Giáo án nghề Tin học văn phòng 11 - Trường THPT – Yên Thành 3

Giáo án nghề Tin học văn phòng 11 - Trường THPT – Yên Thành 3

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Vị trí, vai trò và triển vọng của nghề.

 - Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề.

 2. Kỹ năng

- Biết các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong nghề.

 3. Tư duy, thái độ

 - Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.

 - Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.

 - Có ý thức tìm hiểu nghề.

 

doc 30 trang Người đăng quocviet Lượt xem 14270Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án nghề Tin học văn phòng 11 - Trường THPT – Yên Thành 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Mở đầu
Tiết 1 Ngày soạn: 09 /10/2009
Bài 1. làm quen với nghề tin học văn phòng.
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Vị trí, vai trò và triển vọng của nghề.
 	- Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề.
	2. Kỹ năng
- Biết các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong nghề.
	3. Tư duy, thái độ
	- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.
	- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
	- Có ý thức tìm hiểu nghề.
II- Chuẩn bị
- GV: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
	- HS: Đọc trước bài giảng.
III- Phương pháp dạy học
Thuyết trình vấn đáp.
IV- Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp
	- Chào thầy cô.
	- Cán bộ báo cáo sĩ số.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Giới thiệu.
1/ Tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống
ĐVĐ: Trong thờ đại ngày nay để phát triển kinh tế, phát triển xã hội ngoài 3 nhân tố cơ bản là: điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và vốn đầu tư còn cần biết khai thác nguồn tài nguyên thông tin một cách hiêu quả. Đây chính là mục tiêu của tin học.
- Công nghệ thông tin phát triển đ kéo theo sự ra đời của các công cụ lao động mới trong đó có những thay đổi to lớn của công tác văn phòng.
Nghe, ghi bài
2/ Tin học với công tác văn phòng.
Ä Mô tả cách thức hoạt động văn phòng truyền thống với các công cụ giản đơn cho học sinh biết được. 
Ä Nếu sử lí các công việc theo cách phổ thông, con người sẽ gặp phải những khó khăn gì?
Ä Máy tính được nối mạng mở ra ngững khả năng gì?
- Trước đây công việc văn phòng được làm một cách thủ công do đó phải làm việc vất vả, mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao.
- Máy tính ra đời đã tạo ra một cách thức hoàn toàn mới trong hoạt động văn phòng giúp cho hàng núi công việc của văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả cao.
- Máy tính nối mạng cho phép sử dụng chung tài nguyên, mở ra khả năng hợp tác và truy cập vào kho thông tin khổng lồ của nhân loại.
- Nghiên cứu tài liệu theo các nhóm, trả lời câu hỏi:
- Ghi bài
3/ Vai trò và vị trí của tin học văn phòng trong sản xuất và đời sống.
- Ngày nay hầu hết các hoạt động trong văn phòng đều liên quan đến máy vi tính. 
- Hàng ngày hàng triệu người làm công tác văn phòng trên khắp thế giới sử dụng công nghệ thông tin để giải quyết công việc một cách hiệu quả, kinh tế hơn.
Nghe, ghi bài
II. Chương trình nghề tin học văn phòng.
 Bao gồm:
Mở đầu.
Hệ điều hành Windows.
Hệ soạn thảo văn bản Word.
Chương trình bảng tính Excel.
Làm việc trong mạng cục bộ
Tìm hiểu nghề.
Nghe, ghi bài
III. Phương pháp học tập nghề.
- Kết hợp học lí thuyết với thực hành, tận dụng tốt các giờ thực hành.
- Chú trọng phương pháp tự học và học từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tăng cường ý thức làm việc cộng tác
- Trước khi thực hành cần nghiên cứu kĩ các yêu cầu của bài thực hành.
Nghe, ghi bài
IV. An toàn vệ sinh lao động
- Mục tiêu an toàn vệ sinh lao động là bảo vệ sức khoẻ người lao động, nâng cao năng xuất lao động.
- Tư thế ngồi thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ, ngước mắt nhìn màn hình. Khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50 - 80 cm
- Vị trí đặt máy tính sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt. Không làm việc quá lâu với máy tính.
- Hệ thống dây diện, các cáp nói máy tính phảo gọn gàng và dẩm bảo cách điện tốt.
Nghe, ghi bài
	4. Củng cố
- Tin học có ứng dụng sâu rộng trong đời sống xã hội nói chung và hoạt động văn phòng nói riêng.
- Mọi ngành nghề đều có quy định về an toàn lao động.
	5. Dặn dò
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Hướng dẫn làm bài tập về nhà.
	- Đọc trước nội dung bài tiếp theo.
V- Rút kinh nghiệm
Tiết 2,3 Ngày soạn: 10/10/2009
Bài 2. hệ điều hành windows
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows.
2. Kỹ năng
- Làm chủ các thao tác với chuột.
- Làm việc trong môi trường Windows, phân biệt được các đối tượng trong Window
	3. Tư duy, thái độ
	- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.
	- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.
	- Có ý thức tìm hiểu nghề.
II- Chuẩn bị
- GV: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
	- HS: Đọc trước bài giảng.
III- Phương pháp dạy học
Thuyết trình vấn đáp.
IV- Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp
	- Chào thầy cô.
	- Cán bộ báo cáo sĩ số.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Hãy cho biết tin học đã làm thay đổi công tác văn phòng ngày nay như thế nào ?
3. Bài mới
	Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm HĐH và HĐH Windows.
1. Hệ điều hành là gì?
* Khái niệm: Là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ bảo đảm tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
- HĐH Windows có môi trường đồ hoạ, tạo ra cách thức làm việc trực quan, sinh động.
Nghe, ghi bài
2/ Thao tác với chuột.
+ Di chuột (Mouse move)
+ Nháy chuột (Click): Nháy nút trái chuột một lần rồi thả ngón tay
+ Nháy đúp chuột (Double click): nháy nhanh liên tiếp nút trái chuột 2 lần.
+ Nháy nút phải chuột (Right click): Nháy nút phải chuột một lần rồi thả ngón tay
+ Kéo thả chuột (Drag and drop): Nhấn giữ phím trái chuột đồng thời di chuyển con trỏ chuột tới vị trí náo đó rồi thả tay. 
Nghe, ghi bài
3/ Môi trường Windows.
a/ Cửa số, bảng chọn.
Ä Sử dụng máy chiếu giới thiệu về cửa sổ và các bảng chọn.
- Người sử dụng thực hiện các công việc thông qua các cửa sổ.
- Mỗi chương trình ứng dụng có một cửa sổ làm việc với hệ thống. Nhưng tất cả các cửa sổ có nhiều thành phần chung. 
Thanh tiêu đề(Tile Bar): cho biết tên chương trình đang chạy và bên phải có các nút cực tiểu, cực đại, đóng cửa sổ.
Thanh thực đơn (Menu): gồm các bảng chọn chứa các lệnh để làm việc.
Thanh công cụ: chứa các nút biểu tượng lệnh giúp làm việc nhanh hơn.
Các thanh cuốn 
Ä Quan sát hình 2.1, hãy chỉ ra các thành phần chung của mọi cửa sổ trong Windows.
Ä Tìm hiểu bảng chọn trên hình 2.2 và thanh công cụ chuẩn trên hình 2.3.
? Có thể thêm hoặc bớt các nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn bằng cách nháy nút phải chuột vào thanh công cụ chuẩn, chọn Custommize  và thực hiện các thao tác cần thiết.
Nghe, quan sát hình chiếu, ghi bài, đọc sách giáo khoa.
b/ Bảng chọn Star và thanh công việc.
Ä Sử dụng máy chiếu giới thiệu về bảng chọn Star và thanh công việc.
- Nháy nút Star đ Xuất hiện bảng chọn chứa mọi nhóm lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows.
- Thanh công việc: Mỗi lần chạy một chương trình hay mở một cửa sổ, một nút đại diện cho chương trình hay cửa sổ đó xuất hiện trên thanh công việc.
Nghe, quan sát hình chiếu, ghi bài.
c/ Chuyển đổi cửa số làm việc.
Ä Sử dụng máy chiếu giới thiệu về cách chuyển đổi cửa sổ làm việc.
- Windows cho phép chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, tuy nhiên tại một thời điểm chỉ có một cửa sổ làm việc được mở trên màn hình, để chuyển đổi cửa sổ làm việc, thực hiện theo cách sau:
Nháy vào biểu tượng chương trình muốn mở tại thanh công việc.
Nháy vào vị trí bất kì trên cửa sổ muốn kích hoạt.
Nghe, quan sát hình chiếu, ghi bài.
Tiết 3 thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ä Chia các nhóm HS thực hành, nêu yêu cầu giờ thực hành.
1. Vào/ra hệ thống.
Ä Sử dụng máy chiếu thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống. Với mỗi mục cần giới thiệu chi tiết để học sinh hiểu rõ.
Đăng nhập hệ thống:
 Sử dụng tài khoản (Account) gồm tên(User name) và mật khẩu (Password):
- Nhập tên và mật khẩu vào ô tương ứng, nhấn OK
- Nháy đúp chuột vào một số biểu tượng ở màn hình nền.
Ra khỏi hệ thống.
- Nháy chuột vào nút Start.
- Chọn Turn Off (hoặc Shut Down) đ chọn tiếp các mục sau:
 + Stand By: Tắt máy tạm thời.
 + Turn Off (hoặc Shut Down): Tắt máy.
 + Restart: Nạp lại hệ điều hành.
 + Hibernate: Lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời trước khi tắt máy.
Ä Theo dõi và hướng dẫn thêm cho các nhóm
Thực hành các thao tác trên máy.
2. Thao tác với chuột.
- Di chuyển chuột.
- Nháy phím trái chuột.
- Nháy phím phải chuột.
- Nháy đúp chuột.
- Kéo thả chuột.
Thực hành các thao tác với chuột, đồng thời khám phá môi trường Windows.
3/ Tìm hiểu ý nghĩa các biểu tượng chính trên màn hình Windows rồi điền vào bảng ở trang 15 (SGK - Nghề tin học).
Điền tên cho các biểu tượng
4/ Mở một cửa sổ bất kì và gọi tên một số thành phần chính của cửa sổ đó.
Thực hành các thao tác với cửa sổ.
Ä Kiểm tra theo các nhóm
5/ Mở một cửa sổ bất kì và và thực hiện các thao tác với cửa sổ.
Ä Kiểm tra theo các nhóm
Thực hành các thao tác với cửa sổ.
4. Củng cố
- Nhắc lại các thành phần của một cửa sổ.
- Cách chuyển đổi cửa sổ làm việc.
- Nhận xét về bài thực hành của HS, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
	5. Dặn dò
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Hướng dẫn làm bài tập về nhà.
	 - Đọc trước nội dung bài tiếp theo.
V- Rút kinh nghiệm
Tiết 4,5,6 Ngày soạn: 18 /10/2009
Bài 3. làm việc với tệp và thư mục
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa.
- Nắm được các thao tác với tệp và thư mục.
2. Kỹ năng
- Thành thạo các thao tác: xem, tạo mới, đổi tên, xóa sao chép,... tệp và thư mực.
- Biết sử dụng nút phải chuột.
	3. Tư duy, thái độ
	- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.
	- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.	
II- Chuẩn bị
- GV: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
	- HS: Đọc trước bài giảng.
III- Phương pháp dạy học
Thuyết trình vấn đáp.
IV- Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp
	- Chào thầy cô.
	- Cán bộ báo cáo sĩ số.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	2. Kiểm tra bài cũ
 -Mô tả các thành phần cơ bản trong giao diện HĐH Windows, chức 
	của từng loại.
 3. Bài mới 
Tiết 4,5
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
I. Tổ chức thông tin trong máy tính.
Ä Sử dụng máy chiếu mở cửa sổ Explorer giới thiệu về tổ chức các tệp trên đĩa.
- HĐH tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục lại chứa các tệp hoặc các thư mục con.
- Thư mục được tổ chức phân cấp, mức trên cùng gọi là thư mục gốc, từ thư mục gốc lại tạo ra các thư mục con đ gọi là tổ chức cây.
Nghe, quan sát hình chiếu, ghi bài.
II. Làm việc với tệp và thư mục.
ÄVới mỗi thao tác, sử dụng Projector chiếu thao tác cho HS quan sát
1/ Chọn đối tượng.
Chọn một đối tượng: 
- Nháy chuột vào đối tượng đó.
- Để huỷ chọn: nháy chuột bên ngoài đối tượng đó
Chọn nhiều đối tượng liền kề:
- B1: Nháy chuột vào đối tượng bắt đầu
- B2: Đè phím Shift và nháy chuột vào đối tượng kết thúc.
Chọn nhiều đối tượng không liền kề:
- B1: Nháy chuột vào đối tượng bắt đầu
- B2: Đè phím Ctrl và nháy chuột vào các đối tượng tiếp theo. Bỏ chọn đối tượng nào nháy chuột lại đối tượn ... h của thanh công việc là gì?
 - Trình bày các cách chuyển đổi giữa các cửa sổ khi mở nhiều cửa sổ
 cùng lúc.
 - Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng nào? Cho biết
 những công cụ nào để thực hiện các thao tác với tệp và thư mục.
 - Hãy nêu một số chức năng của Control Panel. 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Điền vào bảng ý nghĩa của các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ của Windows.
Ä Sử dụng Projector chiếu bảng các nút lệnh.
Ä Cho một HS thực hiện điền ý nghĩa các nút lệnh tương ứng thông qua máy chiếu.
- Các HS khác điền vào SGK
2. Tạo thư mục có dạng như trên hình 2.27.
Ä Sử dụng Projector chiếu hình 2.27.
Thực hành các lệnh với tệp và thư mục trên thư mục vừa tạo ra: sao chép, di chuyển, thay đổi cấu trúc thư mục, xoá, khôi phục lại tệp đã xoá, xoa vĩnh viễn khỏi ổ đĩa 
Ä Quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Trao đổi theo nhóm
- Thực hành theo yêu cầu.
3. Tìm các tệp mà tên có chứa cụm từ Readme trên các ổ đĩa cứng của máy.
Ä Nêu yêu cầu, quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Trao đổi theo nhóm
- Thực hành theo yêu cầu.
4. Mở đồng thời chương trình: Windows Explorer, Paint, Microsoft Word.
Chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng bằng các cách khác nhau.
Thu nhỏ, phóng to, phục hồi, di chuyển cửa sổ.
Ä Nêu yêu cầu, quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Thực hành theo yêu cầu.
5. Thử các cách hiển thị thông tin ở khung cửa sổ bên phải màn hình Windows Explorer.
Ä Sử dụng nút lệnh View để thay đổi chế độ.
Ä Quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Thực hành theo yêu cầu.
6. Tạo đường tắt trên màn hình cho chương trình Microsoft Word và chương trình Microsoft Excel.
Ä Nêu yêu cầu, quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Trao đổi theo nhóm
- Thực hành theo yêu cầu.
7. Thiết đặt lại nền cho màn hình. Chọn lại chế độ bảo vệ màn hình và đặt thời gian trễ cho bảo vệ.
Ä Nêu yêu cầu, quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Trao đổi theo nhóm
- Thực hành theo yêu cầu
8. Cài đặt máy in và in thử một file văn bản trong Word.
Ä Nêu yêu cầu, quan sát và chỉ dẫn cho HS thao tác.
- Trao đổi theo nhóm
- Thực hành theo yêu cầu
4. Củng cố
	- Nhận xét về bài thực hành của HS, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
- Xem lại tài liệu.
	5. Dặn dò
	- Đọc trước nội dung bài tiếp theo.
V- Rút kinh nghiệm
TIEÁT 16
KIEÅM TRA 1 TIEÁT THệẽC HAỉNH
NOÄI DUNG CAÙC THAO TAÙC ẹAế HOẽC TRONG WINDOWS
Phần 3: hệ soạn thảo văn bản word
Tiết 17,18,19 Ngày soạn: 14/11/2009
Bài 7. ôn lại một số Khái Niệm cơ bản.
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của hệ soạn thảo văn bản.
- Hiểu các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản.
2. Kỹ năng
- Hiểu được nội dung các thao tác biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, các chế độ hiển thị văn bản.
	3. Tư duy, thái độ
	- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.	
II- Chuẩn bị
- GV: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
	- HS: Đọc trước bài giảng.
III- Phương pháp dạy học
	- Thuyết trình vấn đáp.
IV- Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp
	- Chào thầy cô.
	- Cán bộ báo cáo sĩ số.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
Tiết 17
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
I. Nhắc lại.
Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang.
Ä Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống cho các mục ở trang 45
2. Một số quy tắc gõ văn bản.
Ä Cần tuân thủ đúng các quy tắc gõ văn bản để văn bản đúng chính tả, trình bày nhất quán và đẹp.
Ä Hãy nêu cách viết chính tả thông thường?
Ä Sử dụng máy chiếu một văn bản ngắn có đầy đủ các thành phần của quy tắc gõ văn bản và giải thích để học sinh rõ.
Các dấu chấm câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, chấm phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
Kí tự tiếp theo các dấu mở ngoặc - gồm “(“, “[“, “{“, “<” - và các dấu mở nháy - gồm ‘’’‘’, ‘’”’’ - phải gõ sát vào bên phải các dấu này.
Các dấu đóng ngoặc - gồm “)”, “]”, “}”, “>” - và các dấu đóng nháy - gồm ‘’’’’, ‘’”’’ - phải được gõ sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ bên trái.
Chỉ nhấn phím Enter khi kết thúc một đoạn văn bản.
Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách.
Không sử dụng (các) kí tự trống ở đầu dòng để căn lề.
- Điền trả lời theo câu hỏi vào SGK.
- Trả lời, nhận xét.
- Quan sát văn bản mẫu.
- Nghe, ghi bài
3. Các thao tác biên tập trong văn bản.
Ä Sử dụng máy chiếu giảng giải và thao tác cho HS quan sát.
Chọn đối tượng: Trước khi tác động lệnh đến đối tượng nào cần phải chọn (đánh dấu) đối tượng đó.
Sao chép (Copy): Sao chép nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm.
Cắt (Cut): Lưu nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm đồng thời xoá nội dung đó khỏi văn bản hiện thời.
Dán (Paste): Lấy nội dung từ bộ nhớ đệm ra và chèn(“dán”) vào văn bản từ vị trí con trỏ hiện thời.
Thao tác nhanh - Chọn văn bản bằng bàn phím (SGK).
Các lệnh biên tập thực hiện bằng tổ hợp phím.
- Quan sát hướng dẫn qua máy chiếu.
- Nghe, ghi bài.
- Đọc sách cá nhân 4 phút.
4. Soạn thảo văn bản chữ Việt.
Ä Để soạn thảo được văn bản chữ Việt, cần có:
Chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt: Unikey, Vietkey (đã được cài đặt và bật chức năng gõ chữ tiếng Việt).
Một số phông chữ tiếng Việt (đã được cài đặt).
Ä Thao tác qua máy chiếu để HS biết, mặc dù đã cài đặt chương trình tiếng Việt nhưng chưa bật chức năng gõ tiếng Việt thì chưa thể gõ tiếng Việt.
- Nghe, ghi bài.
- Quan sát thao tác, nghe giải thích của GV.
II. Các chế độ hiển thị văn bản trên màn hình.
Ä Sử dụng máy chiếu thao tác để HS quan sát.
 Nháy bảng chọn View và chọn các chế độ hiển thị:
 Normal (chuẩn): hiển thị VB dưới dạng đã được đơn giản hóa.
 Print Layout (bố trí trang): Xem bố trí VB trên toàn trang.
 Outline (dàn bài): Xem cấu trúc của một VB.
 Ful Screen (Toàn màn hình): Hiển thị VB trên toàn màn hình. 
 Print Preview (Xem trước khi in): Kiểm tra tính hợp lí của VB.
Phóng to thu nhỏ các chi tiết trên màn hình:
 Tại hộp Zoom có thể chọn các mức độ phóng to hoặc thu nhỏ màn hình để có thể quan sát chi tiết hoặc quan sát toàn cục.
- Quan sát thao tác, nghe giải thích của GV.
- Ghi bài.
- Quan sát thao tác của GV, ghi bài.
Tiết 18, 19: thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Thực hiện các thao tác.
 Cho một số HS thực hiện qua máy chiếu:
Khởi động và kết thúc Word.
Gọi tên và chỉ ra các thành phần cơ bản của màn hình Word.
Thực hiện các thao tác: tạo mới một đoạn văn bản, lưu văn bản, đóng, mở văn bản. 
Ä Quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
- Toàn lớp quan sát thao tác của bạn.
- Thực hành lại các nội dung đã nêu.
2. Trả lời các câu hỏi.
Ä Lần lượt gọi một số HS trả lời theo câu hỏi của bài 2 - trang 45 (SGK).
Ä Sau mỗi câu trả lời của một HS, cho các HS khác nhận xét, bổ xung.
- Trả lời theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ xung.
3. Điền vào bảng (trang 45) các nút lệnh tương ứng.
Ä Dành thời gian để HS điền vào bảng.
Ä Theo dõi HS làm bài tập
- Điền vào bảng theo yêu cầu.
4. Gõ văn bản theo mẫu (Trang 46 - chưa yêu cầu định dạng).
Ä Sử dụng máy chiếu văn bản mẫu lên màn hình lớn.
Ä Yêu cầu HS đọc văn bản và cho nhận xét, trong văn bản này có những cụm từ nào được lặp nhiều nhất.
Ä Với những thao tác vừa được học, ta có thể sử dụng thao tác nào để có thể soạn thảo nhanh văn bản này?
Ä Theo dõi HS thực hành và hướng dẫn những HS còn nhiều lúng túng trong soạn thảo.
Ä Nhắc nhở HS chú ý quy tắc gõ văn bản.
- HS đưa ra nhận xét.
- Trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi, nhận xét bổ xung.
- Gõ văn bản theo mẫu - Trang 46.
4. Củng cố
	- Nhận xét về bài thực hành của HS, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
- Xem lại tài liệu.
	5. Dặn dò
	- Xem lại nội dung bài học. 
	- Hướng dẫn về nhà làm các câu hỏi bài tập.
	 - Đọc trước nội dung bài tiếp theo.	
V- Rút kinh nghiệm
Tiết 20,21,22 Ngày soạn: 15/11/2009
Bài 7. định dạng văn bản
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
- Hệ thống lại các ý nghĩa và các nội dung định dạng văn bản cơ bản.
2. Kỹ năng
- Thành thạo việc định dạng kí tự và định dạng đoạn văn theo mẫu.
- Sọan thảo được văn bản đơn giản.
	3. Tư duy, thái độ
	- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp.	
II- Chuẩn bị
- GV: Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án, chuẩn bị dụng cụ, máy tính, máy chiếu, phông chiếu hoặc bảng.
	- HS: Đọc trước bài giảng.
III- Phương pháp dạy học
	- Thuyết trình vấn đáp.
IV- Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp
	- Chào thầy cô.
	- Cán bộ báo cáo sĩ số.
	- Chỉnh đốn trang phục.
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Lên bảng làm bài tập 1,2,3,4,5 trang47.
3. Bài mới 
 Tiết 20
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
I. Định dạng kí tự
- Cho biết các lệnh định dạng kí tự ?
Các lệnh định dạng kí tự biến đổi đối tượng đơn giản nhất của văn bản là các kí tự.
- Cho biết các đặc trưng văn bản ?
- Các đặc trưng văn bản gồm:
 + Phông chữ
 + Cỡ chữ
 + Kiểu chữ
 + Màu sắc
 + Vị trí tương đối với các dòng kẻ (cao hơn thấp hơn )
Hình 3.6 SGK
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe, ghi bài
- Trả lời câu hỏi thông qua SGK
- Nghe, ghi bài
Quan sát hình 3.6
II. Định dạng đoạn văn bản
- ý nghĩa của định dạng trang ?
- Các lệnh định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn.
- Các lệnh này nằm trong hộp thoại Paragraph
- Hình 3.7 SGK
- Cho biết các khả năng của hộp thoại ?
 + Căn lề
 + Thụt lề
 + Khoản cách đến đoạn văn trước và đoạn văn tiếp theo
 + Thụt lề dòng đầu tiên
 + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
- Hình 3.8, 3.9, 3.10
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Nghe, ghi bài.
- Quan sát hình 3.6
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Ghi bài.
- 5 phút quan sát hình và trả lời ý nghĩa của từng hình.
III. Định dạng trang
- Hãy cho biết định dạng trang văn bản là gì ?
- Định dạng đoạn văn bản là xác định các tham số liên quan đến trình bày trang in văn bản: kích thước trang giấy, lề giấy, gáy sách, các tiêu đề trang in.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Nghe, ghi bài.
Tiết 21,22: thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Thao tác kĩ năng gõ máy
- Khởi động Word.
- Tất cả HS gõ văn bản theo mẫu bài 1 SGK:
Ä Quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
Ä Hướng dẫn HS định dạng đoạn văn bản thông qua máy chiếu, theo đúng mẫu của văn bản
Ä Quan sát và hướng dẫn HS lưu lại văn bản đã làm xong.
- Toàn lớp làm theo yêu cầu của GV
- Gõ nội dung văn bản theo mẫu trong SGK.
- Làm theo hướng dẫn của GV
2. Gõ đoạn văn bản theo mẫu
- Khởi động Word.
- Tất cả HS gõ văn bản theo mẫu bài 2 SGK:
Ä Quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
Ä Hướng dẫn HS định dạng đoạn văn bản thông qua máy chiếu, theo đúng mẫu của văn bản.
Ä Gọi một số HS lên thực hiện
Ä Nhận xét và đánh giá bài làm của các HS
Ä Quan sát và hướng dẫn HS lưu lại văn bản đã làm xong.
- Cả lớp làm theo yêu cầu của GV
- Gõ nội dung văn bản theo mẫu bài 2 SGK.
- Làm theo hướng dẫn của GV
4. Củng cố
	- Nhận xét về bài thực hành của HS, rút kinh nghiệm cho giờ sau.
- Xem lại tài liệu.
	5. Dặn dò
	- Xem lại nội dung bài học. 
	- Hướng dẫn về nhà làm các câu hỏi bài tập.
	 - Đọc trước nội dung bài tiếp theo.	
V- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap thuc hanh nghe tin hoc.doc