ, ghi vở
III. Đọc- hiểu 
1.Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên và nçi lßng thi nh©n
- Mở ra khung cảnh thiên nhiên rừng núi lúc chiều tối.Có cánh chim mỏi mệt mải miết bay về tổ phía rừng xa; Có chòm mây lẻ loi sót lại, lững lờ trôi giữa tầng không. Cảnh rộng lớn, quạnh vắng trong thời khắc cuối cùng của một ngày.
- Vẻ đẹp của bức tranh:
+ Giống trong thơ ca cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong hai câu đầu đã được phác họa bằng những nét chấm phá ( chỉ gợi ra một vài nét, cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật ).	
+ Hình ảnh cánh chim bay về tổ là nét vẽ phác họa không gian rừng núi và gợi ý niệm thời gian, tượng trưng cho buổi chiều : 
+ Điểm khác biệt với thơ ca cổ là: hình tượng cánh chim trong thơ Bác được cảm nhận ở trạng thái bên trong (mỏi mệt. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Trong ý thơ có sự hòa hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. 
+ Hình ảnh “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không- thi liệu quen thuộc nhưng không mang ý nghĩa ước lệ triết học (cái khắc khoải mơ hồ của con người trước hư không) mà có hồn người : lẻ loi, đơn độc và cái băn khoăn, trăn trở chưa biết tương lai phía trước của người tù nơi đất khách. 
Vẻ đẹp của con người: 
+Dù trong hoàn cảnh nào, tâm hồn của Bác vẫn luôn yêu quí, hướng về thiên nhiên. 
+ Mệt mỏi và đau đớn nhưng chan chứa hồn thơ .
+ Là hình ảnh của bậc tao nhân mặc khách đang ung dung thưởng ngoạn cảnh chiều hôm. 
 - >Con người có tâm hồn nhạy cảm, giàu thương yêu, có ý chí, nghị lực phi thường và sự tự chủ, tự do về tinh thần .
Sơ kết
-Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng sinh động, gần gũi, có hồn. 
- Cảnh ngộ và tâm trạng của người tù xa xứ.
-Một tấm lòng yêu thương tạo vật; một ý chí, nghị lực thép
- Hai câu thơ không nói “thép” nhưng lại rất “thép”.
2. Hai câu cuối : Bức tranh cuộc sống và ánh lửa trong tâm trí người tù
-Hình ảnh cô gái xay ngô trong Chiều tối toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống ( chữ cô em, điệp ngữ, âm hưởng...). 
Giữa núi rừng mênh mông, thiếu nữ sơn cước không bị hòa lẫn vào cảnh vật mà trái lại cô chính là điểm sáng của bức tranh( hình ảnh con người trong thơ Bà Huyện Thanh Quan thấp thoáng, mờ nhạt, nhỏ bé, chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời thiên nhiên )
 - Thái độ của thi nhân : Trìu mến hướng về con người và sự sống; quan tâm ,yêu thương những người lao động nghèo, không phân biệt quốc gia, dân tộc. 
-Ba chữ “ma bao túc” ở cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4 “bao túc ma” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô vừa thể hiện dòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối. Mặt khác, chính chữ “hồng” ở cuối bài thơ cũng giúp người đọc hình dung ra bóng tối đang buông xuống xóm núi. 
-Vẻ đẹp của câu kết qua chữ hồng Chữ hồng : trong mối quan hệ ( chiều tối – lô dĩ hồng )-> tứ thơ loé sáng : Con người tìm thấy ánh sáng, sự ấm áp trong bóng đêm. sáng ấm, tin, yêu, vui 
 : “Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ” (thi nhãn), hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa...” (Hoàng Trung Thông, “Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác”, Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB KHXH, H.,1979).
Sơ kết :
- Tâm hồn yêu thương con người.
-Hình tượng vận động khỏe khoắn : từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực hồng, ấm áp; từ mệt mỏi đến khỏe khoắn; từ buồn đến vui. 
- Sự vận động này cho thấy tinh thần lạc quan yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. 
1.Phần gợi mở GV là ứng xử có tính chất mở, cần thiết khi HS chưa đủ lực
Nếu HS chưa đủ năng lực tổng hợp thì cần có câu hỏi tái hiện chi tiết hỗ trợ
III.2So sánh với tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè để thấy được Văn hoá nhân văn của 
DT
Với ĐK có pt hiện đại, HS copy làm tư liệu hoc tập, với HS giỏi
Hoạt động 4. Tổng hợp, đánh giá khái quát
- Phương pháp : Vấn đáp tìm tòi, thuyết trình 
- Kĩ thuật : Phiêú học tập số 3,
- Thời gian : 7 phút
 GV
 HS
 Kiến thức 
Ghi chú
IV.1. HD đánh giá tổng kết về nội dung
- GV : Ở phần kết luận của một bài bình giảng Chiều tối, một nhà nghiên cứu văn học đã viết : “Khi viết những câu thơ về Bác : “Chỉ biết quên mình cho hết thảy” hay “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình”, có lẽ nhà thơ Tố Hữu đã nghĩ cả đến những bài thơ như Chiều tối này chăng ?”. Còn nhà thơ Hoàng Trung Thông lại viết : Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp”.
Theo anh (chị), người viết muốn “chốt” lại điều gì ?
IV.2 Nghệ thuật
- GV nêu vấn đề: Có tới 133 bài thơ trong Nhật ký trong tù. Nhưng tại sao SGK lại chọn Chiều tối. Hãy thử lý giải từ phương diện nghệ thuật của tác phẩm ? ( Hỗ trợ bằng phiếu học tập sơ 3)
- Phát ( chiếu ) phiếu học tập.
Bình- chốt- ghi bảng
IV. 
HS trao đổi trong phạm vi bàn học. Cá nhân chia sẻ
HS làm việc cá nhân với phiếu học tập số 3
- Bày tỏ đánh giá
Nghe- ghi vở
 IV. Tổng kết
1. ND
- Chiều tối thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đầy yêu thương và nhân văn Hồ Chí Minh - Nghị lực, ý chí, tinh thần biến thử thách thành nơi tôi luyện và hoàn thiện nhân cách ( thép)
2. Nghệ thuật
Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh nói chung và Nhật ký trong tù nói riêng, đó là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. 
Hoạt động 5. Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận
- Hình thức tổ chức hoạt động : Chủ yếu HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ.
- Thời gian 6 phút; 3 phút cho mỗi bài.
- Qui trình : HS đọc đề bài và nêu dữ kiện- yêu cầu- HS thực hiện ( ý đại cương )- phát biểu- GV chốt.
1. Sau khi“Đọc thơ Bác” nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết :	
 Ngục tối, trái tim càng cháy lửa
 Xích xiềng không khóa nổi lời ca
 Trăm sông nghìn núi chân không ngã
 Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa.
 Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
 Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
 Vần thơ của Bác, vần thơ thép
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. 
 (Đường chúng ta đi, 5-1960) 
	- Anh (chị) chia sẻ điều gì với nhà thơ Hoàng Trung Thông về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và thơ ca Hồ Chí Minh qua đoạn thơ trên ? 
- Hãy thử sáng tác một bài thơ thể hiện cảm nghĩ của anh (chị) về con người và thơ ca của Bác (có thể ứng tác tại lớp hoặc về nhà).
2. Bình luận ý kiến sau đây của nhà phê bình văn học Hoài Thanh : “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép”. 
 Phụ lục :
Phiếu học tập số 1
	(So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác ? Từ đó, anh (chị) phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức họa bằng ngôn từ kia ?)
Thơ HCM
 Thơ ca cổ điển
 Điểm giống
( bút pháp )
 Điểm khác 
Tâm trạng
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
- Chim bay về núi tối rồi
- Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi...
- Bút pháp chấm phá, ước lệ, tượng trưng
Cái nhìn từ bên trong; bút pháp hiện thực
Sự đồng cảm sâu sắc với thiên nhiên tạo vật
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi ( Thôi Hiệu )
tạo dựng quan hệ hữu hạn vô hạn )
 bút pháp nghiêng về hiện thực- tả cảnh ngụ tình
 Nỗi niềm lẻ loi đơn độc, chưa biết tương lai phía trước thế nào
Phiêú học tập số 2 :Tìm hiểu hai câu cuối , để trả lời câu hỏi :
Từ hai câu đầu đến hai câu cuối, mạch thơ vận động, chuyển đổi thế nào ? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng cách hoàn thành bảng sau sau:
Hai câu đầu 
Hai câu sau
Khung cảnh thiên nhiên
...
Cảnh vật : trời mây, chim muông
...
Không gian núi rừng hoang vu
...
Thời gian : chiều tà
...
- HS hoàn thành trên phiếu học tập :
Hai câu đầu 
Hai câu sau
Khung cảnh thiên nhiên 
 Bức tranh đời sống con người
Cảnh vật : trời mây, chim muông
 Hình ảnh con người lao động
Không gian núi rừng hoang vu
 Không gian xóm núi ấm áp
Thời gian : chiều tà
 Đêm tối nhưng lại bừng sáng ánh lửa hồng 
Phiếu học tập 3 : Đánh dấu X vào các nhận xét đúng với bài thơ Chiều tối :
Chiều tối là một bài thơ :
Ngắn họn, hàm súc
Sử dụng bút pháp chấm phá, tượng trưng.
Tả cảnh ngụ tình
Xác lập được các mối quan hệ 
 E. Cảnh sinh động, chân thực, có hồn
 F. Mạch thơ vận động mạnh mẽ
 G. Tư tưởng hướng tới ánh sáng, sự sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke the nghiem Doc van theo YC Chuan KT-KN-THPT.doc