Giáo án Ngữ văn 11 - Bài học: Chí Phèo

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài học: Chí Phèo

Chí Phèo

I. Tìm hiểu chung

• Giai đoạn: Văn học Việt Nam năm 1930 - 1945

• Nhan đề :

Cái lò gạch cũ: Đây chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người. "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo, với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới sự nối tiếp của kiếp đọa đày, hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn đó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm.

Đôi lứa xứng đôi: khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Tên gọi này được đặt ra sẽ hướng người đọc tới mối tình giữa Thị Nở và Chí Phèo, nhằm giúp người đọc có thể thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó, nhưng nếu như vậy thì tất cả những giá trị khác của tác phẩm sẽ bị lu mờ bởi cuộc tình éo le giữa Thị và Chí.

Chí Phèo: Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo.

Ở làng Đại Hoàng (quê hương Nhà văn Nam Cao) hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn. Ông này thường bắt "phèo" (ruột non của con lợn) để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng. Chí (hồi đó làm thuê cho Trương Pháo); Chí cũng học cách "bắt phèo" cho chủ bán. Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon. Từ đó, Chí có tên là "Chí Phèo"; và làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao, to, béo khỏe. Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ. Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống. Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta thường gọi là "Chí Phèo". Đó là lý do mà Nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo.

 

docx 12 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 4309Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài học: Chí Phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Phèo
I. Tìm hiểu chung
Giai đoạn: Văn học Việt Nam năm 1930 - 1945
Nhan đề : 
Cái lò gạch cũ: Đây chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người. "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo, với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi đề cập tới sự nối tiếp của kiếp đọa đày, hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn đó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm.
Đôi lứa xứng đôi: khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Tên gọi này được đặt ra sẽ hướng người đọc tới mối tình giữa Thị Nở và Chí Phèo, nhằm giúp người đọc có thể thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó, nhưng nếu như vậy thì tất cả những giá trị khác của tác phẩm sẽ bị lu mờ bởi cuộc tình éo le giữa Thị và Chí.
Chí Phèo: Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo.
Ở làng Đại Hoàng (quê hương Nhà văn Nam Cao) hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn. Ông này thường bắt "phèo" (ruột non của con lợn) để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng. Chí (hồi đó làm thuê cho Trương Pháo); Chí cũng học cách "bắt phèo" cho chủ bán. Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon. Từ đó, Chí có tên là "Chí Phèo"; và làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao, to, béo khỏe. Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ. Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống. Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta thường gọi là "Chí Phèo". Đó là lý do mà Nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo.
Chủ đề : Nhà văn Nam Cao đã đề cao và khẳng định phẩm chất của nhân vật Chí Phèo – Thị Nở nói riêng và của bộ phận tầng lớp nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa nói chung. Đồng thời nhà văn cũng kết án đanh thép cái xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn của nhân dân lao động lúc bấy giờ.
Thể loại : truyện ngắn
PTBĐ : tự sự
HCST :Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân, nửa phong kiến và dựa theo những việc thật , người thật ở làng quê của tác giả trước cách mạng tháng 8. Sáng tác năm 1941
Xuất xứ: in trong tập “ Luống cày”
Đề tài: số phận người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
II. Tìm hiểu chi tiết 
Sự xuất hiện của Chí phèo với tiếng chửi độc đáo 
hình ảnh tiếng chửi
- Trích dẫn:
“ Bắt đầu hắn chửi trời” , “ Rồi hắn chửi đời” , “ Tức mình, hắn chửi cả làng Vũ Đại.” , “ Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn.” , “ Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!” , “ Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo”
+ “chửi trời”: vì sinh ra hắn là người không hoàn thiện
+ “chửi đời”: vì đời đã cưu mang rồi vứt bỏ hắn
+ “chửi cả làng Vũ Đại”: vì đã đẩy hắn vào bi kịch thê thảm
+ “ chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”
+ đau đớn nhất, hắn “chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn” để hắn phải mang những bi kịch của cuộc đời. 
Sự tức giận của Chí và sự im lặng đáng sợ của mọi người xung quanh. Và cũng thể hiện rõ sự vật vả, đau đớn, thèm được giao tiếp với đồng loại.
- Tiếng chửi gây ấn tượng vừa quen vừa lạ:
+ quen: giống như những gã say rượu khác
+ lạ: “ không ai lên tiếng cả”, “ thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu”
➔đây là biểu hiện của nỗi cô đơn rợn ngợp vì nếu ai đó chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người, còn bằng lòng giao tiếp, đối thoại với hắn. Nhưng Chí cứ chửi rồi lại nghe, xung quanh vẫn là một sự im lặng đáng sợ, có chăng “chỉ là ba con chó dữ với một thằng say rượu”
Nguyên nhân/ ý nghĩa của việc tác giả đặt Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi:
- Nam Cao đã lột tả được bản chất thực của Chí Phèo khác với vẻ ngoài hung hãn là sự lương thiện, khát khao được làm người. Đồng thời, nhà văn cũng hé mở về một thân phận bi đát của một con người bị đẩy xuống ngang hàng với thú vật.
- Thể hiện sự bất mãn, đau đớn, ý thức được sự tàn nhẫn trước số phận của Chí Phèo nói riêng và một bộ phận nông dân lương thiện bị tha hóa nói chung của xã hội lúc bấy giờ.
Nghệ thuật độc đáo trong việc xây dựng tiếng chửi:
- kết cấu trần thuật: tác giả đã đưa tiếng chửi lên đầu truyện tạo ra sự độc đáo, ấn tượng và lôi cuốn người đọc
- trần thuật qua nhiều ngôi khác nhau:
+ theo giọng chửi bực tức của Chí Phèo.
+ theo giọng dân làng thờ ơ, hờ hững.
+ theo giọng trần thuật của tác giả
- tiếng chửi được tăng cấp theo cảm xúc của nhân vật như: “ tức mình”, “ tức thật”,” thế này thì tức thật”,” tức chết đi được mất”.
➔ thể hiện cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một tăng theo và bi kịch của Chí Phèo ngày càng bi thảm.
tiếng chửi của Chí phèo là phản ứng của con người đau đớn, bất mãn bởi ít nhiều Chí đã ý thức được sự bạc bẽo, ngang trái ở đời. Với ngôn ngữ trần thuật, khắc họa chân dung nhân vật đặc sắc cùng sự kết hợp với ngôn từ bình dị, Nam cao không chỉ cho thấy được tài năng trong việc xây dựng tiếng chửi độc đáo mà còn còn hé mở một bi kịch bị tước đoạt quyền làm người.
2. Quá trình tha hóa của Chí Phèo
a. Quãng đời lương thiện của Chí Phèo ( trước khi bị bắt vào tù )
Hoàn cảnh xuất thân:
- sinh ra: “ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”.
- lớn lên nhờ “ chuyền tay cho người làng nuôi”, bơ vơ không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Đến năm 20 tuổi, Chí đi làm canh điền cho nhà lí Kiến.
Tính cách:
- “hiền lành như đất”, “ thực thà quá” thậm chí còn nhút nhát. Đó là “ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run”.
- Chí còn là người biết tự trọng và ý thức về nhân phẩm. Anh biết đâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm dục xấu xa bởi thế khi bị bà Ba gọi bóp chân, Chí “ chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì”.
Ao ước một thời của Chí:
- Chí từng có những mơ ước nhỏ bé, giản dị, chính đáng như biết bao người dân lương thiện khác: “ ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn dăm ba sào ruộng làm”
➔ một con người lương thiện, giản dị và giàu lòng tự trọng
b. chặng đời lưu manh của Chí Phèo ( sau khi ra tù )
Lý do bị tha hóa: chỉ vì “ Chí Phèo bị lí Kiến ghen,	 đẩy vào tù” tới tận 7,8 năm. 
➔Lý do hết sức vớ vẩn, vô lý đã cướp đi tự do của một con người 
Ngoại hình:
- “ cái thì đầu trọc lốc”, “ răng cạo trắng hớn”, mặt “cơng cơng”, “ hai mắt gườm gườm” 
- “ mặc quần nái đen với cái áo tây vàng” 
- “ cái ngực phanh”, “ đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”
➔ trông “ đặc như thằng săng đá”, “ gớm chết”
Nhân tính:
- không còn “hiền như đất” mà trở nên “ hung hãn”, liều lĩnh, “ ngang ngược”
Hành động và lời nói
- “ hắn về hôm trước, từ trưa đến xế chiều”
- “ say khướt”, “ hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi”
- “ lấy mảnh chai cào vào mặt”, đánh nhau với lí Cường, lăn lộn dưới đất.
- kêu, la làng ăn vạ: “ ối làng nước ôi!”, “ Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi”,
➔ hành động và lời nói của hắn đều giống một tên đầu bò chính hiệu 
chế độ thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã hủy hoại phần người lương thiện biến Chí thành kẻ lưu manh
c. Quãng đời quỷ dữ của Chí Phèo
Nguyên do:
- sau lần thứ 2 đến ăn vạ nhà bá Kiến, Chí đã bị tên cường hào nham hiểm, độc ác lợi dụng làm tay chân cho hắn. Từ đây, Chí tiếp tục “ triền miên” trong cơn say
Hành động:
- khi say: “ hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”, “ hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện”
hắn đã trở nên xa lạ, trở thành quỷ dữ trong con mắt và suy nghĩ của dân làng đến nỗi ai cũng khiếp sợ, kinh hãi.
Ngoại hình:
- “ không còn là mặt người, nó là mặt của một con vật lạ”, “ cái mặt vàng vàng mà muốn xạm màu gio, bao nhiêu là sẹo”
Nam Cao đã khắc họa nên một hình tượng phổ biến, có tính quy luật của nông thôn Việt Nam. 
Đó là những người nông dân lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào chỗ đường cùng, bị cướp đi cả hình hài lẫn nhân tính. Họ đã quay lại đáp trả bằng con đường lưu manh để tồn tại.
➔ thể hiện được giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc: thương cảm sâu sắc cho số phận của người nông dân vốn lương thiện, lên án sự tàn bạo, thối nát của xã hội đương thời
Liên hệ: 
nhân vật Tám Bính trong tiểu thuyết “ Bỉ Vỏ” của nhà văn “ Nguyên Hồng”. Từ một thiếu nữ hồn nhiên , chân chất, thật thà đã lột xác trở thành “ bỉ vỏ” thực thụ với kết cục bi thảm, bế tắc mà xã hội được nhà văn miêu tả bằng tiếng lóng của giới lưu manh là xã hội “ chạy vỏ”,
Còn Vũ Trọng Phụng miêu tả sự trụy lạc, của con người do những dục vọng không thành, đó là tình trạng tha hóa của Long Mịch, ông bà đồ Uẩn trong tiểu thuyết “ Giông tố”
Sự tham ăn, khát uống, giành giật, tồi tệ như anh cu Lộ trong “ Tư cách mõ”, người cha trong “ Trẻ con không được ăn thịt chó” của tác giả Nam Cao
Tác nhân: Bá Kiến
Đặc điểm
- Xuất thân: trong 1 gia đình 4 đời làm tổng lí. 
- Địa vị: 
+ Bản thân bá Kiến từng là lí trưởng, chánh tổng, uy quyền không chỉ bó hẹp trong phạm vi của 1 làng mà "cụ bá" là "bá hộ, tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu".
Tính cách: 
- Giọng nói rất sang" Cụ cất tiếng rất sang hỏi"
- Cái cười hơn người: "người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười".
- Lối nói ngọt nhạt: " Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?"/ " Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mag anh phải chết?"/ " Lại say rồi phải không?"/ " Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi?",...
- Cái nhìn:" thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi"
=>  thể hiện sự khôn ngoan, lọc lõi hơn người và khác người của 1 kẻ có kinh nghiệm làm tổng lí. 
- Bản chất cường hào của bá Kiến: tàn ác, đểu cáng, ranh mãnh, thủ đoạn, nham hiểm:
+ Chí Phèo bị đẩy vào tù vì cơn ghen của bá Kiến. Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, sau khi ra tù biến thành người mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
+ Chí Phèo đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ ầm ĩ, "người ta tuôn đến xem", "mấy cái ngõ xung quanh đùn ra biết bao là người" nhưng bá Kiến đều khéo léo xử lí được, dịu giọng với những người dân để họ đi về "Cả các ông,các bà nữa,về đi thôi chứ!Có gì mà xúm lại như thế này?", sau đó dỗ ngọt Chí Phèo.
+ Dập tắt ngọn lửa căm thù của Chí Phèo bằng cách quát Lí Cường " tội mày đáng chết"/ " không bảo người nhà đun nước, mau lên"
+ Biến Chí Phèo thành tay sai của mình.
Vai trò: 
- Là nhân vật phản diện
- Góp phần tô đậm bi kịch của Chí Phèo
- Vừa tiêu biểu cho những loại người có bề dày trong xã hội vừa là những cá tính độc đáo, có sức sống mạnh mẽ. 
- Đại diện cho tầng lớp giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước Cánh Mạng.
Phản ánh:
- Sự tàn bạo, hà khắc của tầng lớp thống trị
- Bức tranh hiện thực về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng tháng 8 với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn.
-  Quyền đòi sống, quyền được làm người của nông dân.
Liên hệ:
 Bá Kiến là hình ảnh của thế lực thống trị quyền lực đương thời chuyên áp bức, bóc lột, chà đạp, dập tắt sự sống của người nông dân. Như bọn quan lại, cường hào trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “ Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ép sưu thuế, cướp ruộng đất của dân nghèo
 Khá giống với bá Kiến trong "Chí Phèo" đó là Nghị Lại trong "Bước đường cùng" của NCH. Nhân vậy chính là Pha-một nông dân nghèo khổ bị áp bức trong xã hội phong kiến, bị Nghị Lại tịch kí mất ruộng
 Nhân vật Nghị Lại
- Gian xảo, đểu cáng, lừa gạt dân
Chứng minh:
+) Lừa Phen vay tiền để kiện Trương Thi trong khi cũng để Trương Thi vay tiền kiện Phen. "Cho nên tao đến đây bàn với mày là tao cho mày tiền để kiện lại nó"
+) Sau khi biết sự thật, Phen đến gặp nhưng bị ông ta dỗ ngon ngọt rồi nguôi giận
+) Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại vay của lão 20 đồng để "tạ quan".
+) Pha tìm cách trả được nợ cho Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý và nhất định không nhận.
+) Thuế đến, bị vơ vét. Sau thuế vợ chồng Pha phải làm thuê cho Nghị Lại, vợ ốm Pha phải vay thóc của Nghị Lại.
+) Vì không biết chữ nên bị lừa chỉ điểm vào tờ văn tự ghi nợ ông Nghị 50 đồng.
Quá trình hồi sinh và cự tuyệt:
Hồi sinh:
Qua tâm trạng: 
Trước khi Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành:
+ Tỉnh rượu: “ miệng đắng, lòng mơ hồ buồn, người thì bủn rủn, chân tay khoong buồn nhấc”, sợ rượu như người ốm sợ con “ nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình, ruột gan nôn nao lên một tí”
+ Tỉnh táo lắng nghe âm thnah quen thuộc của cuộc sống: tiếng chim, tiếng người đi chợ nói, tiếng gõ mái chèo của anh thuyền chài; nay mới nghe thấy
+ Sống lại cảm giác thực sự của con người: “ Chao ôi là buồn”
+ Nhớ lại quá khử với giấc mơ giản dị
+ Nhân ra sự cô đơn giữa đồng loại: chỉ có tiếng chó sủa đáp lại lời chửi
+ Lo lắng về tương lai: như đã thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc
+ Nồi cháo hành thoit bùng khao khát được yêu thương và hơi ấm gia đình: nhận bát cháo, ngạc nhiên, “ mắt ươn ướt” vì lần đầu được một người đàn bà nấu cho mà không phải đi cướp giật, nhìn bát cháo mà vẫn khuâng, thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng
 + Tia sáng thiện lương đã khơi thành khát vọng thiết tha: " Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn .....thân thiện của những người lương thiện..."
Sự xuất hiện của Thị:
Làm sống dậy những cảm xúc trong Chí: dù Thị xấu, lại dở hơi, nhà cóp mà bị hủi, bị dân làng xa lánh nhưng bằng tình yêu và lòng nhân ái, Thị giúp Phèo dần hồi phục những xúc cảm của con người
Với ngòi bút sắc sảo, NC diễn tả thành công quá trình thức tỉnh của Chí Phèo. Từ một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ, một con quỷ dữ của làng, Chí dần hồi sinh những phẩm chất, năng lực vốn có của một con người, hắn nhận ra được cái duyên của một người đàn bà “ Tình yêu làm cho có duyên” và bày tỏ mong mỏi chân thành được ở bên Thị.
Trái tim Chí đã rung lên những nhịp đập yêu thương, mong ước. Sức mạnh tình yêu kì diệu, lớn lao. Từ chi tiết bát cháo hành, NC đã soi vào tác phẩm ánh sang nhân đạo đẹp đẽ, sâu sắc, khẳng định sức sống mãnh liệt của thiện lương.
Bi kịch bị cư tuyệt:
 Ước mơ giản dị đến tội nghiệp: được sống yên bình bên Thị Nở
+ không thực hiện được do bà cô không cho Thị lấy Chí)
Phản ánh thành kiến nghiệt ngã của dân làng Vũ Đại
Khi bị Thị trút vào mặt những lời cay nghiệt của bà cô, Chí ngạc nhiên, thất vọng, “ ngồi ngẩn mặt”. Chí vẫn như ngửi thấy mùi cháo hành, cảm nhận được tình người, tình thương ấm áp. Vậy nên khi Thị vừa ra về, Chí đuổi theo nắm tay như níu lấy niềm hi vọng trở về con đường thành người lương thiện như lúc trước
Chí luôn khao khát tình yêu thương, được sống như 1 người lương thiện
Tuy nhiên: Thị gạt ra, giúi thêm cho một cái làm hắn ngã lăn xuống. 
Chí đau đớn, tuyệt vọng, toan lấy gạch đập đầu nhưng muốn vậy hắn phải say.
Nhưng càng uống lại càng tỉnh, cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành khiến hắn “ ôm mặt khóc rưng rức” cho sự bất hạnh, cô đơn của mình.
Trong sự vật vã đau khổ, Chí xách dao đi với câu nói lảm nhảm " Tao phải đâm chết nó ! Tao phải đâm chết nó !" và rẽ vào nhà Bá Kiến. Chí nhận ra chính Bá Kiến là người đẩy hắn vào tù, làm cho hắn trở nên tồi tàn như bây giờ
Chí đến không phải đòi tiền mà đến để đòi quyền sống, danh dự và nhân phẩm:
 + " Tao không đến đây xin năm hào."; " Tao đã bảo tao không đòi tiền"; " Tao muốn làm người lương thiện" nhưng sau đó lại là những câu hỏi đớn đau: " Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? ".
Không một ai có thể trả lời được làm thế nào để Chí quay trở lại con đường lương thiện như bao người. Bởi vậy, kết thúc truyện dẫn đến kết cục tất yếu: Chí đâm chết bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình, đánh đổi mạng m\sống để giữ ấy ánh sáng thiện ương.
Cái chết của Chí tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo đẩy con người lương thiện vào chỗ chết. 
Chí chết, người dân làng Vũ Đại buông lời cay đắng.
Thể hiện sự căm phần của xã hội với những tội ác mà Phèo gây ra
]] Khao khát được hoàn lương, sống một cuộc đời bình thường như bao người vừa nhen nhóm đã vụt tắt. Bị cự tuyệ, Chí đã đánh đổi mạng sống giữ lại ánh sáng thiện lương còn sót lại. từ cái chết kêu lên: hãy cứu lấy con người, ngăn chặn bàn tay tội ác của bọn thống trị tàn bạo để trả lại quyền sống chân chính cho những người nông dân cùng khổ
Liên hệ: 
- Trong các tác phẩm văn học của Nam Cao, cái chết là hình ảnh quen thuộc mà ông lựa chọn cho nhân vật của mình. Nếu Chí Phèo lựa chọn cái chết của mình để giữ lấy chút sự lương thiện cuối cùng thì lão Hạc lại chọn cái chết để tự giải thoát bản thân, giữ gìn phẩm chất của người nông dân hiền lành, lương thiện. Cái chết chính là sự phản kháng với sự bất công của xã hội “ chó đểu” 
Nhân vật thị nở:
Ngoại hình
- Thị Nở- một người đàn bà xấu xí , ngẩn ngơ , ế chồng.
+ “xấu ma chê quỷ hờn” : từng đường nét trên khuôn mặt không giống với những gì nên có trên khuôn mặt con người. 
=) Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi. 
Thị là con người với phẩm chất tốt đẹp , giàu tình người.
- Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở
- Sau cuộc gặp gỡ vào đêm định mệnh, Thị Nở dành sự quan tâm cho Chí Phèo:
+ Thị Nở quan tâm đến Chí Phèo, nấu cháo hành cho Chí ăn khi hắn bị ốm. Bưng bát cháo hành thị Nở đưa cho “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”
+ Chính thị Nở đã suy nghĩ về Chí Phèo: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người” ⇒ một cái nhìn khác với những cái nhìn của người làng Vũ Đại
 + Tình cảm và sự quan tâm của Thị Nở với Chí Phèo đã như một liều thuốc chữa lành bao nhiêu “vết thương, vết rạch”
⇒ Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí.
Thị Nở còn là người có khát khao hạnh phúc gia đình
- Thị Nở thích cuộc sống gia đình có vợ có chồng
- Suy nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí
- Đối với Chí, cảm giác “ngượng ngượng mà thinh thích”
- Bởi khát khao và suy nghĩ nghiêm túc về hạnh phúc gia đình nên Thị đã trở về xin phép bà cô và thái độ tức giận khi bà cô từ chối
Là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo
- Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn làm trọn vẹn thêm vấn đề trung tâm của tác phẩm: sự bi thảm trong bi kịch cuộc đời Chí Phèo
+ Ban đầu, Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau chỉ bởi sự chung đụng về mặt thể xác
+Sau đó, chính tình thương của Thị Nở đã làm thức dậy sự lương thiện vốn có trong Chí
+ Khi Thị Nở từ chối Chí, Chí Phèo từ chỗ khát khao và hạnh phúc đến tột cùng bị đẩy xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng ⇒ đẩy Chí đến những hành động sau này: uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát
⇒ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo.
III_ TỔNG KẾT:
 Chí Phèo à một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thon Việt nam trước cách mạng: một bộ phận nông dân lao động ương thiện bị đẩy vào con đương tha hóa, ưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo, tàn phá cả thể xác ần tâm hồn của người nông dân lao động, đồng thời, khẳng định bản chất ương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và cả giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
Chí Phèo thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao: xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật đăch sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_bai_hoc_chi_pheo.docx