Tuần 24
Tiết: 85,86
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
(Hàn Mặc Tử)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Vẽ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
- Phong cách thơ Hàm Mặc Tử qua hồn thơ: một hồn thơ quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
3.Thái độ : cảm thông với nhà thơ, sống có khát vọng ngay cả trong lúc đau thương .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
Tuần 24 Tiết: 85,86 ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Vẽ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. - Phong cách thơ Hàm Mặc Tử qua hồn thơ: một hồn thơ quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. 3.Thái độ : cảm thông với nhà thơ, sống có khát vọng ngay cả trong lúc đau thương. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS trình bày một vài nét về cuộc đời của Hàn Mặc Tử qua việc chuẩn bị bài ở nhà. - GV chốt ý, nhấn mạnh: Ông là người yêu đời, rất yêu trăng, căn bệnh ông mắc phải có ảnh hưởng đến hồn thơ ông. - Xuất xứ của tác phẩm ? Nhận xét cảnh vật và tình người trong bài thơ? Nêu chủ đề bài thơ? *Chủ đề: Bài thơ miêu tả cảnh, người Vĩ Dạ (xứ Huế) đẹp, trong sáng, lung linh, huyền ảo qua đó thể hiện tâm trạng, lòng yêu cuộc sống của nhà thơ. HĐ2 - Câu thơ mở đầu với hình thức là một câu hỏi, ngoài mục đích hỏi còn mục đích gì khác? - HS trả lời, GV giảng: Câu thơ mở đầu mang nhiều sắc thái đang tự phân thân để hỏi chính mình về một việc cần làm, đáng ra phải làm từ lâu rồi mà giờ đây không biết có cơ hội để thực hiện nữa hay không đó là về thăm thôn Vĩ - Bức tranh thôn Vĩ được tác giả miêu tả như thế nào ? Hãy phân tích những chi tiết đó ? + HS thảo luận theo bàn, chỉ ra được những chi tiết miêu tả cảnh sắc đẹp, trù phú. Phân tích được một số từ ngữ “đắt” trong 3 câu thơ. + GV gọi bất kỳ HS trả lời và chốt ý, liên hệ với bài thơ “ Mùa xuân chín” của HMT: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang” - Tâm trạng tác giả qua hai câu đầu? + HS tìm những hình ảnh, nhịp thơ + GV giảng hiện thực thì gió và mây làm sao có sự tách rời. Gió có thể bay theo gió nhưng mây không thể theo đường mây được. Mây luôn phải phụ thuộc vào gió. Vậy mà ở đây, gió, mây mỗi đằng đi một ngả. Thi sĩ đã tạo hình ảnh này bằng cái nhìn mặc cảm chia lìa. Mang nặng mặc cảm của một người tha thiết gắn bó với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa với cõi đời nên thi sĩ nhìn đâu cũng thấy chia lìa. - Cảnh sông nước đêm trăng ntn ? Nhận xét? + HS chỉ ra được tâm trạng tác giả. + GV giảng: mọi hình ảnh đều gợi sự chia li, trong khoảnh khắc đơn côi ấy nhà thơ chỉ biết bám víu trông chờ vào trăng, từ “kịp”thể hiện tâm trạng đó - GV khách đường xa ở đây là ai? (nhà thơ, người thiếu nữ thôn Vĩ). - HS nhận xét: “Áo em trắng quá”: trắng tinh khôi, vẻ đẹp lí tưởng. - GV “Ai biết tình ai có đậm đà”? -> “Ai” : Khách đường xa, tình người. Câu hỏi tu từ, hoài nghi nhưng bao hàm một hi vọng sâu kín. -> Tấm lòng tha thiết với Cuộc sống nhưng cũng đầy mặc cảm của nhà thơ. - Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? - HS phát biểu, GV kết hợp phân tích giá trị của các biện pháp tu từ. - Từ những phân tích trên hãy rút ra ý nghĩa của văn bản? - HS phát biểu, GV tổng hợp. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh. - Ông là một trong những hồn thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ mới “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên) 2. Tác phẩm: - Viết năm 1938, in trong tập Thơ Điên; - Dựa trên nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dung: a. Khổ 1: - Câu hỏi tu từ: vừa hỏi, vừa mời mọc, vừa hờn trách trong tâm trạng vời vợi nhớ mong. - Bức tranh thôn Vĩ: + Timh khôi, mới mẻ, trong lành. + Màu xanh non toả dưới ánh bình minh. - Hình ảnh chân dung người con gái với khuôn mặt đep, phúc hậu. => Bức tranh tràn đầy sức sống với những hình ảnh sinh động của cảnh vật và con người. b. Khổ 2: - Nhịp thơ 4/3, nghệ thuật nhân hoá: cắt đôi, chia lìa ngang trái; -> Cảnh đẹp, buồn, tâm trạng cô đơn. - Câu hỏi toát lên niềm hi vọng đầy khắc khoải và phấp phỏng trong tâm trạng của thi sĩ. + Cảnh thực, ảo hoà quyện mang vẻ đẹp kì diệu chỉ có ở trong cõi mộng. + Ước muốn được hoà vào thiên nhiên nhưng không thể nào thực hiện được. => Khổ thơ là một bức tranh với không gian yên ả như trong cõi mộng nhưng đằng sau đó là tâm trạng cô đơn với nỗi mong ngóng, lo âu. c. Khổ 3: - Bóng dáng con người mờ ảo, xa vời khó xác định. - Mang chút hoài nghi mà lại thiết tha với cuộc sống. 2. Nghệ thuật: - Trí tưởng tượng phong phú. - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,... - Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 3. Ý nghĩa văn bản: - Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và niềm yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. - Nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người. 4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ. - “Đây thôn Vĩ Dạ vừa đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho hoa cỏ núi sông một vùng Mieemg Trung nước Việt, vừa cho người ta thấy vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời Thơ mới”. - Đọc và soạn bài Chiều tối.. Tiết: 87 CHIỀU TỐI (MỘ - Hồ Chí Minh) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh. - Vẻ đẹp thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất trữ tình. 2. Kĩ năng: phân tích thơ tứ tuyệt 3.Thái độ: Lòng thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu thương con người II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài chiều tối? + HS trả lời. + GV chốt: đó là một buổi chiều tối, dù trải qua một ngày gian lao vất vả nhưng Bác vẫn còn bị bọn lính tiếp tục giải đi. HĐ2 - So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm chỗ chưa sát với nguyên tác? * chưa đủ ý nghĩa của nguyên tác: ->cô vân: chòm mây lẻ loi –> chòm mây, ->mạn mạn: chậm chậm, lững lờ trôi –> trôi nhẹ. ->Câu 3 thừa từ tối. - Bức tranh chấm phá, gợi tả ở hai câu đầu ntn? *Cánh chim, chòm mây và Bác: - Tương đồng: Lẻ loi, cô đơn mỏi mệt - Tương phản: + Chim: về tổ >< Bác: Không nơi trú ngụ. + Mây, chim tự do>< Bác bị giam cầm. => Ung dung thư thái vượt lên hoàn cảnh (không có sự mệt mỏi): Người có bản lĩnh “thép”. *GV liên hệ thơ xưa: Buồn +Ca dao: Chim bay về núi tối rồi + Nguyễn Du: Chim hôm thoi thót về rừng. + Huy Cận: Chim nghiêng cánh nhỏ +Xuân Diệu: Chim nghe trời rộng - Nhóm 1,2: Bức tranh đời sống được khắc họa qua hình ảnh nào? - Nhóm 3,4: Hình ảnh con người xuất hiện trong bài thơ như thế nào? + HS trình bày và bổ sung. - Em cảm nhận được điều gì từ màu hồng của lò than? *Giáo viên giảng: Bài thơ vận động từ ánh chiều đến ánh lửa rực hồng, từ nỗi buồn đến niềm vui nó cho thấy niềm lạc quan niềm tin vào cuộc sống, tương lai và tình yêu bao la của bác đó là tấm lòng nhân đạo cao cả quên mình của Bác. - HS nhận xét về nghệ thuật của bài thơ. - GV gợi ý vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh và chốt lại ý nghĩa văn bản. I. TÌM HIỂU CHUNG: - Giới thiệu Nhật ký trong tù: Hoàn cảnh ra đời, những giá trị cơ bản. - Vị trí bài thơ: + Trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây -> Thiên Bảo và cuối thu 1942. + Bài thứ 31trong Nhật kí trong tù (134 bài) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1.Nội dung: a.Bức tranh thiên nhiên: - Màu sắc cổ điển: + Cánh chim bé nhỏ giữa không gian rộng lớn -> gợi sự cô đơn lạc lõng. + Chòm mây cô đơn><bầu trời rộng lớn. -> không gian rộng, vắng lặng, u buồn. =>Một bức tranh chiều tối bao la mênh mông, khoáng đạt, yên bình nhưng lặng buồn, mang tâm sự người xa quê. -Tinh thần hiện đại: + Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên. + Phong thái ung dung tự tại. =>Sự rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất trữ tình. b. Bức tranh cuộc sống: - Hình ảnh người con gái xóm núi khoẻ khoắn xay ngô bên lò than. ->gợi cho người tù niềm vui và ấm áp. - Hình ảnh lò than hồng (nhãn tự): sự ấm cúng, nét đẹp của bức tranh. ->gợi sinh hoạt gia đình, sự sum họp. => Người tù quên cảnh ngộ của mình đồng cảm trước niềm vui bình dị của cuộc sống. 2. Nghệ thuật: - Từ ngữ cô đọng, hàm súc. - Từ ngữ đối lập, điệp liên hoàn 3. Ý nghĩa văn bản: - Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sốngvượt; - Kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống. 4.Hướng dẫn tự học: - Học thuộc bài thơ. - Có ý kiến cho rằng “Thơ HCM đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy điều này qua bài Chiều tối như thế nào”. - Chuẩn bị bài các bài đọc thêm. Duyệt tuần 24 - 14/02/2011 P.HT
Tài liệu đính kèm: