Tuần: 01
Tiết: 01, 02
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy uyền uy nơi phủ chúa và tâm trạng, thái độ của nhân vật “Tôi” khi voà phủ chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu thể kí (kí sự) theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Gíao án, sgk, stk
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài, tìm hiểu lịch sử VN giai đoạn vua Lê – Chúa Trịnh.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Đọc – hiểu, thảo luận, thuyết trình
Tuần: 01 Tiết: 01, 02 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy uyền uy nơi phủ chúa và tâm trạng, thái độ của nhân vật “Tôi” khi voà phủ chữa bệnh cho Trịnh Cán. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi. - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu thể kí (kí sự) theo đặc trưng thể loại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Gíao án, sgk, stk 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài, tìm hiểu lịch sử VN giai đoạn vua Lê – Chúa Trịnh. III. PHƯƠNG PHÁP: Đọc – hiểu, thảo luận, thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS đọc phần Tiểu dẫn trong Sgk và cho biết nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - GV nhận xét, khái quát HĐ2 - GV cho HS đọc một số đoạn tiêu biểu và chia bố cục. - HS phát biểu, bổ sung. - Hoạt động nhóm. +N1 quang cảnh nơi phủ chúa? +N2 cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? - HS các nhóm lần lượt trình bày và nhận xét chéo. - GV kết hợp khái quát và thuyết trình: “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. “ mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ” “lạy bốn lạy” - GV giảng về chi tiết miêu tả nơi ở của thế tử Trịnh Cán ? Nơi thế tử ngự: đặt sập vàng, cắm nến to trên ghế đồng, bày ghế rồng sơn son thiếp vàng, nệm gấm. ngót nghét chục người đướng chầu trực sau tấm màn che ngang sân. Đèn chiếu sáng làm nổi bật màu phấn và màu áo đỏ, hương hoa ngào ngạt.Thực chất là cậu bé lên 5 tuổi chưa đến tuổi đi học mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc. Tất cả, bao chặt lấy con người. Người đông nhưng đều êm lặng thành ra không khí trở nên lạnh lẽo, băng giá. Bao trùm lên các mùi phấn son tuy ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Một cậu bé như Trịnh Cán rất cần ánh sáng, khí trời, vậy mà bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son khác gì mầm non trong vỏ cứng. Đứng dậy cửi áo thì: “tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay, gầy gònguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mứcmạch bị tế sác..âm dương đều bị tổn hại”. - Thái độ của nhân vật xưng “tôi”? + HS trả lời, nhận xét. + GV tổng hợp. - Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho thế tử Cán? + HS trả lời, nhận xét. + GV tổng hợp. *GV giảng: Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa hợp lý, thuyết phục nhưng sợ chữa có hiệu quả, chúa sẽ tin dùng, bị trói buộc công danh. Để tránh được chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song trái lại với y đức, trái với lương tâm, phụ lòng ông cha. Tâm trạng ấy giằng co xung đột. Cuối cùng ông làm tròn trách nhiệm – lấy việc trị người làm mục đích chính. - Dựa vào văn bản và các phần đã phân tích hãy chỉ ra nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn trích? + HS trả lời. + GV nhận xét, khái quát. - Gía trị, ý nghĩa của đoạn trích? + GV gợi ý dựa vào phần phân tích. + HS khái quát. * GV hướng dẫn HS đọc và ghi nhớ sgk. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724 1791), người Hương Yên; hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). - Là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỷ XVIII. - Tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải Thượng y tông tâm lĩnh. 2. Tác phẩm: - được rút từ Thượng kinh kí sự - tập kí bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783. - Đoạn trích nằm ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh – ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Nội dung: a. Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa: - Quang cảnh: tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy: + Đường vào phủ. + Khuôn viên vườn hoa. + Bên trong phủ. + Nội cung của thế tử - Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép: + Cách đưa đón thầy thuốc. + Cách xưng hô. + Kẻ hầu người hạ. + Cảnh khám bệnh b. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”. - Dững dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. - Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Sau đó, đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. c. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: - Một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, y đức cao. - Xem thường danh lợi, quyền quí, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. 2. Nghệ thuật: - Tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, sống động, chọn chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh. - Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp thơ và văn xuôi làm tăng chất trữ tình, góp phần thể hiện kín đáo thái độ người viết. 3. Ý nghĩa văn bản: - Phản ánh quyền lực to lớn của Trinh Sâm: cuộc sống xa hoa, hưởng lạc. - Bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quí của tác giả. 3. Hướng dẫn tự học: - Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích. - Nêu suy nghĩ về thế tử Trịnh Cán. - Đọc bài Từ ngôn ngữ cá nhân đến lời nói cá nhân và sưu tầm một số ngôn ngữ cá nhân. Tiết: 03 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan của chúng. - Hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. - Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần sự phát triển ngôn ngữ của xã hội. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân nhất là các nhà văn có uy tín. - Sử dụng ngôn ngữ theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. - Bước đầu sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả trong giao tiếp. 3.Thái độ: Bảo về và phát huy ngôn ngữ trong nói và viết. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1 GV yêu cầu học sinh đọc Sgk và hỏi: - Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội ? - HS đọc Sgk, trả lời câu hỏ. - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng yếu tố nào ? - HS: trả lời: Các nguyên âm : e, ê, u, ư, ô, o, ơ, ă, â Sáu thanh: 1.Khôn (ngang) (không dấu) 2. Huyền 3. Hỏi 4. Ngã 5. Sắc 6. Nặng - Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được biểu hiện qua những qui tắt nào ? - Em hiểu thế nào là lời nói cá nhân ? Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp. Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. - Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở phương diện nào ? +Thảo luận: nhóm 1,2 và báo cáo + Thảo luận: nhóm 3,4 và báo cáo - Biểu hiện cụ thể nhất và rõ nhất của lời nói cá nhân thường thấy ở những ai ? Ví dụ: + Thơ Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị. + Thơ Hồ Chí Minh (Nhật kí trong tù) là kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. + Thơ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng thâm thúy. + Thơ Tú Xương thì ồn ào, cay độc.. HĐ 2 - HS làm việc theo nhóm. - GV gọi HS bất kỳ lên trình bày. - Bài tập 3 HS về làm I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. - Muốn giao tiếp hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có phương tiện chung. Phương tiện đó là ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắt chung. Các yếu tố và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung. - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng dồng được biểu hiện qua các yếu tố: + Các âm và các thanh (phụ âm, nguyên âm, thanh điệu) + Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh Ví dụ: Nhà -> [/n/h/a]2 + Các từ -> các tiếng (âm tiết) có nghĩa. Ví dụ: cây, me, nhà + Các ngữ cố định - > Thành ngữ, quán ngữ: Thuật vợ thuận chồng, bụng ỏng đít vòn, của đáng tội, nói toạc móng heo, cô di đúc lại + Đó là phương thức chuyển nghĩa từ. Chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa khác (nghĩa phát sinh) hay còn gọi là phương thức ẩn dụ. + Quy tắc cấu tạo các loại câu. Ví dụ: Câu đơn hai thành phần; câu đơn đặc biệt 2. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân. - Giọng nói cá nhân (trong, ồ, the, thé, trầm,) vì thế mà ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt. - Vốn từ ngữ cá nhân (do thói quen dùng những từ ngữ nhất định) vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện như lứa tuổi, giới tính, vốn sống, trình độhiểu biết, quan hệ xã hội.. - Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung. Cá nhân dựa vào nghĩa của từ (trồng cây -> trồng người),. Đó là sự sáng tạo của cá nhân. - Tạo ra các từ mới. Những từ này lúc đầu do cá nhân dùng.Sau đó được cộng đồng chấp nhận và tự nhiên trở thành từ ngữ chung. - Biểu hiện cụ thể nhất và rõ nhất lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn. Ta gọi chung là phong cách. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1/13 - Sự mất mát, đau đớn. - Hư từ: cách nói tránh, nói giảm Bài tập 2/13 - Lối đối lập, đảo ngữ: thể hiện nỗi niềm phẫn uất. - Tạo ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính 4. Hướng dẫn tự học: - Tìm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong xã hội (Ví dụ như các kiểu áo) - Chuẩn bị viết bài nghị luận xã hội: 45 phút, câu. Tiết: 04 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Củng có kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của năm lớp 10. 2. Kỹ năng: II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đề bài và đáp án 2. Học sinh: Ôn tập thể loại nghị luận xã hội III. MA TRẬN Câu Biết/ điểm Hiểu/ điểm Vận dụng/ điểm Tổng điểm 1 1Câu/2 điểm 2 2 1Câu/8 điểm 8 2 1/2 0/0 1/8 10 IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Ghi đề: Câu 1: Ý nghĩa của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác? (2 đ) Câu 2: Suy nghĩ của em về môi trường “Sạch”? (8 đ) 3. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Phản ánh quyền lực to lớn của Trinh Sâm: cuộc sống xa hoa, hưởng lạc. 1.0 - Bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quí của tác giả. 1.0 2 a. Kỹ năng: Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí đúng bố cục; văn mạch lạc, ít sai lỗi diễn đạt b. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 1.0 - Giải thích từ “Sạch” tức là luôn ngăn nắp, gọn, thứ tự, trông đẹp mắt và “môi trường sạch” tức là môi trường vệ sinh, sạch sẽ, (lưu ý HS phải hiểu cả môt trường tự nhiên và môi trường xã hội) 3.0 - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có ảnh hưởng đến nơi sinh sống và làm việc 2.0 - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về ý thức bảo vệ môi trường quanh ta 2.0 *Lưu ý: Chỉ cho điểm tuyệt đối khi học sinh đảm bảo cả kỹ năng và kiến thức. 4. Hướng dẫn tự học: - Về nhà lập dàn ý bài viết trên (Câu 2) - Soạn bài: Tự tình theo câu hỏi sgk. NTL, ngày tháng năm 2010 NTL, ngày tháng năm 20
Tài liệu đính kèm: