Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo, tác giả Nam Cao

Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo, tác giả Nam Cao

A.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

-Hiểu và phân tích được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm qua việc phân tích nhân vật Chí Phèo.

-Nắm vững giá trị nghệ thuật tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý, nghệ thuật tạo kết cấu mạch truyện, ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật

2.Kỹ năng

-Biết cách đọc – hiểu và tiếp cận tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại truyện

-Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện

3. Thái độ

-Phê phán, lên án xã hội nửa thực dân phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – 1945 phi nhân tính

 

docx 12 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 4700Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Chí phèo, tác giả Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Phèo
Nam Cao
A.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Hiểu và phân tích được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm qua việc phân tích nhân vật Chí Phèo.
-Nắm vững giá trị nghệ thuật tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý, nghệ thuật tạo kết cấu mạch truyện, ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật
2.Kỹ năng
-Biết cách đọc – hiểu và tiếp cận tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại truyện
-Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện
3. Thái độ
-Phê phán, lên án xã hội nửa thực dân phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – 1945 phi nhân tính
-Trân trọng, đồng cảm với số phận bất hạnh của nhân vật 
-Có thái độ sống tích cực, trong sáng, biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh.
B. Phương pháp và phương tiện dạy học
-Phương pháp: vận dũng tất các phương pháp dạy học văn: phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp bình giảng, so sánh và đặt câu hỏi, phương pháp tái tạo
-Phương tiện: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án
C. Tiến trình dạy học
1.Ôn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.giới thiệu tác phẩm, tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh.
 Nam Cao bắt đầu sáng tác từ năm 1936, nhưng chỉ thực sự nổi tiếng khi Chí Phèo khật khưỡng ra đời. Trước Nam Cao, viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều những cây bút thành danh với những tác phẩm đặc sắc, độc đáo như Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn và đề tài lưu manh hóa thì có Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng nhưng trên cái mảnh đất được cày đi xới lại bao nhiêu lần ấy, Nam Cao vẫn tìm ra được vô số những quạng vàng, quạng bạc khi biết khai thác vào những tầng đất sâu hơn. Nếu khi Tắt đèn ra đời, người ta cứ tưởng rằng người nông dân với hình ảnh Chị Dậu khổ sở, vật vã đến thế là cùng, bán cả chó bán cả con nhưng Chị vẫn còn có cái để mà bán và được tiếp tục sống. Còn Chí Phèo từ khi ra đời, người ta mới ngợ ra rằng, cái quí giá nhất của con người là lương tri, lương năng, phẩm chất, danh dự. Nhưng những tưởng cái đó không một thế lực nào có thể tước đoạt đi được, ấy vậy mà cũng bị cướp mất. Và người nông dân trước cách mạng rơi vào con đường tha hóa lưu manh và buộc phải lựa chọn cái chết. Bằng nguyên mẫu có thật tại làng Đại Hoàng – quê nhà văn, Nam Cao đã nhào lặn và sinh ra đứa con tinh thần kiệt xuất, tác phẩm có tên “Chí Phèo”.
2.Tìm hiểu nhan đề tác phẩm
-GV: Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Đặt tên cho “đứa con tình thần” của mình là việc thể hiện dụng ý nghệ thuật nhất định. Anh chị hãy cho biết các tên gọi khác nhau của tác phẩm Chí Phèo và giải thích ý nghĩa của mỗi tên gọi?
-HS tả lời, GV chốt ý:
+ TP ban đàu có tên là: Cái lò gạch cũ do tác giả đặt với ý nghĩa nhấn mạch đến chi tiết cái lò gạch xuấ hiện ở đầu và cuối truyện. Mục đích là nói đến nuồn gốc xuất thân và bi kịch tiếp diễn của cuộc đời Chí Phèo.
+Sau đó, truyện được in trên báo Đời sống và nhà xuất bản đã đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Chú trọng vào mỗi tình Chí Phèo và thị nở, đánh vào thị hiếu tâm lý của người đọc, nhằm mục đích thương mại hóa sản phẩm. 
+Cuối cùng truyện được nhà văn đổi tên thành Chí Phèo, in trên báo Luống Cày. Lấy tên nhân vật chính trong truyện để đặt tên cho tác phẩm nhằm thể hiện tính cách, số phận và bi kịch của nhân vật chính.
3.Tóm tắt tác phẩm:
-GV kiểm tra khả năng đọc của học sinh (đã chuẩn bị ở nhà) kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm truyện.
-GV gọi 1 học sinh tóm tắt truyện theo cuộc đời nhân vật chính.
-GV gọi 1 học sinh tóm tắt truyện theo mạch truyện. 
4.Bố cục?
4. Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo.
a. Sự xuất hiện độc đáo nhân vật Chí Phèo
-GV yêu cầu HS tái hiện và phát hiện: Chí Phèo đã “ra mắt” độc giả như thế nào ở trong đoạn văn đầu tiên mở đầu truyện?
-HS tái hiện hình ảnh Chí Phèo với cách xuất hiện độc đáo:
+Nhà văn mở đầu tác phẩm, “giới thiệu” về nhân vật Chí Phèo đang trong tình trạng say sỉn và chửi bới lung tung. Và điều đặc biệt là không ai đáp lại tiếng chửi của Chí, ngay cả khi anh ta chửi một cách trực diện: chửi trời – trời có của riêng nhà nào; chửi đời – đời là tất cả nhưng chẳng là ai; chửi cả làng Vũ Đại – chắc nó trừ mình ra; chửi cha mẹ đứa nào không chửi nhau với hắn – không ai lên tiếng; chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra thân hắn – có mà trời biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không biết.
-GV: Người ta cho rằng, NC đã chọn được cách vào truyện hấp dẫn và độc đáo, em có nhận xét như thế nào?
-HS suy nghĩ, độc lập tả lời:
+Cách vào truyện độc đáo. NC đã tập trung vào đối tượng nhân vật chính với những lời nói và hành động say sin của kẻ nát rượu. Nhưng lại không ai lên tiếng và từ đó tạo nên sự tò mò nơi người đọc về nhân vật. Hắn là ai? Tại sao hắn chửi là không ai lên tiếng?...
+Cách vào truyện trực tiếp, chọn đúng thời điểm hiện tại của nhân vật đang rơi vào bi kịch lên tới đỉnh điểm và sau đó đảo lộn trật tự thời gian quay về với quá khứ để cắt nghĩa, lý giải nhân vật. Điều này khác với các nhà văn khác.
+Ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu kể chuyện độc đáo. Đó là điểm nhìn của tác giả: “ Hắn vừa đi vừa chửi”; điểm nhìn của nhân vật: “ Tức thật! ờ ! thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất”; điểm nhìn của dân làng: “ Chắc nó trừ mình ra”. Giong điệu đa thanh, đan xen biến hóa linh hoạt của người kể chuyện, của nhà văn, của nhân vật. Đó là giọng bình luận của tác giả - người kể chuyện: “Bao giờ cũng thế, cứ rược xong là hắn chửi”, giọng điệu nhân vật đan xen giọng điệu người kể: “ Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế có khổ thân hắn không?...”
-GV dẫn dắt và đặt ra tình huống để nhân xét, chốt vấn đề: ở trên, chúng ta nhắc đến tiếng chửi của Chí Phèo, bình luận về tiếng chửi đó, có ý kiến sau đây và em chọn ý kiến nào? Vì sao?
A. Đó là tiểng chửi gàn dở của một kẻ say rượu vô ý thức.
B. Đó là tiếng nói thể hiện sự đau đớn, khắc khoải và bất mãn trước cuộc đời.
C. cả hai ý kiến trên đều đúng
D. ý kiến khác
-HS suy nghĩ và tìm cách lý giải ý kiến của mình: ý kiến C là đúng, vì:
+Tiếng chửi ở đầu đoạn trích là tiếng chửi của một kẻ say rượu khi mà suốt ngày Chí chỉ lấy rượu để thay nước uống, không ý thức được tiếng nói của chính mình.
+Tiếng chửi lại là tiếng nói của bi kịch, số phận. Mặc dù, Chí Phèo không trực tiếp nêu ra bi kịch của bản thân với những tình huống chi tiết cụ thể nhưng qua tiếng chửi chúng ta phần nào hiểu được bi kịch của nhân vật này. Đó là sự cô đơn bế tắc bởi ngay cả tiếng chửi khi Chí chửi họ ( cả người dân làng Vũ Đại) nhưng không ai them ra điều, chỉ có mấy con chó đáp lại tiếng chửi của Chí. Phải chăng Chí đã bị gạt ra bền lề cuộc sống loài người? Và nếu như vậy thì tiếng chửi chính là tiếng nói đau thương và ít nhiều Chí ý thức được điều đó: bi kịch bị tước đoạt quyền làm người!.
b. Qúa trình tha hóa của Chí
*Từ người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành kẻ lưu manh
-GV: Tại sao Chí Phèo lại bị Bá Kiến đẩy vào tù và trở thành một kẻ lưu manh côn đồ?
-Để trả lời được câu hỏi này, HS phải đọc tác phẩm (toàn bộ truyện) ở nhà rồi:
+Trước khi vào tù: Chí là một anh nông dân hiền lành, lương thiện. Hắn là một đứa trẻ mồ côi, được dân làng nhặt về nuôi nấng. Năm 20 tuổi, anh ta trở thành anh canh điền cho Bá Kiến với những ước mơ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ con lợn làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Chí bị bà ba của Bá Kiến hằng ngày gọi lên bóp chân, lòng tự trọng của Chí trỗi dậy: “Chí chỉ cảm thấy nhục chứ yêu đương gì”Vì con ghen với Chí Phèo, Bá Kiến đã đẩy anh vào tù 
+Sau khi ra tù: sau 7, 8 năm ra tù trở về, Chí trở thành con người khác hẳn:
Nhân hình: Chí mang dáng hình của một thàng lưu manh:” cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen câng câng, đôi mắt thì gườm gườm trong gớm chết”.. “hắn mặc cái áo tây vàng, ngực phanh ra trạm tror những nét rồng phượng với một ông tướng cầm trùy”
Nhân tính: hắn không còn là anh nông dân hiền lành như xưa mà trở lên liều lĩnh. “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy hắn ngồi ngoài chợ uống rươcuj với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”, “rồi say khướt, xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến cứ tên tục ra mà chửi”. Chí đánh nhau với lý Cường và đập vở chai vào cột cổng, lăn bò ra đất, lấy mảnh chai rạch mặt ăn vạ. Hắn nói: “Tao chỉ liều chết với ba con nhà mày thôi”.
*Từ thằng luu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
-GV: Có bạn HS đã vẽ sơ đồ về sự thay đổi bản chất nhân vật Chí Phèo, nhưng vẫn còn một ô trống chưa điền hết được, em hãy hoàn thành sơ đồ bằng một cụm từ mà em cho là thích hợp và giải thích vì sao?
 Chí Phèo 
Nông dân hiền lành, chất phác
Kẻ lưu manh, côn đồ
.................
..
-HS suy nghĩ, đọc lập trả lời: Cụm từ đó là “Con quỉ dữ của làng Vũ Đại” vì:
+Sau lần thứ 2 đến nhà Bá Kiến, Chí Phèo đã bị tên địa chủ này lừa gạt và trở thành tay chân mới của lão. Chí từ đây trượt dài trong cơn say và “hắn say thì hắn làm bất cứ những gì người ta sai hắn làm” “hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đạp nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện” để rồi hắn trở thành “con quỉ dữ” trong suy nghĩ và trong mắt của những người dân làng Vũ Đại 
-GV tiếp tục nêu vấn đề: có người cho rằng, hiện tượng tha hóa ở nhân vật Chí Phèo mang tính quy luật?. Em có đồng tình không, vì sao?
-HS phải huy động kiến thức về toàn bộ tác phẩm và chi tiết trong truyện để trả lời câu hỏi. 
+Dõi theo câu truyện, ta thấy Chí Phèo không phải là người duy nhất bị tha hóa và lưu manh hóa, trước đó đã có: Năm Thọ, Binh Chức. Và đặc biệt cuối tác phẩm có chi tiết, Thị nở nhìn nhanh xuống bụng và thoáng thấy cái lò gạch cũ hiện ra, phải chăng nó như một sự báo về sự “nối nghiệp bố” của một “Chí Phèo con” chuẩn bị ra đời?
-GV: hướng dẫn HS đánh giá, nhận xét: Từ hiện tượng này, đặc biệt qua hình tượng Chí Phèo, em hãy khái quát tư tưởng tác giả và ý nghĩa của mạch truyện qua hình tượng nhân vật?
+Phản ánh bi kịch của người nông dân lương thiện Việt Nam trước cách mạng tháng 8: đó là bi kịch tha hóa và lưu manh hóa. Gian tiếp tố cáo sự đè nén, áp bức bóc lột của giai cấp thống trị địa chủ với người nông dân và đẩy họ vào con đường cùng không lối thoát.
+Hiện tượng Chí Phèo là hiện tưởng điển hình – đại diện cho người nông dân bị tha hóa.
c.Qúa trình thức tỉnh hồi sinh của nhân vật Chí Phèo ( diễn biến tâm lý và hành động của Chí từ sau khi gặp thị Nở)
-GV dẫn dắt: Cứ tưởng rằng Chí Phèo sẽ chỉ là một kẻ lưu manh, tha hóa sẽ trượt dài trên cái dốc thăm thẳm không đáy của tội ác của một con quỉ đội lốt người nhưng không, với tấm lòng nhân đạo lớn, Nam Cao đã xây dựng lên tình huống tiếp theo đó là cuộc gặp gỡ giữa Chí và thị Nở trong đêm trăng thơ mộng ở vườn chuối. Chính tình huống này là một bước ngoạt quan trọng trong cuộc đời nhân vật.
-GV nên vấn đề và dẫn dắt HS tìm hiểu: Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?
-HS trình bày sự chuẩn bị của mình ở nhà (câu 2), bổ sung, hoàn thiện:
+Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở đã giúp Chí thức tỉnh phần ... ỉnh ngộ: Khi tỉnh táo, Chí đã nhìn nhận lại cuộc đời mình từ quá khứ - hiện tại – tương lai. Qứa khứ: hắn nhớ về một thời hắn đã từng ao ước “có một gia đình nhỏ”. Hiện tại: Chí thấy hiện tại của mình thật đáng buồn bởi: “hắn thấy mình già mà vẫn còn cô độc”, “hắn đã tới cái dốc bên kia của đời”, “hắn thấy mình đã “hư hỏng nhiều”. Còn tương lai thì mù mịt, tối tăm: “tuổi già”, “đói rét”, “ốm đau”, và nhất là “cô độc”. Sau chuỗi những ngày sống gần như vô thức, giờ đây chí đã hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức về cuộc đời mình.
è Như vậy, từ sự trở lại khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình với những cảm xúc, tình cảm rất người, Chí đã thức tỉnh và hồi sinh trở về kiếp người lương thiện.
*Từ sự ngạc nhiên, xúc động đến khao khát hoàn lương và mong ước hạnh phúc.
-Đang lúc Chí đang “vẩn vơ nghĩ” thì Thị Nở mang cho hắn “một nồi cháo hành còn nóng nguyên”. Việc làm này của Thị đã khiến hắn “ngạc nhiên” và hắt thấy “mắt mình hình như ươn ướt”. Bởi vì một lẽ hết sức đơn giản, “đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho không”, “đời hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi bàn tay đàn bà” mà “đàn bà” trong ý niệm của hắn là bà ba Bá Kiến thường gọi hắn lên bóp chân nhưng hắn chỉ cảm thấy nhục chứ yêu đương gì. Nhưng nay thì khác, thị không chỉ đem cháo cho hắn mà còn múc ra bát đưa cho hắn vầ “giục ăn cho nóng”. Ăn xong thị “đỡ lấy bát cháo rồi múc thêm bát nữa”. Hành động tận tình chăm sóc của thị đã khiến Chỉ cảm thấy “ăn năn” “thấy lòng thành trẻ con” và hắn muốn “làm nũng với thị như với mẹ”. Lúc này hắn hiền lành đến khó tin: “ôi! Sao mà hắn hiền, ai dám bảo hắn là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chem. người?”. Bản tính hiền lành, lương thiện của hắn hàng ngày bị che lập đi nay trở lại nguyên tính của anh canh điền ngày xưa.
-Từ xúc động, ăn năn, rồi hồi tỉnh, hắn khao khát được làm người lương thiện: “Trời ơi! Hắn them lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết baoHọ lại nhận hắn vào xã hội bằng phẳng của những người lương thiện”
*Cùng với khao khát được trở về làm người lương thiện, Chí khao khát có một mái ấm gia đình:
+ “giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ” – tức là Chí muốn được sống bên cạnh thị, muốn được làm nũng với thị, muốn được thị quan tâm và thị sẽ là cầu nối giúp Chí trở về với cuộc sống loài người.
+”Hay là mình sang ở với tôi một nhà cho vui” – tức là cùng sống chung mmái nhà, cùng chung hưởng hạnh phúc gia đình. Đó là lời cầu hôn của Chí dành cho Thị.
-GV tổ chức cho HS khám phá ý nghĩa sự thức tỉnh của nhân vật: Thông qua sự hồi sinh thức tỉnh ý thức làm người của Chí, em hãy rút ra giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm và bài học nhân sinh mà tác giả gửi gắm?
-HS thảo luận, trả lời:
+GT nhân đạo: Nam Cao khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương” trong bản thân con người. Ngay cả khi bị các thế lực khủng khiếp đè nén thì bản chất lương thiện, hiền lành của con người không bao giờ bị tha hóa và lưu manh hóa. Đó chỉ cần một hoàn cảnh thuật lợi đó là tình yêu thương thì bản chất “thiên lương” của con người sẽ được bùng lên và khẳng định mạnh mẽ.Từ đó nhà văn kêu gọi hãy tin vào bản chất lương thiện của mỗi người, hãy dùng tình yêu thương để cảm hóa họ và giúp họ quay về với nẻo đường chính nghĩa.
+Bài học nhân sinh: Sống trên đời cần sự chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Chính tình yêu thương sẽ giúp cho chúng ta thấy được bản tính tốt đẹp của mỗi con người. “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tình tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy ở họ toàn sự gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ đáng thương, không bao giờ ta thương”
D. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo ( diễn biến tâm lý và hành động của Chí từ sau khi bị thị Nở từ chối)
-GV: Chí khao khát tình yêu đến với thị Nở, khao khát được trở về làm người lương thiện và ý nguyện đó của Chí có thành hiện thực không? Vì sao?
-HS trả lời: Mong ước quay trở về làm người lương thiện của Chí đã bị thị Nở khước từ do bà cô thị Nở ngăn cấm. Bà cô thị quyết không cho thị lấy một thằng không cha không mẹ mà chỉ có một nghề duy nhất là “rạch mặt ăn vạ và đâm chem người”. Như vậy là con đường hoàn lương của Chí đã bị chặt đứt. Bà cô thị chính là người đại diện cho định kiến của xã hội, và xã hội “bằng phẳng” đã quay lưng lại với Chí và không chấp nhận Chí. Họ không tin sự hồi sinh thức tỉnh của Chí.
-GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích diễn biến tâm lý của Chí: Thị Nở đã đoạn tuyệt quan hệ với Chí như thế nào và tâm trạng của Chí ra sao?
-HS tái hiện và phân tích tâm trạng của Chí: 
*Thất vọng và đau đớn: 
+Thị Nở “chút vào mặt hắn tất cả lời bà cô”.Hắn “ngẩn mặt” và “cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì”.Chí ngạc nhiên rồi thất vọng. Thất vọng nhưng chưa tuyệt vọng và hắn “như hít thấy hơi cháo hành”. Khi thị ra về, hắn đã “chạy theo với lấy tay thị” như là nỗ lực cuối cùng để níu giữ con đường hoàn lương duy nhất. Vì thế hành động này cho thấy Chí khao khát tình yêu và khao khát làm người lương thiện.
+Thế nhưng, Thị đã “gạt tay ra, dúi thêm cho (hắn) một cái” như to ra sự cắt đứt dứt khoát. Chí thất vọng, “nhặt viên gạch, toan đập đầu”. Nhưng muốn đập đầu thì phải “uống thật say” và “hắn uống”. Nhưng “càng uống càng tỉnh ra”, hắn cảm thấy “buồn, chao ôi! buồn”. Hắn thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Hắn “ôm mặt, khóc rưng rức”. Rượu không thể làm tê liệt đi lương tri của một con người đã thức tỉnh. Trong Chí giờ đây có sự đấu tranh giữa thiện –ác, men rượu và hương cháo hành đang va đập cọ sát vào nhau khiến Chí đau đớn, nhấm nhẳng tâm can anh. Gịot nước mắt như là sự gột rửa mọi tội ác của Chí, nó như là sự ăn năn, hối hận khi nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
*Phẫn uất và tuyệt vọng
-Trong cơn phẫn uất đến tột cùng, Chí xách vỏ chai toan đến nhà Thị Nở để giết chết “con cọm già” tức là bà cô Thị Nở - người đã cản ngăn mối tình của Chí với Thị, người đã cắt đứt con đường hoàn lương của Chí.
-Nhưng trong cơn say, Chí đã “quên không đến nhà thị Nở”, Chí đã đến nhà Bá Kiến, “trợn mắt”, “chỉ vào mặt lão” và “đòi làm người lương thiện”. Nhưng câu nói và những câu hỏi liên tiếp dồn dập như là sự kết án cho tội ác của Bá Kiến: “ ai cho tao lương thiện?. Làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!...chỉ có một cáchbiết không! Chỉ còn cách này biết không”. Sự phẫn uất đến đỉnh điểm là hệ quả tất yếu không tránh khỏi khi Chí đang trong cơn tuyệt vọng, bế tắc đến cùng cực.
-GV dẫn dắt, định hướng cho HS về sự thay đổi trong hành động của Chí: Tại sao Chí Phèo lại đến nhà Bá Kiến mà không phải đến nhà Thị Nở như dự định ban đầu đặt ra? Sự thay đổi này chứng tỏ điều gì?
-HS suy nghĩ và trả lời: Như Nam Cao đã từng bình luận: “Nhưng thằng điên và những thằng say không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi hắn định làm”. Nhưng nguyên nhân sâu xa ở chỗ: Chí không bao giờ quên được mối thù mà Bá Kiến đã gây ra cho mình, mặc dù Chí đã làm tay sai cho hắn nhưng Chí vẫn thường xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến để “đòi nợ”. Vì thế, sự căm giận, mối thù không đội trời chung này vẫn âm ỉ cháy để rồi đã đến lúc bùng phát dữ dội khi mà Chí Phèo ý thực được kẻ đã gây ra bi kịch của cuộc đời mình.
-GV tổ chức cho HS bình luận: Hành động đâm chết Bá Kiến rồi tự vẫn của Chí có ý nghĩa như thế nào? Tại sao Chí Phèo lại phải chết?
-HS trình bày suy nghĩ của mình:
+Hành động đâm chết Bá Kiến rồi tự vẫn là một hành động mang tính quy luật, tất yếu. Đó là hành động của một con người khi nhận ra bi kịch của cuộc đời và nhận ra kẻ thù đã gây ra tội ác cho hắn. Vì thế, việc trả thù là một lẽ tất yếu xảy ra khi Chí đã tỉnh táo nhìn nhận sự việc. Nhưng sau đó Chí tự vẫn là bởi Chí không thể tiếp tục sống nữa khi mà không ai coi Chí là người. Kẻ thù của Chí đâu chỉ có riêng Bá Kiến mà cả những định kiến của cả xã hội phi nhân tính này. Cho nên, cái chết là sự một sự giải thoát cho cuộc đời của Chí.
+Trước đây để tồn tại, Chí phải bán bộ mặt người và linh hồn người cho quỉ dữ, đên nay linh hồn đã trở về làm người thì Chí phải đánh đổi cả sự sống của mình. Cho nên, cái chết như một lẽ tất yếu, tố cáo xã hội thcuwj dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và lưu manh hóa để dẫn tới cái chết.Nó phản ánh tính chất xung đột giai cấp giữa : địa chủ và nông dân trước cách mạng tháng 8 năm 1945
-GV hướng dẫn HS tổng hợp đánh giá: Nam Cao đã dành phần lớn trang viết của mình để khắc họa vè đặc điểm người nông dân. Vậy qua đó, em thấy được điều gì?
-HS suy nghĩ, tổng hợp kiến thức bằng cách phác thảo sơ đồ diễn biến tâm trạng của Chí từ sau trận ốm đến kết thúc truyện. Qua đó, nhẫn ét về phong cách nghệ thuật của nhà văn.
+Sơ đồ diễn biến tâm trạng: 
Tỉnh rượu => Tỉnh ngộ => xúc động =>ngạc nhiên =>hi vọng => thất vọng => đau đớn => phẫn uất =>tuyệt vọng.
+Nam Cao đã dành phần lớn trang viết của mình để khẳng định, tô đậm bản chất lương thiện và tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị tha hóa và lưu manh hóa. Qua đó, nhà văn going lên một hồi chuông: cần phải bảo vệ nhân tính con người, cần đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác để tạo môi trường tốt đẹp cho sự phát triển nhân tính, nuôi dưỡng phần người trong mỗi con người.
+Qua dòng tâm trạng của Chí, ta thấy được tài năng khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật của Nam Cao. Ông dùng ngòi bút của mình lách sâu vào từng “vi mạch” nhỏ nhất để diễn tả tình cảm, cảm xúc và sự thay đổi tâm trạng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau của nhân vật. Chính dòng ý thức tâm trạng đó giúp người đọc lý giải, đánh giá.
5. Tổng kết
a. Nội dung
-GV nêu vấn đề: Tại sao nói, Chí Phèo là cảm quan hiện thực mới mẻ, đặc sắc, độc đáo và có tính nhân đạo sâu sắc.
-HS suy nghĩ và biện giải bằng cách tổng hợp kiến thức, đối chiếc tác phẩm cùng đề tài người nông dân với các nhà văn hiện thực khác.
+Qua hình tượng Chí Phèo, nhà văn đã khắc họa một qui luật khách quan của người nông dân đó là: sự tha hóa và lưu manh hóa khi bị các thế lực thống trị đè nén, áp bức. Khác với các nhà văn cùng thơi, nếu như NTT, NCH khai thác bi kịch người nông dân trước cách mạng tháng 8 là bi kịch bị tucows đoạt về vật chất dẫn tới đói nghèo bán cả con, bán cả chó thì Nam Cao lại khác, ông khai thác tấn bi kịch bị tha hóa của người nông dân tưởng như không ai có thể tước đoạt được đó là: nhân hình – nhân tính.
+GT nhân đạo: Qua truyện, nhà văn khẳng định sức sống tiềm tang, mạnh mẽ và phẩm chất thiên lương tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị tha hóa, biến chất. Và tác giả muốn đề cao: dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, bản chất lương thiện của con người vẫn luôn tồn tại, vì thế hãy tin vào bản chất con người, và giúp họ vượt qua bằng tình yêu thương của mình.
b. Nghệ thuật
-Gv hướng dẫn cho HS tìm hiểu và rút ra giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
-HS suy nghĩ và tự rút ra theo nhận thức
+NT xây dựng và điển hình hóa nhân vật
+Khắc họa diễn biến tâm lý
+NT trần thuật, tạo điểm nhìn
+Giong điệu đa thanh
+Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ hàng ngày
+Kết cấu vòng tròn.
+Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn, độc đáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_14_Chi_Pheo_tiep_theo.docx