Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lẽ ghét thương

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lẽ ghét thương

A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

-Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.

-Thấy được bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

2.Tích hợp phân môn

 

doc 14 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lẽ ghét thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐÔNG ĐÔ
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Đọc hiểu văn bản:
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Truyện Lục Vân Tiên của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU)
 Người soạn: TRẦN HỮU NAM
NĂM HỌC 2010 - 2011
Ngày soạn: 24/03/2011
Tiết: 3
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU )
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức 
-Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.
-Thấy được bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
2.Tích hợp phân môn
- Làm văn: luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.
- Tiếng việt: luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Đọc văn: hướng dẫn đọc thêm Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu.
3.Kĩ năng:Phân tích cảm thụ tác phẩm truyện thơ Nôm bình dân.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Giáo Viên
SGK,SGV, chuẩn kiến thức Ngữ văn 11(Nâng cao).
2.Học Sinh
-Chủ động đọc văn bản, soạn bài, sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Nắm vững yêu cầu bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP 
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng.
- Kết hợp phát vấn nêu vấn đề, phát huy trí lực học sinh.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
I.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh lên bảng đọc thuộc đoạn trích và kiểm tra bài soạn.
III.Bài mới:
Lời vào bài: Trong cuộc sống trạng thái ghét-thương thường xuyên gặp phải.Để ứng xử phù hợp, rạch ròi, chúng ta thử phân tích đoạn trích bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG KT CẦN ĐẠT
- Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn. Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? 
- Em đã tìm hiểu Truyện Lục Vân Tiên trong chương trình Ngữ văn 9. Hiểu biết của em về tác phẩm?
- Yêu cầu học sinh đọc chú thích, xác định những từ khó. Em hiểu ghét việc tầm phào là việc như thế nào?
- Yêu cầu học sinh xác định vị trí và nội dung đoạn trích?
- Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Hiểu biết của em về nhân vật này?
- Yêu cầu HS tìm bố cục đoạn trích
- Gọi học sinh đọc lại đoạn từ câu 1 đến câu 16. Trả lời câu hỏi: Ông Quán ghét những ai? Ghét cái gì? Vì sao ghét?
- Đọc câu 17 đến 30. Ông Quán thương những ai? Thương cái gì? Điểm chung của những con người này là gì?
- Vì sao nhà thơ kết luận: “nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”( Gọi từ 1 đến 2 học sinh trả lời)?
- Trước khi kết thúc GV cho HS phát biểu đôi điều về ông Quán? Cách ghét thương của ông Quản giúp em liên tưởng tới những nhà nho nào em đã từng học trong chương trình Ngữ văn? 
- Bài tập nhanh: (Gọi một học sinh lên bảng điền vào bảng phụ). Căn cứ vào lời nói của ông Quán, anh (chị) hãy điền những thông tin thích hợp vào bảng sau.
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét về nghệ thuật và nọi dung đoạn trích dựa vào SGK.
- Đọc Tiểu dẫn( bám theo SGK và gạch chân các ý) để trả lời.
+ Nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ kính yêu trong lòng nhân dân miền Nam.
- Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ông như vì sao khác thường càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng)
- Học sinh trả lời:
Gồm 2082 câu thơ lục bát. Ra đời những năm 50 của thế kỉ 19 gồm 4 phần.
+ Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Phần 2: Lục Vân Tiên gạp nạn được thần và dân cứu giúp.
+ Phần 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thủy với Lục Vân Tiên.
+ Phần 4: Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga.
- Đọc, xác định và trả lời câu hỏi.
Việc tầm phào: việc vớ vẩn. Trong bài là việc xằng bậy có hại cho dân.
- Tìm và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn trích: Từ câu 473-504 trong tổng số 2082 câu thơ.
+ Nội dung (Tóm tắt):Đoạn thơ kể lại cuộc trò chuyện của 4 chàng nho sinh với ông chủ quán rượu trước khi vào trường thi.
- Nhân vật: ông Quán là nhân vật chính của đoạn trích biểu tượng cho tình yêu ghét phân minh của tác giả và nhân dân.
- Học sinh trả lời.: bố cục gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Gồm 16 câu thơ đầu: Lẽ ghét.
+ Đoạn 2: gồm 16 câu thơ còn lại: Lẽ thương.
- HS thực hiện
+Kiệt ,Trụ: hai vua tàn bạo vô đạo trong lịch sử Trung Quốc
 +U Vương, Lệ Vương: hai vua tàn bạo hoang dâm đời nhà Chu .
 +Ngũ bá phân vân : Đời nhà Chu thời Xuân Thu 5 vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên, gây bè kết cánh ,chiến tranh loạn lạc làm cho nhân điêu đứng
- HS thực hiện
+ Khổng Tử: Buôn ba khắp nơi hi vọng thực hiện hoài bão cứu đời .
+Nhan Tử:: Người có đức có tài nhưng công danh dỡ dang
+ Đổng Tử: Đổng Trọng Thư thời Hán học rộng tài cao, từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng , không có điều kiện để thể hiện tài năng .
+ Nguyên Lượng (Đào Tiềm): Người thời Tấn không cầu danh lợi “phải lui về cày”
+ Ông Hàn Dũ bị đày đi xa, Chu Đôn Di,Trình Di, Trình Hạo bị xua đuổi: Những người tài giỏi giúp đời .
- Học sinh trả lời câu hỏi: Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống bình yên, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí bình sinh
- Học sinh suy nghĩ và trả lời: Là biểu tượng cho thái độ sống, một cách ứng xử của các nhà nho xưa “vốn kinh sử” đã từng nhưng khi thời thế không thuận chiều họ lui về ẩn dật để giữ mình khỏi vấy bùn nhơ.
+ Thầy Chu Văn An(thời Trần): Trước sự lộng hành của lũ hoạn quan, ông đã dâng Thất trảm sớ nhưng không được chấp nhận. Ông cáo quan về quê dạy học.
+ Nguyễn Trãi: Khi không được vua Lê trọng dụng cũng cáo quan về sống ẩn dật.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm: trước sự rối ren của triều chính, ông cáo quan về quê bốc thuốc dạy học.
- Học sinh điền thông tin cần thiết vào bảng phụ.
- Tìm hiểu ghi nhớ và trả lời.
* Nghệ thuât
- Sử dụng điển cố lấy từ sách vở Trung Quốc nhưng quen thuộc, gần gũi với người dân.
- Sử dụng biện pháp tu từ: Điệp từ “thương”, “ghét”+ Đối (đoạn - đoạn, trong cùng câu thơ, đối chéo)
- Lời thơ: mộc mạc, chân chất mà đậm đà cảm xúc.
* Nội dung
 Đoạn thơ mang tính chất triết lý về đạo đức nhưng khong khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cõi tâm trong sang cao cả, từ một trái tim sâu nặng tình đời tình người của nhà thơ mù yêu nước
I.Đọc- Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả (1822-1888)
-Nhà thơ mù xứ Đồng Nai.
. Ông như vì sao khác thường càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng)
b.Tác phẩm: Truyện thơ Lục Vân Tiên gồm 2082 câu thơ lục bát, chia làm 4 phần.
2. Đọc – hiểu chung văn bản
a. Đọc – chú thích
- Việc tầm phào
b. Tóm tắt nội dung đoạn trích
-- Đoạn trích: Từ câu 473-504 trong tổng số 2082 câu thơ.
- Tóm tắt nội dung chính:
 - Nhân vật: Ông Quán 
c. Bố cục
+ Đoạn 1: Gồm 16 câu thơ đầu: Lẽ ghét.
+ Đoạn 2: gồm 16 câu thơ còn lại: Lẽ thương.
II. Đọc – hiểu chi tiết văn bản
Ông Quán bàn về lẽ ghét
- Quan niệm của ông Quán:
+ Kiệt, Trụ mê dâm
+ Ghét U Vương, Lê Vương
+ Ghét đời Ngũ bá
- Điệp từ: ghét đời, dân
→ Những đời vua hại nước hại dân là đều đáng ghét . 
2. Ông Quán bàn về lẽ thương
- Đối tượng thương:
+ Đức thánh nhân ( thầy Khổng Tử).
+ Thầy Nhan Tử dở dang.
+ Ông Gia Cát tài lành.
+ Thầy Đổng Tử cao xa.
+ Người Nguyên Lượng ngùi ngùi.
+Ông Hàn Dũ chẳng may.
+ Thầy Liêm, Lạc đã ra.
→ Những con người vì dân vì nước thì đều đáng thương.
Tiểu kết:
- Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân
* Phần mở rộng
- Ông Quán biểu tượng cho thái độ sống, một cách ứng xử của nhà nho xưa: Thầy Chu Văn An (thời Trần); Nguyễn Trãi (thời Hậu Lê); Nguyễn Bỉnh Khiêm;
III. Bài tập ứng dụng
Bảng phụ
Ông Quán ghét
Ông Quán thương
Đối tượng Ghét. thương
- Kiệt, Trụ mê dâm: dân sa hầm sẩy hang (khổ sở).
- U, Lệ đa đoan: dân lầm than. 
- Ngũ bá phân vân, chuộng bề dối trá: dân nhọc nhằn.
- Thúc quý phân băng, sớm đầu tối đánh, lăng nhăng: rối dân.
- Thương đức thánh nhân (Khổng Tử): có khát vọng cứu đời mà không thực hiện được.
- Thầy Nhan Tử (Nhan Uyên): mệnh yểu , công danh lỡ dở.
- Ông Gia Cát (Gia Cát Lượng): tài cao nhưng không gặp thời
- Đổng Thư (Đổng Trọng Thư): có công lớn mà không được trọng dụng.
- Nguyên Lượng (Đào Tiềm): vì không lụy quan trên mà phải bỏ quan về ở ẩn.
- Hàn Dũ vì dám dâng biểu can gián vua nên bị đày đi xa.
Đặc điểm chung
Dù bằng cách này hay cách khác, các vị vua, các triều đại nòi trên đều làm khổ dân.
Những nho sĩ ngay thẳng, những bậc hiền tài ôm ấp mộng tưởng cứu đời, vì không gặp thời nên mộng ước không thành.
IV. Tổng kết 
Nghệ thuât
- Sử dụng điển cố 
- Sử dụng biện pháp tu từ: 
- Lời thơ: mộc mạc
 2. Nội dung
 Đoạn thơ mang tính chất triết lý về đạo đức.
V. CỦNG CỐ
- Lẽ ghét của ông Quán trong đoạn thơ.
- Lẽ thương của ông Quán trong đoạn thơ.
VI. DẶN DÒ: Học thuộc đoạn thơ và nội dung bài
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 - 1888)
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
CÂU HỎI: CĂN CỨ VÀO LỜI NÓI CỦA ÔNG QUẢN, ANH (CHỊ) HÃY ĐIỀN NHỮNG THÔNG TIN THÍCH HỢP VÀO BẢNG DƯỚI ĐÂY?
Ông Quản ghét
Ông Quản thương
Đối tượng 
Ghét, Thương
Đặc điểm
chung

Tài liệu đính kèm:

  • docLe Ghet Thuong Nguyen Dinh Chieu.doc