Giáo án Ngữ văn 11 Bài đọc thêm tiết 29: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Giáo án Ngữ văn 11 Bài đọc thêm tiết 29: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Bài đọc thêm: Tiết 29

ĐẤT NƯỚC

(Nguyễn Đình Thi)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm giúp học sinh:

- Tác giả Nguyễn Đình Thi là một nhà văn đa tài thành công hơn cả vẫn là thơ.

- Thơ của ông giàu cảm xúc, kết tinh chất trí tuệ khi viết về nhân dân, đất nước.

- Vẻ đẹp sâu lắng, gợi cảm và thuyết phục qua tác phẩm thơ "Đất nước".

II- CHUẨN BỊ:

 - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu đọc thêm,

- Phương pháp: Tích hợp, tích cực, nêu vấn đề, gợi mở,

III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: KTSS, vệ sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 7457Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 Bài đọc thêm tiết 29: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: Lớp:.
Bài đọc thêm: Tiết 29
ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Đình Thi)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm giúp học sinh:
- Tác giả Nguyễn Đình Thi là một nhà văn đa tài thành công hơn cả vẫn là thơ.
- Thơ của ông giàu cảm xúc, kết tinh chất trí tuệ khi viết về nhân dân, đất nước.
- Vẻ đẹp sâu lắng, gợi cảm và thuyết phục qua tác phẩm thơ "Đất nước".
II- CHUẨN BỊ:
	- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu đọc thêm,
- Phương pháp: Tích hợp, tích cực, nêu vấn đề, gợi mở,
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp: KTSS, vệ sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
GV: Em hãy sơ lược vài nét vê tác giả Nguyễn Đình Thi?
HS: Trình bày những nét chủ yếu.
GV: Trình bày xuất xứ tác phẩm?
HS: Trình bày
GV: Nêu câu hỏi 1 sgk/126.
GV: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV: Đoạn đầu thể hiện điều gì?
Thảo luận: 
- Trong đoạn mở đầu, hình ảnh mùa thu Hà Nội hiện ra qua hoài niệm của tác giả có gì đặc biệt?
(Nhóm 1 + 2)
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả của tác giả là gì? Hãy tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật đó?
(Nhóm 3 + 4)
HS: Thảo luận, đại diện trả lời
GV: Bức tranh thu ở 10 câu tiếp theo hiện lên như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Cần chú ý những từ ngữ nào trong 4 câu thơ tiếp? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Cảm nhận chung của em về bức tranh thu?
HS: Chốt ý
GV: ĐN trong chiến tranh hiện lên như thế nào?
HS: Phát hiện, trả lời
GV: ĐN không chỉ hiện lên trong đau thương mà còn anh dũng, bất khuất. Hãy tìm các chi tiết CM?
HS: Tìm, phân tích
GV: Ở đây tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
HS: Trả lời
GV: Ở đoạn thwo cuối hình ảnh ĐN hiện lên như thế nào? Tại sao lại nói nó là đỉnh điểm của sự quật khởi?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Chốt ý
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
- Sgk mới trang 124, cũ 85, 86.
2. Tác phẩm:
- Hòa thành 1955, đưa vào tập "Người chiến sĩ" 1956.
- Có sự lắp ghép một số đoạn thơ trong các bài: Sáng mát trong nhơ sáng năm xưa, đêm mít tih
3. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (21 câu đầu): Cảm nhận về mùa thu ĐN.
- Phần 2 (còn lại): Cảm xúc và suy ngẫm về mùa thu, ĐN, con người trong kháng chiến
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cảm nhận về mùa thu ĐN:
* 7 câu đầu: (Hoài niệm về thu Hà Nội).
- 3 câu đầu: Mùa thu gợi nhớ
+ Thời gian: Sáng thu (hiện tại).
+ Không gian: Mùa thu - gió thổi, hương cốm -> Mở dầu gióng thể hứng trong CD.
- 4 câu tiến: Thu Hà Nội năm xưa.
+ "Sáng chớm lạnh, xao xác hơi may, thềm nắng - lá rơi đầy".
+ "Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại sau lưng lá rơi đầy" -> quyết tâm nhưng đầy lưu luyến.
- Nghệ thuật:
+ Lời tơ chân thành, chắt ra từ máu thịt.
+ Trong thơ có nhạc, họa
=> Gợi tất cả cái thần hồn của mùa thu Hà Nội và tâm trạng con người năm xưa: Đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng, man mác một nỗi buồn
* 14 câu tiếp theo:
@ 10 câu tiếp: (Thu chiến khu)
- Bức tranh thu: Bình dị, dân dã, khỏe khoắn, tươi sáng, rộn ràng, nhộn nhịp.
- Tâm trạng:
+ Đứng vui - nghe: Vui tươi, hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui.
+ Câu thơ 5 chữ "mùa thu nay khác rồi".
+ Cái tôi -> cái ta.
=> bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào, ý thức làm chủ ĐN -> thu đất trời gắn liền với thu CM.
@. 4 câu tiếp:
- Từ ngữ: Nước chúng ta: Trang nghiêm, trang trọng.
- Điệp từ: Những: ĐN trù phú, mênh mông.
+ Nghệ thuật nhan hóa, lối nói ẩn dụ.
+ Sự phối hợp thanh trắc thah bằng.
+ Từ láy "đêm đêm", "rì rầm" - sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ.
=> Bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào, ý thức làm chủ ĐN -> Thu đất trời gắn liền với thu CM.
2. Cảm xúc và suy ngẫm về ĐN trong chiến tranh:
a. Đất nước trong đau thương:
- Cánh đồng quê - chảy máu.
- Dây thép gai - đâm nát trời chiều. chịu nhiều
- Bát cơm chan đầy nước mắt. áp bức, khổ đau
- Đứa đè cổ - đứa lột da.
b. Đất nước anh dũng, bất khuất:
- Ngời lên nét mặt qh -> yêu nước.
- Bật lên tiếng căm hờn -> căm thù.
- Nghệ thuật đối lập:
 Xiềng xích >< trời đầy chim
 Súng đạn >< đất đầy hoa, lòng dân yêu nước
=> Khẳng định sức mạnh tinh thần, lòng yêu nước.
c. Hình ảnh ĐN quật khởi: (Khổ cuối)
- Hình thức thể hiện: Thơ 6 chữ cô đúc, rắn rỏi.
- Bút pháp nhân hóa, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ "tức nước vỡ bờ" vào thơ.
=> Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người VN, dân tộc VN. Đoạn thơ khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc VN.
Tóm lại: ĐN là một tác phẩm thơ gây một ấn tượng mạnh nhờ vào chất chính luận - trữ tình hòa quyện tự nhiên, uyển chuyển.
4. Củng cố : 
- "Đất nước", một đóng góp đáng nể của Nguyễn Đình Thi cho nền thi ca dân tộc.
- ĐN với những gì đẹp đẽ, đau thương mà anh hùng, quật khởi.
5. Dặn dò :
 	- Học bài, làm bài tập đầy đủ.
 - Chuẩn bị trước: Luật thơ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docdat nuoc.doc