Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 19, Tiết 72: Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – U. Sếch-xpia) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 19, Tiết 72: Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – U. Sếch-xpia) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

 (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – U. Sếch-xpia))

Môn học: Ngữ văn; lớp: 11

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc;

- Hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

2. Về năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến U.Sếch-xpia.

- Phân tích được các xung đột kịch và vai trò của các mâu thuẫn, xung đột kịch trong đoạn trích.

- Hiểu và phân tích được tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của các nhân vật chính trong vở kịch.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của một vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng.

- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

 Giáo dục cho HS nhận thức được tình yêu chân chính, của tình người cao đẹp bao giờ cũng tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

 

doc 8 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 19, Tiết 72: Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – U. Sếch-xpia) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19_Tiết: 72; Ngày soạn: 09/01/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
 (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – U. Sếch-xpia)) 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc;
- Hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 
2. Về năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến U.Sếch-xpia.
- Phân tích được các xung đột kịch và vai trò của các mâu thuẫn, xung đột kịch trong đoạn trích.
- Hiểu và phân tích được tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của các nhân vật chính trong vở kịch.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật của một vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng.
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học. 
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
 Giáo dục cho HS nhận thức được tình yêu chân chính, của tình người cao đẹp bao giờ cũng tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập; 
Tư liệu tham khảo: tư liệu, hình ảnh về Sếch-xpia, thời kì Phục Hưng, toàn bộ vở Rô - mê - ô và Giu - li – et, những bài thơ, bài hát ca ngời ty Rô mê ô và Giu - li – et
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(5 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thể loại kịch, tác giả U.Sếch-xpia và đoạn trích Tình yêu và thù hận
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(25 phút)
I.Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả
 2. Vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
3. Đoạn trích
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
III. Tổng kết
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); dạy học dự án; Thuyết trình; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(10 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trò chơi: Kể tên các tác  phẩm kịch đã được đọc trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT
Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các tác phẩm kịch đã học trong chương trình THCS và THPT?
Ở lớp 8 trích: “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” - trong vở hài kịch của Môlie “Trưởng giả học làm sang”; Ở lớp 9 là 2 đoạn trích của hai vở kịch nói hiện đại “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). 
GV theo dõi có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS trong đội lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả). 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhưng trong thời Phục hưng, tình yêu ấy lại được đại thi hào Sếch-xpia miêu tả trong mối quan hệ với thù hận qua câu chuyện về mối tình bất tử của Rômêô và Giuliét. Họ có vượt qua được thù hận để đến với nhau hay không? Tại sao người ta vẫn thường nói rằng: mối tình của Rômêô và Giuliétđã vượt qua thời đại Sếch-xpia trở thành mối tình bất tử trong mọi thời đại? Tất cả những điều này sẽ được lí giải khi chúng ta học đoạn trích“Tình yêu và thù hận”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Sếch-xpia (1564-1616)
- Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.
- Có 37 tác phẩm gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn xuôi, mà phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tp của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
2. Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét
a) Hoàn cảnh sáng tác
- Được viết khoảng 1594 - 1595.
- Lấy bối cảnh tại thành Vê-rô-na (Ý)
b) Thể loại: Kịch thơ xen lẫn văn xuôi, có 5 hồi.
- Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch: khát vọng yêu thương và hoàn cảnh thù địch vây hãm
- Chủ đề: tình yêu và lòng chung thuỷ chiến thắng oán thù.
c) Tóm tắt: Sgk tr.198 
3. Đoạn trích: Tình yêu và thù hận
a) Vị trí đoạn trích: Lớp 2, hồi II. 
b) Nội dung đoạn trích: Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại vườn nhà Ca-piu-lét sau đêm vũ hội hoá trang.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà văn Sếch-xpia (quê quán, sự nghiệp sáng tác)
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm (xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Xung đột chính của hồi kịch
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Tình yêu trên nền thù hận
- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ
+ Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu... Tù nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô- mê- ô nữa...
+ Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi . Nơi tử địa..họ mà bắt gặp anh..
- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu. 
- Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận ...
=> Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy mà để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu. 
2. Lời độc thoại của hai nhân vật
- Lời độc thoại của Rô-mê-ô (1,3): tràn đầy xúc cảm được diễn đạt qua những từ ngữ kiểu cách sang trọng, những câu cảm thán liên tiếp, những hình ảnh được tạo bằng trí tưởng tượng phóng khoáng bay bổng đến mức cường điệu. Đó là ngôn ngữ chân thật của tình yêu đang độ đắm say.
- Lời độc thoại của Giu-li-ét (4,6): 
+ Là những suy tư tình ái tràn đầy cảm xúc, cũng mãnh liệt và cao thượng như tình cảm của Rô-mê-ô, nhưng được nói ra với lời lẽ tự nhiên hơn, giản dị, cụ thể và thiết thực hơn.
+ Nàng không ca ngợi vẻ đẹp của Rô-mê-ô cũng không tỏ bày cảm xúc say mê đắm đuối tình yêu. Nàng tự tin hơn vào tình yêu của mình, lời nói của nàng phần nhiều là lời kêu gọi sự dũng cảm của Rô-mê-ô để nàng có được chàng.
+ Giu-li-ét có nhiều băn khoăn nhưng là băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được mối hận thù của dòng họ không. Còn với tình yêu của mình, nàng cũng không một chút đắn đo: sẵn sàng chối bỏ dòng họ, quyết tâm đồng lòng bảo vệ tình yêu chân chính
=> Sáu lời độc thoại nội tâm của hai nhân vật: họ nói về nhau mà không phải nói với nhau nhưng vẫn thể hiện rõ sự chân tình, đằm thắm, phấn chấn và rạo rực. Nhà văn ngợi ca tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lý tưởng.
3. Lời đối thoại của hai nhân vật
- Trước nỗi băn khoăn của Giu-li-ét, Rô-mê-ô tỏ ra thật đơn giản nhẹ nhàng: “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”; để người yêu khỏi khổ tâm, chàng còn thù ghét cái tên của mình.
+ Rô-mê-ô sẵn sàng từ bỏ gia đình, dòng họ, huyết thống, vượt qua thù hận để đến với tình yêu. Đó là tình yêu được nhận thức ở một con người can đảm đang đấu tranh cho quyền được hưởng tự do, hạnh phúc của cá nhân mình.
+ Trước sự ngạc nhiên của Giu-li-ét, Rô-mê-ô đã có những lời lẽ thuyết phục “Tôi vượt được tường này sao ngăn nổi tôi”. Rô-mê-ô không một chút băn khoăn, do dự
- Lời đối thoại của Giu-li-ét (8, 10, 12, 14, 16)
 + Nhanh chóng nhận ra Rô-mê-ô, minh chứng cho thiện cảm đối với chàng, đó là biểu hiện của tình yêu.
 + Điều sâu kín nhất là bày tỏ là không muốn Rô-mê-ô gặp nạn “Em chẳng đời nào”, lo lắng cho tính mạng người yêu. Biểu hiện của một tình yêu sâu đậm.
+ Vẻ đẹp trong lời nói của Giu-li-ét là sự bình dị, kín đáo, phản chiếu một tâm hồn trong trắng và cao thượng.
=> Qua mười lời đối thoại của hai nhân vật, nhà văn ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân trước định kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp, trước tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, đấu tranh cho con người được hưởng quyền sống chân chính.
=> Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV định hướng HS tìm hiểu nội dung đoạn trích: Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức các lời thoại đó là gì?
Nhóm1: 
- Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?
- Nỗi ám ảnh hận thù xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao? Cả hai đều nhắc đến hận thù trong khi tỏ tình để làm gì?
Nhóm 2: 
- Lời đối thoại, độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diến ra trong bối cảnh thời gian,không gian như thế nào?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô trong đoạn trích (đặc biệt qua lời thoại đầu tiên)
Nhóm 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét? (Đặc biệt qua lời thoại “Chỉ có tên họ ”) 
GV yêu cầu HS đi sâu vào các lời thoại để phân tích.
Nhóm 4: Chứng minh rằng “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
III. Tổng kết
1. Nội dung 
 Khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chan chính và mãnh liệt đối với những thù hận dòng tộc.
2. Nghệ thuật 
- Miêu tả diễn tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Qua nội dung đoạn trích, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi 2 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho HSnhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các HS,GV đánh giá kết quả.c đánh giá kết quả:
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
 Có thể tham khảo: Việc giải quyết vấn đề tình yêu và thù hận
- Vấn đề thù hận dòng họ: thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát  cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. 
- Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô. 
- Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạn, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Việc giải quyết vấn đề tình yêu và thù hận thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Đề xuất cách giải quyết khác hơn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS (nộp về cho giáo viên, trình bày vào tiết học sau)
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: Đảm bảo về dung lượng khoảng 150 chữ, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. 
- Nội dung:
+ Tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt khác thường, nếu không có sự rung động mãnh liệt của trái tim thì sẽ không có tình yêu.
+ Tình yêu không chấp nhận sự lạnh nhạt, hững hờ. Nó phải được nuôi dưỡng bằng ngọn lửa nhiệt tình, bằng cảm xúc say mê và sự thuỷ chung.
+ Tình yêu chân chính gắn liền với cảm xúc thanh cao, trong sáng, với ý thức trách nhiệm đối với người mình yêu. Nói cách khác: Tình yêu gắn với lòng vị tha và đức hi sinh.
+ Phải tỉnh táo để phân biệt tình yêu chân chính và không chân chính.
+ Thái độ toan tính, ích kỉ sẽ giết chết tình yêu.
+ Khi yêu, người ta tìm mọi cách làm cho người mình yêu được hạnh phúc (trân trọng, nâng niu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển những giá trị tốt đẹp của người mình yêu).
+ Sự quan tâm, chăm sóc đến nhau một cách chân thành, chu đáo sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc lâu bền cho cả hai người.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu chân chính.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lí tưởng (phân tích 6 lời độc thoại nội tâm ở phần đầu, họ nói về nhau mà không phải nói với nhau: chân tình, đằm thắm, phấn chấn, rạo rực).
- Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân trước định kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp, trước tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, tranh đấu cho con người được hưởng quyền sống chính đáng (phân tích 10 lời đối thoại tiếp).
2- Bài sắp học: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu.
- Đọc văn bản
- Tìm hiểu về tác giả
- Đọc văn bản và định hướng câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sgk. + Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. 
+ Giọng thơ tâm huyết sục sôi, đầy sức lôi cuốn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_19_tiet_72_tinh_yeu_va_thu_han_t.doc