Giáo án Ngữ văn 10 (cơ bản) - Đỗ Viết Cường

Giáo án Ngữ văn 10 (cơ bản) - Đỗ Viết Cường

A. Mục tiêu bài học

Qua bài học, giúp HS:

1. Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uylitxơ

2. Phân tích lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. Hiểu được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ôđixê.

3. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một trích đoạn sử thi.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Tài liệu tham khảo: sử thi Ôđixê

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1733Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 (cơ bản) - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 14 – 15. Đọc văn
UY – LIT – XƠ TRỞ VỀ
(Trích Ôđixê – Sử thi Hi Lạp)
Ngày soạn: 12.09.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 10B1
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài học, giúp HS:
1. Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uylitxơ
2. Phân tích lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. Hiểu được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ôđixê.
3. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một trích đoạn sử thi.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
- Tài liệu tham khảo: sử thi Ôđixê
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của tahỳ và trò
Yêu cầu đạt được
GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn
Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì?
HS: vài nét về Homerơ và tóm tắt sử thi Ôđixê
GV: qua phần tiểu dẫn, em hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS dựa vào SGK trả lời GV ghi bảng
GV: gọi một HS tóm tắt, sau đó GV tóm tắt lại:
Tác phẩm gồm 12.110 câu thơ, 24 ca khúc kể lại hành trình trở về quê hương của Uylitxơ sau khi hạ thành Tơroa.
Trải qua nhiều gian truân vất vả, được thần Dớt và vua Ankinoôt giúp đỡ, sau hơn 20 năm xa cách, Uylitxơ đã trở về quê hương.
Trong khi đó ở quê nhà Pênênôp phải đối mặt 108 vị cầu hôn.
Về đén quê hương Uylitxơ giả danh là người hành khất, chàng đã chiến thắng trong cuộc thi bắn cung, nhân cơ hội đó cha con đã trừng trị bọn cầu hôn và những gia nhân phản bội.
Cuối cùng qua phép thử bí mật về chiếc giường, Pênênôp đã nhận ra chhồng "
vợ chồng đoàn tụ và cuộc sống mới bắt đầu.
GV: Qua tóm tắt nội dung, em hãy cho biết chủ đề chính của tác phẩm?
1, 2 HS đưa ra câu trả lời, GV chốt lại ghi bảng
GV (thuyết giảng)
Tác phẩm ca ngợi sức mạnh của trí tuệ, nghị lực của con người với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới xung quanh và niềm mơ ước có một cuộc sống hoà bình, văn minh, hạnh phúc mà Uylitxơ là một biểu tượng đẹp của lòng yêu quê hương đất nước, gia đình của trí quyết tâm, kiên định vượt mọi thử thách, nguy hiểm
GV tổ chức cho HS đọc phân vai
- Người dẫn chuyện
- Pênênôp
- Nhũ mẫu Ơriclê
- Têlêmac
- Uylitxơ
sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó (SGK)
GV: dựa vào phần tóm tắt, em hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: dựa vào nội dung của đoạn trích, yêu cầu HS chia bố cục
HS đưa ra 1 số cách chia GV đưa ra một cách chia thống nhất
GV đưa phần này lên xuất xứ để thuyết giảng:
Trước khúc ca XXIII là khúc ca XXI và XXII tập trung miêu tả cuộc thi bắn cung mà Pênênôp đề ra, nàng yêu cầu ai bắn một mũi tên bằng cây cung của Uylitxơ xuyên qua 12 cái vòng đính vào 12 cái rìu thì nàng lấy làm chồng nhưng không ai bắn được và Uylitxơ lúc này đóng giả người hành khất đã bắn được.
Sau đó miêu tả Uy;itxơ và Têlêmac trừng trị bọn cầu hôn và kẻ phản bội.
Trước đó ở nhà Pênênôp đã phải dùng mưu kế để đánh lừa bọn cầu hôn với “tấm thảm ngày dệt đêm tháo” mặc cho cha mẹ thúc giục việc tái giá để chờ chồng trở về.
GV: (thuyết giảng) trước đoạn trích này khi nghe chồng trở về, Pênênôp “mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão”
Trong đoạn này thái độ của Pênênôp như thế nào? hãy tìm chi tiết thể hiện
HS: tìm chi tiết văn bản GV ghi bảng (chọn lọc)
GV: trước thái độ của Pênênôp như vậy nhũ mẫu đã có hành động gì để thuyết phục?
HS: đưa ra những bằng chứng cụ thể, đem cả tính mạng để đánh cuộc
GV: trước những chứng cứ đáng tin cậy như vậy, tâm trạng của Pênênôp ra sao?
HS: vẫn chưa tin
GV yêu cầu HS đọc “nói xongáo quần rách mướp”
qua đoạn vừa đọc em thấy tâm trạng của Pênênôp như thế nào?
HS phức tạp, tin hay không tin?
GV: tâm trạng phân vân đó được thể hiện như thế nào khi gặp Uylitxơ?
HS: tìm hành động và những chi tiết thể hiện tâm lí
GV: (thuyết trình) đây là thành công của tác giả khi miêu tả tâm trạng nhân vật: vừa muốn tin lại vừa không tin, đó là điều hợp lí bởi Uylitxơ đã đi xa hơn 20 năm
GV: Qua cuộc đối thoại này đã giúp em hiểu gì về Pênênôp?
HS: mặc dù rất muốn gặp người chồng sau 20 năm xa cách nhưng Pênênôp không vì thế mà vồ vập nhận ngay.
GV: như vậy tác động của nhũ mẫu đã thất bại, tiếp theo là tác động của Têlêmac.
GV: trước thái độ ngồi lặng thinh của mẹ, Teleemac có thái độ như thế nào?
HS: tỏ ra không đồng tình với mẹ
GV: trước lời lẽ của con Pênênôp có thái độ như thế nào?
HS: vẫn bình tĩnh
GV: em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng Penenôp của Homerơ?
HS: miêu tả tâm trạng qua hành động
GV: qua 2 cuộc đối thoại trên em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Penenôp
HS: kiên định
GV: cuộc đấu trí diễn ra theo trình thế nào?
HS: thông qua Teleemac và trực tiếp 2 người với nhau.
GV: Thông qua Telemac, Pênênôp đã nói những gì?
HS: đưa ra dẫn chứng trong văn bản GV ghi bảng
GV: em có nhận xét gì về lời nói của Pênênôp?
HS: muốn gửi đến Uylitxơ 1 thông điẹp về bí mật của vợ chồng nàng
GV: trước lời nói của Penenop đối với con thì Uylitxơ có thái độ gì?
HS: nhẫn nại, mỉm cười
GV: tại sao Uylitxơ lại có thái độ như vậy?
HS: tin tưởng vào sự chiến thắng của mình
GV: (thuyết giảng) có lẽ lúc này Uylitxơ đang cố kìm nén những cơn sóng tình cảm đang cuộn lên trong lòng"hành động sáng suốt.
GV: cuộc đấu trí bắt đầu từ chi tiết nào?
HS: từ lúc Uylitxơ trách vợ.
GV: Uylitxơ nói vậy có ý gì?
HS: hướng vào điều bí mật
GV: trước những gì xảy ra, Pênênôp đã phản ứng thế nào?
HS: sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường 
GV: trước việc lời nói của Pênênôp, Uylitxơ đã phản ứng ra sao?
HS: giật mình
GV gọi HS đọc đoạn này
GV: sau đó tâm trạng của Pênênôp như thế nào?
HS: sung sướng
GV: qua đây em có suy nghĩ gì về cuộc đối thoại này? (ai đã thắng cuộc?)
HS: cả hai đã thắng
GV: nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm trạng của tác giả?
HS: so sánh
GV yêu cầu HS khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 
I. Vài nét về tác giả tác phẩm
1. Tác giả
- Là tác giả của 2 thiên sử thi nổi tiếng của Hi Lạp: Iliat và Ôđixê
- Xuất thân trong một gia đình nghèo
- Sống vào khoảng thế kỉ IX – VIII TCN
- Tên: Mê – tê – xi – gien, một nghệ sĩ mù, thông thái thường đi lang thang kể truyện thơ.
"được xưng tôn là: “cha đẻ của thi ca Hi Lạp”
2. Tác phẩm
a. Tóm tắt
b. Chủ đề
- Quá trình chinh phục thiên nhiên và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp cổ đại.
II. Đoạn trích.
1. Đọc
2. Xuất xứ
Khúc ca XXIII của sử thi Ôđixê
3. Bố cục
- đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
+ Phần I: từ đầu đến “và người giết chúng ta”: tác động của nhũ mẫu Ơriclê với Pênênôp
+ Phần II: tiếp theo đến “người kém gan dạ”: tác động của Têlêmac đối với mẹ
+ Phần III: còn lại: cuộc đấu trí giữa Uylitxơ và Pênênôp"đoàn tụ
III. Đọc hiểu
1. Tác động của nhũ mẫu đối với Pênênôp.
- Thái độ của Pênênôp:
+ Già khoan hí hửng, việc giết 108 bọn cầu hôn là do vị thần
+ Uylitxxơ đã chết
"Pênênôp không tin vào điều nhũ mẫu nói
- Hành động của nhũ mẫu: thuyết phục Pênênôp:
+ Đưa ra dẫn chứng cụ thể: vết sẹo
+ Đem tính mạng ra để đánh cuộc
- Tâm trạng của Pênênôp: thận trọng, không bác bỏ song thần bí hoá câu chuyện (trấn an nhũ mẫu nhưng cũng để trấn an mình)
+ Pênênôp rất đỗi phân vân, không biết nên xa hay nên lại gần
+ Khi gặp Uylitxơ, Pênênôp:
­ Ngồi lặng thinh
­ Lòng sửng sốt
­ đăm đăm âu yếm
­ không nhận ra chồng
"tâm trạng bàng hoàng xúc động khôn cùng.
]Qua cuộc đối thoại này chứng tỏ Pênênôp là một con người kiên định, thể hiện sự thắng thế của lí trí.
2. Tác động của Têlêmac đối với mẹ
- Thái độ của Telemac:
+ Trách cứ mẹ gay gắt: mẹ thật tàn nhẫn, lòng mẹ độc ác quá chừng
+ đặt ra nhiều câu hỏi đối với mẹ
- Thái độ của Pênênôp: 
+ thận trọng đáp lời
+ Phân vân cao độ và xúc động: “lòng mẹ kinh ngạc..”
"Pênênôp bình tĩnh
- Nghệ thuật: không trực tiếp diễn tả tâm trạng của Pênênôp mà chi thông qua dáng điẹu, cử chỉ và cách ứng xử.
] Đó là một con người trí tuệ, thông minh, tỉnh táo biết kìm nén tình cảm, một con người thận trọng.
3. Cuộc đấu trí giữa Pênênôp và Uylitxơ
a. Cuộc đấu trí gián tiếp
- Thông qua con trai, Pênênôp:
“Nếu quả thật đây là Uylitxơ.không ai biết hết”
nói với con nhưng cũng chính là tế nhị khéo léo đối thoại với Uylitxơ"lời thử thách.
- Uylitxơ: nhẫn nại, mỉm cười"trầm tĩnh tự tin của Uylitxơ. nói với con những lời có cánh
Uylitxơ tin vào trí tuệ của mình, tin mình sẽ chiến thắng
b. Cuộc đấu trí trực tiếp.
- Bắt đầu từ chi tiết Uylitxơ trách cứ vợ: “trái tim sắt đá” và nhờ nhũ mẫu khieng một chiếc giường
"vừa như trách móc vợ, vừa thanh minh về sự chung thuỷ của mình, nhưng quan trọng hơn đó chính là gợi ý của Uylitxơ về một điều bí mật của 2 vợ chồng để Penenop đưa ra sự thử thách.
- Pênênôp: sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng
- Uylitxơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường đó không thể di chuyển được"chàng đã lên tiếng: Uylitxơ đã miêu tả chi tiết tỉ mỉ chiếc giường
chính cách miêu tả tỉ mỉ này Uylitxơ muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắt cách đây 20 năm."Uylitxơ đã giải mã được dấu hiệu riêng mà Pênênôp đặt ra.
- Pênênôp: bủn rủn cả chân tay, chạy lại ôm cổ chồng và hôn lên chán; nàng giải thích lí do tự khép cánh cửa lòng mình"chứng minh lòng chung thuỷ của nàng.
]Trong cuộc đối thoại này, nếu như Pênênôp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật thì Uylitxơ bằng trí tuệ đã giải mã được đáp số"Đây là sự gặp gỡ của 2 tâm hồn, 2 trí tuệ"cả 2 đều chiến thắng.
- Nghệ thuật: so sánh liên tưởng, so sánh mở rộng"tâm trạng bất ngờ, sung sướng, vui mừng của Penenop.
IV. Tổng kết
1. Nội dung
- Ca ngợi trí tuệ thông minh, ý trí nghị lực phi thường của con người
- Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình vợ chồng thuỷ chung son sắt
2. Nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật giàu tâm lí, hoàn cảnh giàu kịch kịch tính
- Lối miêu tả cụ thể, chi tiết, so sánh mở rộng
- Ngôn ngữ trang trọng, nghệ thuật kẻ truyện chậm rãi.
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 10.doc