Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 22

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 22

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học sinh cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh hiện thực cuộc sống, cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-Sách GK, sách GV

-Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”- Lê Hữu Trác

-Một số tranh ảnh tư liệu

-Giáo án lên lớp cá nhân

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp :đọc, phát hiện, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 88 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2806Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 tháng 9 năm 2007
Tuần 01 (Từ tiết 01 đến tiết 04)
Tiết 01 
Vào phủ chúa Trịnh
(Trích :Thượng kinh kí sự )
 Lê Hữu Trác
A.Mục tiêu bài học
Học sinh cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh hiện thực cuộc sống, cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
B.Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”- Lê Hữu Trác
-Một số tranh ảnh tư liệu
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp :đọc, phát hiện, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị học tập của học sinh đầu năm học mới 2007-2008
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung
1.Tiểu dẫn.
Hs đọc phần tiểu dẫn SGK
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác?
-Lê Hữu Trác (1724- 1791)
Tên hiệu: Hải Thượng Lãn Ông
(Ông già lười ở đất Thượng Hồng)
-Quê cha: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào,
Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương nay thuộc huyện Yên Mĩ. Hưng Yên
-Quê mẹ: Xứ Đầu Thượng, xã Tĩnh Diễm, 
Hương Sơn, Hà Tĩnh,
\
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
-Gia đình ông có truyền thống học hành, thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha ông làm quan tới chức: Hữu thị lang bộ công.
Bộ sách “Hải Thượng Y Tông
tâm lĩnh” giúp em hiểu thêm gì về sự nghiệp của Lê hữu Trác?
-Bộ sách gồm 66 quyển, được Lê Hữu Trác biên soạn trong khoảng 40 năm.
-Bộ sách thể hiện tài năng của Lê Hữu trác trên các lĩnh vực: y học, truyền bá y học, văn học. Bộ sách được đánh giá là “tác phẩm y học xuất sắc nhất của thời trung đại”
“Thượng kinh kí sự” là tác phẩm có vị trí đặc biệt gì trong bộ sách “Hải thượng Y Tông tâm lĩnh”
-Là quyển 66 của bộ sách
-Một tác phẩm văn học đặc sắc, đánh dấu sự phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại; đồng thời khẳng định tài năng của Lê Hữu Trác trên lĩnh vực thơ, văn .
-Kí sự: là thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh.
-Kí sự là một thể loại văn học mới xuất hiện ở nước ta trong thế kỉ XVIII.
Nội dung chính của “Thượng kinh kí sự” ? 
-Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng những điều mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi vào kinh 9 tháng 20 ngày để chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán.
-Thượng Kinh kí sự (Kí sự lên Kinh) nguyên tác bằng chữ Hán, được viết năm 1782 và khắc in năm 1885
Hướng dẫn HS đọc văn bản và các chú thích
Nêu vị trí của đoạn trích?
II.Đọc-hiểu văn bản
-Lưu ý học sinh các chú thích-đặc điểm của văn học trung đại.
-Vị trí đoạn trích: đến kinh đô, Lê Hữu Trác được sắp xếp ỏ nhà người em của quận Huy-Hoàng Đình Bảo.Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho thế tử Cán. Đoạn trích này kể lạ chuyện đó.
Em hãy nêu đại ý đoạn trích?
Đại ý
Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực cuộc sống xa hoa và uy quyền của chúa Trịnh. đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình.
1.Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả.
Cảnh sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?
& Phân nhóm học sinh:
@Nhóm I:
Những chi tiết miêu tả kiến trúc nhà cửa trong phủ chúa?
Cảnh chung: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. 
Cửa, hành lang quanh co, nối nhau liên tiếp.
Những từ: (Thật cao, thật lớn, rộng)N 
Sơn son, thếp vàng, lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp...
Những chi tiết miêu tả đồ đạc trong phủ chúa? 
@Nhóm II: 
Mâm vàng ,chén bạc. Võng điều, áo đỏ; Sập vàng, gác tía... sơn son thếp vàng.
Liệt kê những từ chỉ người được dùng trong đoạn trích?
@Nhóm III: 
Hệ thống quan lại, quân lính, phi tần, mĩ nữ
kẻ hầu hạ...--> Số lượng rất đông, người qua lại như mắc cửi.
Uy quyền của phủ chúa?
@Nhóm IV: 
Nghi thức, thủ tục phức tạp, ra vào phải có thẻ, đi lại phải có người dẫn đường
Vào lạy, ra lạy...lời lẽ cung kính, 
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
+Miêu tả bằng tài năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép lại một cách trung thực
+Miêu tả bằng ấn tượng: Mình vốn con quan
...Nhân gian chưa từng thấy! (Mỉa mai)
2.Thế tử Cán và thái độ của tác giả
& Phân nhóm học sinh: 
@Nhóm I: 
Tìm những chi tiết miêu tả nơi ở của Thế tử?
Sập vàng, giá đồng, nệm gấm...
Cung nữ xúm xít, người hầu chầu chực...
Thế tử như bị quây tròn, bọc kín trong tổ kén vàng son! Nhưng lạnh lẽo thiếu sinh khí
Vóc dáng, hình hài của Thế tử
được miêu tả như thế nào?
@Nhóm II: 
Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò...
Suy nghĩ của em về cách miêu tả của tác giả?
Miêu tả bằng con mắt của vị lương y tài danh, kiêm nghệ sĩ tài hoa.
Cuộc sồng đầy đủ, nhưng nội lực trống rỗng.
Một thế tử ốm yếu, của một Vương triều Lê-Trịnh lục đục, khủng hoảng (Mỉa mai)
Thái độ của tác giả khi khám bệnh cho Thế tử?
@Nhóm III: 
Diễn biến tâm trạng phức tạp :
-Chữa khỏi ngay... Bị danh lợi ràng buộc, không về núi được nữa...
-Chữa cầm chừng, thì trái với y đức của người thầy thuốc...
Tâm trạng giằng co, xung đột...
Cuối cùng y đức của người thầy thuốc đã thắng sở thích cá nhân; Phẩm chất, lương tâm trung thực, tài năng của vị danh y được bộc lộ rõ: xa lánh danh vọng, chăm lo giữ gìn y đức của người thầy thuốc.
Nêu nội dung chính của đoạn trích ? 
Nêu những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả? 
III.Củng cố
+Đoạn trích vừa mang đậm giá trị hiện thực,
vừa thể hiện tính trữ tình. Đồng thời thể hiện nhân cách cao đẹp của người thầy thuốc giàu tài năng: ghẻ lạnh với danh vọng, lấy việc trị bệnh cứu người làm mục đích chính của cuộc đời, y đức ấy ai hơn! 
+Tài năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực
Cách kể hấp dẫn...
Tác giả đã góp phần thể hiện vai trò, tác dụng của thể kí với hiện thực đời sống. 
Cho Hs đọc lại phần ghi nhớ Sgk, 
 1 Ghi nhớ 
Em hiểu thế nào về thể kí?
V.Luyện tập
Kí: là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép hiện thực cuộc sống (con người và cảnh vật). Đồng thời thể hiện cảm xúc chân thật của người viết.
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau :
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Ngày soạn: 05 tháng 9 năm 2007
Tuần 01 (Từ tiết 01 đến tiết 04)
Tiết 02
Từ Ngôn ngữ chung Đến lời nói cá nhân
A.Mục tiêu bài học
Học sinh thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ trên cơ sở vận dụng ngôn ngữ chung. Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc. 
B.Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Giáo trình ngôn ngữ học đại cương
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: phát hiện, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Cách miêu tả và thái độ của Lê Hữu trác với cuộc sống nơi phủ chúa?
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung
1.Ngôn ngữ -tài sản chung của xã hội
Hs đọc Sgk
Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc? Một cộng đồng xã hội?
+Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung để hiểu biết nhau của một dân tộc, một cộng đồng xã hội.
+Các yếu tố, các quy tắc của ngôn ngữ là tài sản thống nhất chung của mọi người trong một cộng đồng xã hội. 
Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào?
-Các âm và các thanh
(Phụ âm, nguyên âm, thanh điệu)
-Các nguyên âm: i, e, ê, u, ư, o, ô, a, ă, â
-Các thanh điệu: 06 thanh (Không, huyền, hỏi , sắc, ngã , nặng)
(Chú ý sự hoà âm khi sử dụng các thanh)
-Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh
-Các từ => các tiếng (âm tiết) có nghĩa
-Các thành ngữ, quán ngữ cố định
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được biểu hiện
qua những quy tắc nào?
+Phương thưc chuyển nghĩa của từ
+Quy tắc cấu tạo câu
`
2.Lời nói-sản phẩm riêng của cá nhân 
Hs đọc Sgk
Em hiểu như thế nào về lời nói cá nhân? 
+Lời nói cá nhân là sản phẩm cụ thể của một người, vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng với phần đóng 
góp riêng của cá nhân.
Nét riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện trên những phương diện nào?
-Giọng nói riêng
-Vốn từ ngữ cá nhân
-Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung
-Sáng tạo ra các từ mới
Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân trong văn chương nghệ thuật ?
+Phong cách ngôn ngữ của các nhà văn
-Nguyễn Khuyến: nhẹ nhàng, thâm thuý
-Tú Xương: ồn ào, cay độc.
II.Luyện tập
Bài số Œ
& Phân nhóm học sinh, làm các bài tập 
@Nhóm I: 
Tất cả mọi người , ai cũng phải học, học tập trên mọi phương diện, học từ cái nhỏ đến lớn
Học ăn:
ăn có nhai, nói có nghĩ.
ăn trông nồi, ngồi trông hướng
ăn cỗ đi trước. Lội nước đi sau
ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
@Nhóm II:
Học nói:
Ngôn ngữ cá nhân mang màu sắc chủ quan, thể hiện tư cách cá nhân. Vì thế cần:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Cần tránh cách nói:
Lúng búng như ngậm hột thị
Nhấm nhẳng như váy ba bức
Hoặc:
Bạ đâu nói đấy, vơ quàng, vơ xiên
Đâm ba chày củ...
Chưa ngồi, đã lồi chuyện ra...
Muốn nói đúng, nói hay chúng ta cần phải có những điều kiện gì?
@Nhóm III:
+Học tập suốt đời
+Dùng từ dễ hiểu, tập phát âm chính xác
+Biết khai thác vốn từ trong nhân dân
+Biết đối chiếu, để đảm bảo tính chuẩn mực
trong khi nói.
+Biết trau dồi vốn từ, bằng phương pháp tạo từ mới (ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm...) 
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau :
 Bài làm văn số I tại lớp
Ngày soạn: 06 tháng 9 năm 2007
Tuần 01 (Từ tiết 01 đến tiết 04)
Tiết 03 và 04
Bài viết số i
(Nghị Luận xã hội)
A.Mục tiêu cần đạt: 
Củng cố cho học sinh kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II ở lớp 10. Học sinh biết vận dụng những hiểu biết những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Học sinh biết huy động kiến thức về văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài kiểm tra. Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng quy cách. 
Giáo viên có kết quả đánh giá sơ bộ năng lực học tập của học sinh. 
 B.Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên nhắc nhở học sinh trung thực tự giác, nghiêm túc thực hiện đúng quy chế kiểm tra thi cử. Giáo viên kiểm tra ý thức học sinh trong giờ làm bài tại lớp. 
D.Tiến trình lên lớp
1.Giáo viên nhắc nhở chung. 
Chép đề lên bảng: 
Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người. 
2. Học sinh làm bài.
Giáo viên theo dõi quá trình làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra.
Giáo viên thu bài, dặn dò khi hết giờ.
Bài sau: Tự tình (Bài II)
Đáp án chấm
MB:
+Học sinh có thể trình bày vấn đề bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau
+Nêu khái quát suy nghĩ và quan niệm của bản thân về lối sống giản dị của một con người. 
TB:
+Nêu quan niệm của mình về lối sống giản dị:
-Thế nào là giản dị?
-Lối sống ấy biểu hiện trên những phương diện nào?
-Vẻ đẹp của ... hững người nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh vì đất nước.
Tác giả đã tạo nên bức chân dung nghệ thuật sừng sững về người nghĩa sĩ nông dân tương xứng với những phẩm chất tốt đẹp của họ ở ngoài đời.
Trước đó hình ảnh người nông dân yêu nước đánh giặc chưa từng xuất hiện đầy đủ trong văn chương trung đại Việt Nam.
Bài văn tế kết tinh lòng yêu nước chân thành 
Cảm động của Nguyễn Đình Chiểu và là một trong những bài văn tế hay nhất trong 
lịch sử văn học trung đại Việt Nam. 
Tiết II
Gv: Tạo tâm thế cho học sinh bước vào giờ II của bài 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
& Chia nhóm, cho học sinh thảo luận, phát biểu:
Vì sao xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX 
 Cảm hứng nhân đạo
+Những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, xuất hiện liên tiếp; Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng nổi bật trong hàng loạt tác phẩm văn học ở giai đoạn này
(Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, truyện Kiều...)
+Điều kiện, hoàn cảnh xã hội để xuất hiện trào lưu nhân đạo:
-Những biến động lịch sử từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: chế độ phong kiến khủng hoảng, suy thoái...Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra...Đời sống nhân dân điêu đứng lầm than vì chiến tranh, nạn phu phen tạp dịch...Quyền sống của con người bị chà đạp...
- ảnh hưởng tích cực của văn học truyền thống, truyền thống nhân đaọ của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”
+Văn học dân gian là cội nguồn để nảy sinh tư tưởng nhân đạo
+Tư tưởng nhân văn của phật giáo là từ bi bác ái
+Tư tưởng nhân văn của Nho giáo là học thuyết Nhân nghĩa
+Tư tưởng nhân văn của Đạo giáo là sống hoà hợp với tự nhiên.
Những biểu hiện của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn này:
-Thương cảm với những bi kịch của con người; đồng cảm với khát vọng chân chính của con người.
-Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm của con người.
-Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người
-Đề cao truyền thống đạo lí của dân tộc...
Những biểu hiện mới của cảm hứng nhân đạo ...
+Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế.
+ý thức về cá nhân đậm nét qua những biểu hiện về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân... 
Vấn đề cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong văn học giai đoạn này? 
: Khẳng định quyền sống của con người 
& Cho học sinh thảo luận, phát biểu:
Ž Về sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+Nội dung đề caođạo lí nhân nghĩa (Lục Vân Tiên)
+Nội dung yêu nước (Ngư tiều y thuật vấn đáp, chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
+Nghệ thuật: 
-Tính chất đạo đức trữ tình
-Màu sắc Nam Bộ thể hiện qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật, qua thái độ yêu ghét phân minh...
Vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nghệ thuật bằng ngôn từ về người nghĩa sĩ nông dân trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
+Bi: tiếng khóc thương cao cả...
+Tráng: ngợi ca tinh thần căm thù giặc, hành động quả cảm , anh hùng của người nghĩa sĩ, ý chí sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc của họ; bài văn tế đã dựng lên một bức tượng đài hoành tráng, bất tử về những người nghĩa sĩ nông dân trong khí thế tấn công , trút căm thù lên đầu quân xâm lược.
+Đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu: Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng, độc đáo...Lần đầu tiên trong lịch sử văn học thời trung đại trở thành hình tượng trung tâm trong sáng tác văn học
Hs nêu ba đặc điểm về phương pháp nghệ thuật của văn học trung đại?
II.Phương pháp
Œ Tư duy nghệ thuật: theo kiểu mẫu nghệ thuật đã có sẵn, đã trở thành công thức
Vd: Bài câu cá mùa thu
Tính quy phạm thể hiện ở việc tác giả lựa chọn thi đề, thi liệu...
Tả mùa thu thi ca trung đại thường nói về:
Thu thiên, thu thủy, thu hoa, thu diệp...Trong bài thơ có thu thiên (tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt); Thu thủy (ao thu lạnh lẽo nước trong veo); thu diệp (lá vàng trước gió khẽ đưa vèo).
Đề tài “cày nhàn câu vắng”, tác giả miêu tả 
Hình ảnh ngư ông (tựa gối buông cần lâu chẳng được)
Thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thi ca trung đại : lấy động để tả tĩnh ( tác giả vận dụng tả ‘cá đâu đớp động dưới chân bèo’’
 Quan niệm thẩm mĩ
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thi liệu Hán học
VD : Đoạn trích ‘lẽ ghét thương’’ có 19 điển tích, điển cố rút từ sách vở Trung Quốc
Ž Bút pháp nghệ thuật 
Thiên về ước lệ tượng trưng
Vd : Hình ảnh bãi cát dài (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) --> những khó khăn trắc trở trên con đường đời, con đường công danh khoa cử mờ mịt, chán ghét...
& Cho học sinh thảo luận, phát biểu:
 ở những tác giả tài năng, sáng tác của họ một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại có những sáng tạo trong những quy phạm ước lệ.
Cho Vd chứng minh?
+ Câu cá mùa thu –Nguyễn khuyến có sáng tạo trong những quy phạm ước lệ:
Gợi tả thành công thần thái của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ với những chi tiết điển hình. Chiếc ao làng sóng hơi gợn, nước trong veo, lạnh lẽo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co, vần “eo” gợi cảm giác không gian ngoại cảnh, tâm cảnh như tĩnh lặng, thu hẹp dần.
Nhân vật trữ tình đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên với những suy tư, rung động tinh tế về trời thu, cảnh thu...
Khi tìm hiểu phân tích tác phẩm văn học trung đại chúng ta cần chú ý những điểm gì?
III.Củng cố
+Hoàn cảnh xã hội, lịch sử...
+Tác giả...
+Đặc điểm thể loại
Vd: khi sáng tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Nguyễn Đình Chiểu đã tuân thủ chặt chẽ đặc điểm của thể loại văn tế. Bố cục gồm bốn phần (Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết); Sử dụng những cụm từ đã thành công thức “Thương ôi” “hỡi ôi”...Giọng điệu lâm li, thống thiết, dùng nhiều thán từ, từ ngữ, hình ảnh biểu cảm...
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: 
 Trả bài viết số II
Ngày soạn: 29 tháng 9 năm 2007
Tuần 08 (Từ tiết 29 đến tiết 32)
Tiết 31
Trả Bài Viết số II
A.Mục tiêu bài học
Hướng dẫn học sinh hiểu:các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của đề bài; Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, sử dụng các thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận. Nhận biết được những ưu, nhược điểm của bài viết. 
B.Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Gv: chép đề lên bảng
Hs: đọc lại đề
I.Đề 
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ “bánh trôi nước”, “Tự tình” 
(bài 2) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ”
của Trần Tế Xương ? 
Cho Hs phân tích những yêu cầu cụ thể của đề bài.
Gv: lưu ý Hs [
& Chia nhóm, cho học sinh 
thảo luận xây dựng các ý đã tìm được 
Cho Hs đọc những bài khá
II.Phân tích đề
+Học sinh có thể trình bày vấn đề bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau
+Nêu khái quát hình ảnh người phụ nữ trong các bài thơ trên 
+Các ý không phải nói về từng bài thơ mà là nhận định chung về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
 Vì vất vả, cực nhọc
Khổ đau Vì không được làm chủ số 
 Phận cuộc đời mình... 
 Vì cô quạnh, thiếu vắng 
 hạnh phúc lứa đôi... 
 Tình yêu thương....
 Sự đảm đang, tần tảo...
Vẻ đẹp Thuỷ chung, son sắt....
 Tinh thần mạnh mẽ, khao 
 khát được hưởng hạnh phúc 
+Dẫn chứng (lấy trong các bài thơ ), trong 
các tác phẩm văn học khác
+Liên hệ thực tế. 
+Thái độ của các tác giả?
Cho Hs tự chữa lỗi trong bài viết của mình.
II.Chữa lỗi 
Gv: ghi trên bảng những lỗi câu tiêu biểu
Dặn dò Hs về nhà tiếp tục chữa lỗi câu.
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: 
Tiếp tục xem lại và chữa lỗi của hai bài viết.
 Soạn: thao tác lập luận so sánh
Ngày soạn: 30 tháng 9 năm 2007
Tuần 08 (Từ tiết 29 đến tiết 32)
Tiết 32
Thao tác lập luận so sánh 
A.Mục tiêu bài học
Hướng dẫn học sinh hiểu rõ vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận. Biết vận dụng thao tác so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận 
B.Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hs đọc Sgk
Nêu nội dung chính phần 1?
I.Tìm hiểu chung
1.So sánh và lập luận so sánh
+ So sánh là “sự đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra nét giống nhau hay những nét khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cái cùng một lúc)”
-Giống nhau gọi là so sánh tương đồng
-Khác nhau gọi là so sánh tương phản
+Khi viết văn nghị luận, người ta cũng sử dụng so sánh để làm sáng rõ, chắc hơn luận điểm của mình, đó là so sánh trong lập luận. (Thao tác lập luận so sánh)
Lập luận so sánh là gì?
: Lập luận so sánh là thao tác nhằm làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác
So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
& Cho học sinh 
thảo luận, phát biểu:
Phân biệt so sánh trong 
Lời nói thường ngày, phép tu từ so sánh với so sánh trong thao tác lập luận so sánh? 
+ Khác nhau ở mục đích so sánh
+So sánh trong lời nói thường ngày, so sánh như một biện pháp tu từ mục đích chính là 
Làm cho sự vật dễ hình dung, dễ tưởng tượng hơn, hay khiến cho lời nói đẹp hơn...
 Vd: anh ấy gầy như xác ve 
“Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”
 (Ca dao)
+Trong thao tác lập luận so sánh: so sánh phải phục vụ cho mục đích lập luận. Với mục đích làm sáng rõ một ý kiến, một nhận định của của bản thân người viết văn, trước một vấn đề, hiện tượng được đưa ra bàn luận
Hs đọc ví dụ Sgk
Nêu mục đích và cách thức lập luận so sánh?
+Cả hai luận điểm đều nhằm so sánh lòng thương người của Nguyễn Du trong truyện Kiều, Văn chiêu hồn với các tác phẩm văn chương khác (Chinh phụ ngâm)
+Cách thức lập luận sử dụng lập luận sosánh
& Cho học sinh đọc Sgk 
thảo luận, phát biểu:
Nêu cách so sánh ?
2.Cách lập luận so sánh
² So sánh tác giả “Tắt đèn” với các tác giả khác, họ cũng viết về nông thôn nhưng “nói năng khác ông”
+Người ta bàn về cải lương hương ẩm
(Cách thay đổi ăn uống ở làng quê)
+Người ta bàn về “Ngư, Tiều, Canh, Mục”
(Nghề cá, kiếm củi, làm ruộng, đi ở) 
Mục đích của sự so sánh đó?
² Để làm nổi bật cái nhìn đúng bản chất 
Cuộc sống của Ngô Tất Tố: ông “xui người nông dân nổi loạn” ông chỉ ra mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân đế quốc, mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến địa chủ, đó là những mâu thuẫn không thể điều hoà được. Chưa có ai thời ấy làm được như Ngô Tất Tố, ông tố khổ cho người nông dân, vạch trần bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và tay sai.
Hs nhắc lại nội dung chính
III.Củng cố
& Chia nhóm, cho học sinh 
Làm bài tập
4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Khái quát.... 
IV.Luyện tập
+Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc // Nam trên các mặt: Văn hiến, sơn hà cương vực, phong tục tập quán, anh hùng hào kiệt...
+So sánh để rút ra kết luận: về niềm tự hào dân tộc, khẳng định chủ quyền dân tộc...
+Sức thuyết phục cao của lập luận... 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 11(4).doc