Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 36: Tổng kết chương III

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 36: Tổng kết chương III

A. CHUẨN BỊ

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức, kỹ năng, tư duy:

 - Củng cố phần kiến thức về hợp 2 lực song song, quy tắc momen lực.

 - HS có kĩ năng giải thành thạo một số bài toán đơn giản áp dụng quy tắc hợp lực song song, quy tắc momen lực.

 - Bồi dưỡng khả năng lập luận chặt chẽ, lôgíc cho HS qua việc phân tích các bài toán.

 2. Giáo dục tư tưởng, tình cảm:

 - Giáo dục tính tích cực, tự giác trong học tập cho HS.

 II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: SGK, SBT, STK

2.Học sinh: - Ôn lại kiến thức về hợp lực song song, QT momen.

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 36: Tổng kết chương III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/12/09 Ngày giảng : 29/12-10A,D
TIẾT 36 : TỔNG KẾT CHƯƠNG III
A. CHUẨN BỊ 
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kỹ năng, tư duy:
	- Củng cố phần kiến thức về hợp 2 lực song song, quy tắc momen lực.
	- HS có kĩ năng giải thành thạo một số bài toán đơn giản áp dụng quy tắc hợp lực song song, quy tắc momen lực.
	- Bồi dưỡng khả năng lập luận chặt chẽ, lôgíc cho HS qua việc phân tích các bài toán.
 2. Giáo dục tư tưởng, tình cảm:
	- Giáo dục tính tích cực, tự giác trong học tập cho HS.
 II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: SGK, SBT, STK	
2.Học sinh: - Ôn lại kiến thức về hợp lực song song, QT momen.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát, đề xuất vấn đề
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cơ bản
* Phát biểu quy tắc hợp lực đồng quy và song song, quy tắc momen lực? viết biểu thức?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
• ; 
 ; 
• ; 
 ;(Chia ngoài)
• M1 + M2 +... = 0
Hoạt động 2: Tìm pp giải một số dạng bài tập cơ bản
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cơ bản
- GV vẽ hình, hướng dẫn HS phân tích bài toán.
* Xác định trọng tâm của hai hình nhỏ được phân tích ra? Trọng tâm của hình ban đầu có liên quan gì với hai trọng tâm trên?
* Xác định khoảng cách từ O1 đến O2 ?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, thông báo các kết quả đúng.
- Vẽ hình, biểu diễn các trọng lực tác dụng lên hai phần được phân tích ra.
- Thảo luận theo nhóm theo gợi ý của GV.
- Các nhóm so sánh và thống nhất các kết quả. 
* Bài 1/T131
- Trọng tâm O của phần còn lại (sau khi khoét) của hình chữ nhật ban đầu nằm trên đường thẳng nối tâm O1 của phần hình chữ nhật và tâm O2 của phần hình vuông nhỏ.
- Ta có: O1O2 = = 6,18 cm
 O2O = 6O1O và O2O + O1O = O1O2 
 O1O = 0,88 cm ; 
 O2O = 5,3 cm
* Phân tích lực tác dụng lên vai người gánh? Nêu phương pháp giải bài toán?
- Nhận xét lời giải của HS, chú ý phần lập luận sao cho rõ ràng, chặt chẽ.
- Thảo luận và thống nhất pp giải: áp dụng quy tắc hợp hai lực song song, cùng chiều.
- Cá nhân trình bày lời giải của bài toán.
- Nhận xét bài giải của bạn.
* Bài 3/T131
- Vai người chịu được lực bằng lực tổng hợp trọng lực hai thúng, tức là:
F = 300 + 200 = 500 N
- Điểm đặt của đòn gánh lên vai chia đòn gánh theo tỉ lệ: 
 d1 = 40 cm ;
 d2 = 60 cm
* Viết biểu thức của quy tắc momen lực đối với bài toán đã cho? xác định tay đòn của mỗi lực? 
* Nêu cách xác định hệ số k? thực hiện bước thay số và tính kết quả?
- Trả lời câu hỏi của GV, thống nhất về độ dài các tay đòn của mỗi lực.
- Các nhóm thực hiện các phép toán, so sánh và thống nhất các kết quả đúng.
* Bài 4/T136
a) Kí hiệu MN và MF là momen của của phản lực và lực đối với trục quay O, ta có:
MN = MF 
N = 34,6 N
b) Ta có: 
- GV hướng dẫn HS pp giải phần a của bài toán.
* Trình bày lời giải phần b của bài toán.
- Nhận xét, sửa chữa bài giải của HS.
- Thảo luận và thống nhất pp giải bài toán.
- Cá nhân tự trình bày lời giải của bài toán.
- Nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh lời giải của bài toán.
* Bài 3.10/SBT
a) Độ dãn của lò xo: 
b) 
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán, thống nhất pp giải.
* Viết biểu thức của quy tắc momen lực áp dụng cho bài toán đã cho?
- Hướng dẫn HS thực hiện các phép biến đổi, rút ra kết luận.
- Chốt lại pp giải của bài toán.
- Thảo luận theo nhóm, xác định dạng và hướng giải của bài toán: áp dụng điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
- Trả lời câu hỏi của GV, nêu kết luận được rút ra.
- Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ.
* Bài 3.15/SBT
a) Gọi P0 là trọng lực của quả cân. M1 là momen đối với trục I của trọng lực phần phía AI của cân; M2 là momen đối với trục I của trọng lực phần phía BI của cân. Khi P0 treo ở O thì cân thăng bằng. Ta có:
M1 = M2 + P0.OI (1)
- Treo một vật trọng lượng P tại K thì phải đặt P0 tại vị trí B. khi cân thăng bằng ta có:
P.AI+M1=M2+P0.IB
 =M2+P0.OI+P0.OB (2)
 P.AI = P0.OB 
hay P = 
- Vậy trọng lượng P treo ở K tỉ lệ với khoảng cách OB với hệ số tỉ lệ bằng 
b) 
Hoạt động 3: Củng cố bài học và định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo
Hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại pp giải một số dạng bài tập cơ bản.
- Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị ở nhà cho HS.
* Bài tập về nhà:
- Làm bài tập trong SBT: 3.16 ; 3.17 ; 3.18 ; 3,21 ; 3.22.
- Đọc trước bài thực hành: "Tổng hợp hai lực"

Tài liệu đính kèm:

  • doct39.doc