Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 16

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 16

I. MỤC ĐÍCH

 - Ôn tập lại và khắc sâu thêm các kiến thức đã học trong chương I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.

 - Rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết vào việc giải thích các hiện tượng trong đời sống và giải quyết các bài tập liên quan.

 - Nâng cao tư duy cho học sinh trong việc phân tích bài toán.

II. CHUỔN BỊ

1. Giáo viên

- Kiến thức về Động Học Chất Điểm.

- Giải trước các bài tập SGK và một số bài tập ở SBT.

2. Học Sinh.

- Ôn lại các kiến thức đã học về Động Học Chất Điểm.

- Làm bài tập và đánh dấu những bài còn vướng mắc.

 

doc 36 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/08/2009 Ngày giảng : 18/08/2009
Tiết 1 , 2:
 Chuyên đề : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
I. MỤC ĐÍCH
 - Ôn tập lại và khắc sâu thêm các kiến thức đã học trong chương I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.
 - Rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết vào việc giải thích các hiện tượng trong đời sống và giải quyết các bài tập liên quan.
 - Nâng cao tư duy cho học sinh trong việc phân tích bài toán.
II. CHUỔN BỊ
1. Giáo viên
- Kiến thức về Động Học Chất Điểm.
- Giải trước các bài tập SGK và một số bài tập ở SBT.
2. Học Sinh.
- Ôn lại các kiến thức đã học về Động Học Chất Điểm.
- Làm bài tập và đánh dấu những bài còn vướng mắc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP.
TIẾT 1
Ổn định lớp ( 2’ )
A. LÍ THUYẾT ( 20’ )
 1. Các khái niệm và định nghĩa.
 a. Chuyển động cơ.
 - Chuyển động cơ là gì? khi nào một vật được coi là chất điểm? Quỹ đạo là gì?
 - Tại sao phải chọn vật làm mốc? hệ toạ độ?
 - Tại sao phải chọn mốc thời gian? ta dùng dụng cụ gì để đo thời gian?
 - Thời điểm và thời gian khác nhau ở chỗ nào? 
 - Hệ quy chiếu bao gồm những gì?
 b. Chuyển động thẳng đều.
 - Thế nào là CĐTĐ? 
 - Đồ thị toạ độ - thời gian trong CĐTĐ có đặc điểm gì?
 c. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
 - Thế nào là Chuyển động thẳng biến đổi đều?
 - Véctơ vận tốc tức thời có đặc điểm gì?
 - Thế nào là CĐT NDĐ, CĐT CDĐ?
 - Đặc điểm của véctơ gia tốc trong CĐT NDĐ, CĐT CDĐ?
 2 Các công thức cần nhớ.
 a. Chuyển động thẳng đều.
 - Tốc độ trung bình: 
 - Quãng đường đi được: vtbt = vt
 - Phương trình chuyển động: x = xo + s = xo + vt
 b. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
 - Vận tốc tức thời: 
 - Gia tốc: 
 - Vận tốc: v = vo + at
 - Quãng đường: s = vot + at2
 - Phương trình CĐ: x = xo + vot +at2
 - CT liên hệ a, v, s: v2 – vo2 = 2as
B. BÀI TẬP ( 20’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Cá nhân lên bảng làm bài tập:
1. Bài tập 12 SGK ( 22 )
Tóm tắt: v1 = 40 km/h = 11,1 m/s
 t1 = 1 phút = 60 s
 v2 = 60 km/h = 16,67 m/s
 a = ? , S1 = ? , t2 – t1 = ?
Giải:
- Chọn trục toạ độ có chiều dương theo chiều CĐ của tàu.
- chọn gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu rời ga thì vo = 0
a, Tính gia tốc của đoàn tàu.
từ công thức: v = vo + at
a = = = 0,185 (m/s2)
b, Tính quãng đường S1.
ADCT: s = vot + at2 = .0,185.602
 = 333 (m).
c, Tính t2 – t1:
 - Tính t2: từ công thức v2 = vo + at2
 = = 90 (s)
 t2 – t1 = 90 – 60 = 30 (s).
2. Bài tập 15 SGK (22)
Tóm tắt: vo = 36 km/h = 10 m/s
 s = 20 m
 v = 0 
 a = ? , t = ?
Giải:
- Chọn trục toạ độ có chiều dương theo chiều CĐ của xe.
- chọn gốc thời gian là lúc xe bắt đầu hãm phanh thì vo = 10 m/s
a, Tính gia tốc của xe.
từ CT : v2 – vo2 = 2as 
a = 
 (m/s2)
b, Tính thời gian hãm phanh:
 từ công thức: v = vo + at
t =4 (s).
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
1. Bài tập 12 SGK ( 22 )
Hướng dẫn:
- Chọn trục toạ độ có chiều dương theo chiều CĐ của tàu thì v1 bằng bao nhiêu?
- chọn gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu rời ga thì vo bằng bao nhiêu?
- Từ các dữ liệu đầu bai cho có thể áp dụng công thức nào để tính a, s và thời gian cần thiết để tàu đạt tốc độ 60 km/h?
2. Bài tập 15 SGK (22)
Hướng dẫn:
- Chọn trục toạ độ có chiều dương theo chiều CĐ của xe. khi xe dừng lại thì vận tốc v của xe bằng bao nhiêu?
- chọn gốc thời gian là lúc xe bắt đầu hãm phanh thì vo bằng bao nhiêu?
- Từ các dữ liệu đầu bai cho có thể áp dụng công thức nào để tính a và thời gian hãm phanh?
C. GIAO BTVN: ( 3’ )
- Yêu cầu học sinh về xem lại lí thuyết đã học trong chương I.
- Về nhà làm nốt các bài tập còn lại.
- Đọc trước bài “ Sự Rơi Tự Do”.
TIẾT 2
Ổn định lớp ( 2’ )
A. LÍ THUYẾT : ( 18’ )
 1. Các khái niệm và định nghĩa:
 a. Sư rơi tự do:
- Sự rơi tự do là gì? Khi rơi tự do thì các vật khác nhau sẽ rơi như thế nào?
- Sự rơi tự do có đặc điểm gì? 
 b. Chuyển động tròn đều:
- Thế nào là CĐ tròn đều? tốc độ dài, tốc độ góc, chu kì, tần số của CĐ tròn đều là gi?
- Véctơ vận tốc và véc tơ gia tốc trong CĐ tròn đều có đặc điểm gì?
 c. Tính tương đối của CĐ, công thức cộng vận tốc.
- Tại sao ta nói quỹ đạo và vận tốc của vật có tính tương đối?
- Hệ quy chiếu đứng yên là gì? hệ quy chiếu chuyển động là gi?
 2. Các công thức cần nhớ:
 a, Sự rơi tự do:
 - Vận tốc: v = gt (m/s)
 - Quãng đường: S = gt2 (m)
 - CT liên hệ s, g, v: v2 = 2gs
 b, Chuyển động tròn đều:
 - Tốc độ dài: v = (m/s)
 - Tốc độ góc: ( rad/s)
 - Chu kì: T = (s) 
 - Tần số: f = (Hz)
 - CT liên hệ giữa v và : v = r
 - Gia tốc hướng tâm: aht = = r2 (m/s)
 c, Tính tương đối của CĐ, công thức cộng vận tốc:
 - Công thức cộng vận tốc: 
B. BÀI TẬP ( 23’ )
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Cá nhân lên bảng làm bài tập:
1. Bài tập 11 SGK ( 27 )
Tóm tắt: t = 4 (s)
 v = 330 (m/s)
 g = 9,8 (m/s)
 h = S = ?
GIẢI
- Gọi t1 là thời gian hòn đá rơi 
- Gọi t2 là thời gian âm thanh truyền từ đáy hang lên miệng hang.
Ta có: S = gt12 (1)
mặt khác : S = vt2 (2)
từ (1) và (2) ta có: gt12 = vt2 (3)
mà theo bài ra ta có: t1 + t2 = 4 (s)
hay t2 = 4 - t1 (*)
thay (*) vào (3) ta có:
gt12 = v( 4 – t1 ) gt12 + vt1 – 4v=0
thay số và giải pt trên với đk t1>0 ta tìm được: t1 = 3,79 (s)
thay vào (1) ta được: S = 70,38 (m)
2. Bài tập 15 SGK (34)
Tóm tắt: T = 24h = 86 400 (s)
 r = 6 400 km = 6 400 000 m
 = ? , v = ?
GIẢI:
NX: Chiếc tàu neo trên xích đạo của TĐ sẽ CĐ tròn đều với chu kì bằng chu kì tự quay của TĐ.
- Tính tốc độ góc:
từ CT : T = 
thay số ta có: = 7,27.10-5 (rad/s)
- Tính tốc độ dài:
ADCT: v = r = 6 400 000 . 7,27.10-5
 = 465,28 (m/s) 
3. Bài tập 6.9 SBT (25)
Tóm tắt: tx = 2h
 tn = 3h
 v12 = 30 km/h
 a, S = AB = ?
 b, v23 =? 
GIẢI:
 - Khi xuôi dòng ta có:
v13x = v12 + v23 S = v13xtx
 = (v12 + v23).2 (1)
- Khi ngược dòng ta có:
v13n = v12 - v23 S = v13ntn
 = (v12 - v23).3 (2)
t ừ (1), (2) ta có:
v23 = 6 km/h S = 72 km
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
1. Bài tập 11 SGK ( 27 )
Hướng dẫn:
- Chuyển động của hòn sỏi là CĐ gì? biểu thức tính quãng đường thế nào?
- Chuyển động của âm thanh là CĐ gì? 
biểu thức tính quãng đường thế nào?
- Theo bài ra thì tổng thời gian hòn đá rơi và thời gian âm thanh truyền lên miệng hang là bao nhiêu?
2. Bài tập 15 SGK (34)
Hướng dẫn: 
- Trái Đất CĐ tự quay quanh trục một vòng hết thời gian bao nhiêu?
- Một chiếc tàu neo trên xích đạo ( coi như chất điểm ) sẽ CĐ như thế nào đối với trục quay của Trái Đất? 
3. Bài tập 6.9 SBT (25)
Hướng dẫn:
- Khi canô chạy xuôi dòng thì vận tốc tuyệt đối được tính như thế nào?
- Khi canô chạy ngược dòng thì vận tốc tuyệt đối được tính như thế nào?
- độ dài quãng đường lúc xuôi có bằng quãng đường lúc ngược không?
C. GIAO BTVN (2’)
- Yêu cầu học sinh về xem lại lí thuyết đã học trong chương I.
- Về nhà làm nốt các bài tập còn lại.
Ngày soạn: 13/10/2009 Ngày dạy: 14/10/2009
Tiết 3, 4, 5, 6.
 Chuyên đề: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập lại và khắc sâu thêm các kiến thức đã học trong chương I : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM.
- Giúp hs biết cách giải bài toán bằng phương pháp động lực học.
- Rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết vào việc giải thích các hiện tượng trong đời sống và giải quyết các bài tập liên quan.
- Nâng cao tư duy cho học sinh trong việc phân tích bài toán.
II. CHUỔN BỊ
1. Giáo viên
- Kiến thức về Động Lực Học Chất Điểm
- Giải trước các bài tập SGK và một số bài tập ở SBT.
2. Học Sinh.
- Ôn lại các kiến thức đã học về Động Lực Học Chất Điểm.
- Làm bài tập và đánh dấu những bài còn vướng mắc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP
TIẾT 3
A. LÍ THUYẾT: ( 20’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa:
a, Tổng hợp và phân tích lực
- Nêu các định nghĩa về lực, lực cân bằng, giá của lực
- Tổng hợp lực là gì? nêu quy tắc HBH vận dụng để tổng hợp lực.
- Phân tích lực là gì? nêu các chú ý khi thực hiện phân tích lực
b, Ba định luật Niu-Tơn
- Phát biểu nội dung các định luật I, II, III Niu-Tơn.
- Quán tính là gì? Quán tính có liên quan gì đến khối lượng của vật?
- Các tính chất của khối lượng?
- Thế nào là trọng lực, trọng lượng? 
2. Các công thức cần ghi nhớ:
a, Tổng hợp và phân tích lực
- Hợp lực: 
- Điều kiện cân bằng của chất điểm: 
b, Ba định luật Niu-Tơn
- ĐL II Niu-Tơn: hay 
- Trọng lực: 
- ĐL III Niu-Tơn: 
B. LÀM BÀI TẬP ( 22’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
* cá nhân làm bài tập
Bài tập 8 SGK t58
Tóm tắt: P = 20 N
 = 120o
 F1 = ? ; F2 = ?
GIẢI
NX: Vòng nhẫn O đứng cân bằng nên các lực tác dụng lên nó phải cân bằng nhau ( Hợp lực bằng không )
0
Vòng nhẫn O chịu tác dụng của 3 lực như hình vẽ. Các lực này cân bằng nhau Tổng hợp lực của và phải cân bằng với trọng lực .
- Từ hình vẽ ta có:
 F1 = 
Thay số ta có: F1 = (N)
 F2 = P.tg30o
Thay số ta có: F2 = (N)
Bài tập 12 SGK t65
Tóm tắt: m = 0,5 kg
 F = 250 N
 t = 0,02 s
 v = ?
GIẢI
- Chọn trục toạ độ Ox, chiều dương theo chiều CĐ của quả bóng.
- Chọn gốc thời gian là lúc chân bắt đầu tác dụng vào bóng : to = 0 
- Biểu thức ĐL II Niu-Tơn cho vật là:
- Chiếu PT trên lên trục toạ độ ta có:
 F = ma
- Trong quá trình chân tác dụng thì quả bóng chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc: 
a = = 500 (m/s).
- Vận tốc của vật sau thời gian t = 0,02 s là: v = at = 500.0,02 = 10 (m/s)
 ĐS: Chọn D : 10 (m/s)	
* Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 8 SGK t58
Hướng dẫn:
- Vòng nhẫn O chịu tác dụng của mấy lực? Các lực ấy có dạc điểm gì?
- Ta áp dụng quy tắc nào để tổng hợp lực?
- Dựa vào các kiến thức hình học để tính độ lớn các lực.
Bài tập 12 SGK t65
Hướng dẫn:
- Biểu thức ĐL II Niu-Tơn trong trường hợp này là gì?
- Trong thời gian chân tác dụng vào bóng thì quả bóng CĐ như thế nào?
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ ( 3’)
- Yêu cầu học sinh về xem lại lí thuyết đã học trong chương II.
- Về nhà làm nốt các bài tập còn lại.
- Đọc trước bài “ Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn”
TIẾT 4
A. LÍ THUYẾT: ( 20’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa
a. Lực hấp dẫn, ĐL vạn vật hấp dẫn
- Lực hấp dẫn là gì? lấy ví dụ.
- Phát biểu nội dung ĐL vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức của ĐL?
- Viết biểu thức tính gia tốc rơi tự do g ở độ cao h và ở gần mặt đất?
b. Lực đàn hồi của lò xo. ĐL Húc.
- Điểm đặt và hướng của lực đàn hồi của lò xo
- Phát biểu nội dung ĐL Húc và viết biểu thứcc của định luật?
2. Các công thức cần ghi nhớ:
a. Lực hấp dẫn, ĐL vạn vật hấp dẫn
- ĐLVVHD: 
- Gia tốc rơi tự do ở độ cao h: 
- Gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất: 
b. Lực đàn hồi của lò xo. ĐL Húc
- ĐL Húc: Fdh = k 
B. LÀM BÀI TẬP ( 22’ )
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Bài tập 4: SGK t69
Tóm tắt: m = 1 Kg
 r1 = R
 P1 = 10 N
 r2 = 2R
 P2 = ?
GIẢI
- Khi vật ở gần mặt đất ta có:
 (1)
- Khi đưa vật lên vị trí có r2 = 2R ta có:
 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 
Thay số ta có: P2 = 2,5 N
Chọn ĐA : B
Bài tập 12.6 : SBT t37
Tóm tắt: m1 = 100 g = 0,1 Kg
 l1 = 31 Cm = 0,31 m
 m3 = m1 + m2 = 2m1
 l3 = 32 Cm = 0,32 m
 g = 10 m/s2
 lo = ? ; k = ?
GIẢI:
- Khi treo vật m1 ta có F1 = P1 = m1g
- khi treo thêm vật m2 ta có:
 F3 = P1 + P2 = 2P1 = 2m1g
- AD ĐL Húc ta có:
F1_= k( l1 – lo ) (*)
F3 = k( l3 – lo )
Ta có: = = 
Thay số ta có: lo = 0,3 m = 30 cm
Thay ...  45 lần.
+ Thể tích không khí bơm được sau 45 lần là:
V1 = n.v = 45 x 125 = 5625 cm3.
- Vì trong quá trình bơm nhiệt độ của không khí là không đổi nên 
Áp dụng định luật Bôi-lơ_Ma-ri-ốt ta có
p1. V1 = p2. V2 
= 2,25.105 Pa
2. Bài tập 1 : Phiếu học tập
Tóm tắt: V1 = 14 lít
 V2 = 6 lít
 = 4 kPa = 4000 Pa
 p1 = ?
GIẢI:
- Vì quá trình là đẳng nhiệt nên áp dụng định luật Bôi-lơ_Ma-ri-ốt ta có:
p1. V1 = p2. V2 (1)
Theo bài ra ta có:
 = p2 – p1 p2 = + p1
thay vào (1) ta được:
p1. V1 = ( + p1 )V2
p1. V1 = V2 + p1V2
P1 = = 3000 Pa.
1. Bài tập 9 SGK (159)
Hướng dẫn:
- Xét khối lượng khí bơm được sau 45 lần.
- Trong quá trình bơm thì thông số trạng thái nào không thay đổi?
- Có thể áp dụng định luật nào để tính áp suất của khí?
2. Bài tập 1 : Phiếu học tập
Hướng dẫn:
- Độ biến thiên áp suất tính theo công thức nào?
- Có thể áp dụng định luật nào để tính áp suất của khí?
C. GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ: ( 3 phút )
- Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và phiếu học tập.
- Đọc trước bài 30: “Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ”
TIẾT 12
A. LÍ THUYẾT: ( 20’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa:
a, Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
- Phát biểu định nghĩa quá trình đẳng tích
- Phát biểu nội dung định luật Sac-lơ.
- Nêu đặc điểm của đường đẳng tích trong hệ toạ độ ( p,T )
b, Quá trình đẳng áp. Định luật Gay-luy-xác.
- Phát biểu định nghĩa quá trình đẳng áp.
- Phát biểu nội dung Định luật Gay-luy-xác.
- Nêu đặc điểm của đường đẳng áp trong hệ toạ độ ( V,T)
c, Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
2. Các công thức cần ghi nhớ:
- Đinh luật Sác-lơ ( V = h/s ):
 hay hay 
- Định luật Gay-luy-xác ( p = h/s ):
 hay hay 
- Phương trình trạng thái của khí khí tưởng:
 hay 
B. LÀM BÀI TẬP ( 22’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Bài tập 13 ( phiếu học tập )
Tóm tắt: V1 = 60 m3
 t1 = 7oC T1 = 280 K
 p1 = p2 = 1 atm
 t2 = 27oC T2 = 300 K
 Kg/m3.
 m = ?
GIẢI:
- Xét lượng khí trong phòng khi chưa tăng nhiệt độ.
NX: Trong quá trình tăng nhiệt độ thì áp suất của lượng khí luôn bằng áp suất khí quyển bên ngoài và bằng 1 atm.
- Tính thể tích lượng khí ở nhiệt độ 27oC.
AD ĐL Gay-luy-xác ta có:
- Thể tích khí thoát ra khỏi phòng là:
V = V2 – V1 = 
- Khối lượng khí thoát ra khỏi phòng là:
m = .V = .
Thay số ta được:
m = 1,29.= 5,53 (Kg)
Bài tập 14: Phiếu học tập
Tóm tắt: t1 = 0oC T1 = 273 K
 p1 = 1 atm = 760 mmHg
 V2 = 5000 lít = 5 m3
 t2 = 24oC T2 = 297 K
 p2 = 765 mmHg
 Kg/m3.
 t = 30 phút = 1800 s
 m = ?
GIẢI:
- Xét lượng khí được bơm vào bình sau nửa giờ.
- Khi còn ở ngoài khí quyển thì lượng khí này có thể tích là V1.
ADPTTT ta có: 
 m3.
- Vậy lượng khí này có khối lượng là:
M = V1 = 1,29.4,626 = 5,968 Kg 
Khối lượng khí được bơm vào bình trong mỗi giây là: 
m = = = 3,3.10-3 Kg = 3,3 g
Bài tập 13 ( phiếu học tập )
Hướng dẫn: 
- Xét lượng khí trong phòng khi chưa tăng nhiệt độ.
- Trong quá trình tăng nhiệt độ thì thông số trạng thái nào không thay đổi?
- Thể tích khí thoát ra khỏi phòng là bao nhiêu?
- Thể tích liên hệ với khối lượng và khối lượng riêng như thế nào?
Bài tập 14: Phiếu học tập
Hướng dẫn: 
- Xét lượng khí được bơm vào bình sau nửa giờ.
- Khi còn ở ngoài khí quyển thì lượng khí này có thể tích bao nhiêu?
- Lượng khí này có khối lượng bằng bao nhiêu?
C.GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ ( 3 phút ) 
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và phiếu học tập.
- Đọc phần TỔNG KẾT CHƯƠNG V
Ngày dạy: 03/2009
Tiết 13, 14 .
 Chuyên đề: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập lại và khắc sâu thêm các kiến thức đã học trong chương VI : CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
- Rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết vào việc giải thích các hiện tượng trong đời sống và giải quyết các bài tập liên quan.
- Nâng cao tư duy cho học sinh trong việc phân tích bài toán.
II. CHUỔN BỊ
1. Giáo viên
- Kiến thức trong chương Cơ sở của nhiệt động lực học
- Giải trước các bài tập SGK và một số bài tập ở SBT.
2. Học Sinh.
- Ôn lại các kiến thức đã học về Cơ sở của nhiệt động lực học.
- Làm bài tập và đánh dấu những bài còn vướng mắc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP
TIẾT 13
A. LÍ THUYẾT: ( 12’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa:
- Phát biểu định nghĩa nội năng?
- Nội năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào??
- Hãy nêu hai cách cơ bản làm thay đổi nội năng? lấy VD minh hoạ?
- Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng có phải là một dạng năng lượng không? vì sao?
2. Các công thức cần ghi nhớ:
- Nhiệt lượng: Q = mct
B. LÀM BÀI TẬP ( 30’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Bài tập 7: SGK (173)
Tóm tắt: mnh = 0,5kg
 mn = 0,118kg
 ms = 0,2kg
 t1s = 750C
 t1(nh + n) = 200 C
 cnh = 0,92.103 (J/kg.K)
 cn = 4,18.103 (J/kg.K)
 cs = 0,46.103 (J/kg.K). 
 t2 =?
GIẢI:
NX: Trong bài toán trên: Bình nhôm và nước là những hệ nhận nhiệt lượng. còn miếng sắt thì toả nhiệt lượng
Do đó ta có:
 Qthu = mnhcnh(t2 – t1nh) + mncn(t2 – t1n)
 Qtoả = mscs(t1s – t2)
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả = Qthu
Ta có:
mnhcnh(t2 – t1nh) + mncn(t2 – t1n) 
= mscs(t1s – t2)
t2 (mnhcnh + mncn + mscs)
= mnhcnht1nh + mncnt1n + mscst1s 
t2 = 
=
= 250C
KL: Vậy nhiệt độ của hệ khi cân bằng là t2 = 25oC
Bài tập 8: SGK (173)
Tóm tắt: md = 128 g = 0,128 kg
 mn = 210 g = 0,210 kg
 mkl = 192 g =0,192 kg
 t1kl = 100oC
 t1(d + n) = 8,4o C
 cd = 0,128.103 (J/kg.K)
 cn = 4,18.103 (J/kg.K)
 t2 = 21,5oC
 ckl = ? 
GIẢI
NX: Trong bài toán trên: Nhiệt kế đồng và nước là những hệ nhận nhiệt lượng. còn miếng kim loại thì toả nhiệt lượng
Do đó ta có:
 Qthu = mdcd(t2 – t1d) + mncn(t2 – t1n)
 Qtoả = mklckl(t1kl – t2)
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả = Qthu
Ta có:
mdcd(t2 – t1d) + mncn(t2 – t1n) 
= mklckl(t1kl – t2)
Thay số ta được: ckl = 0,78.103 (J/kg.K)
Bài tập 7: SGK (173)
Hướng dẫn:
- Có những vật nào toả nhiệt lượng và có những vật nào thu nhiệt lượng?
- Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả = Qthu.
Bài tập 8: SGK (173)
Hướng dẫn:
- Có những vật nào toả nhiệt lượng và có những vật nào thu nhiệt lượng?
- Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Qtoả = Qthu.
C.GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ ( 3 phút )
- Làm các bài tập 32.6 và 32.7 SBT (76)
- Đọc trước bài 33: “Các nguyên lí của nhiệt động lực học”
TIẾT 14:
A. LÍ THUYẾT: ( 12’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa:
- Phát biểu nguyên lí I nhiệt động lực học?
- Phát biểu nguyên lí II nhiệt động lực học?
2. Các công thức cần ghi nhớ:
- Nguyên lí I: 
 * Quy ước dấu:
+ Q > 0 : Hệ nhận nhiệt lượng.
+ Q < 0 : Hệ truyền nhiệt lượng.
+ A > 0 : Hệ nhận công.
+ A < 0 : Hệ thực hiện công.
- Hiệu suất động cơ nhiệt: 
B. LÀM BÀI TẬP ( 30’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Bài tập 7: SGK (180)
Tom tắt: Q = 100 J
 A = 70 J
 = ?
GIẢI:
- Độ biến thiên nội năng của lượng khí là:
AD nguyên lí I ta có:
= A + Q (1)
Vì đây là quá trình hệ nhận nhiệt lượng và sinh công nên:
(1) = -A + Q = - 70 + 100 = 20 J
Vậy nội năng của khí tăng lên 20 J
Bài tập 8: SGK (180)
Tóm tắt: Q = 6.106 J
 = 0,5 m3
 p = 8.106 N/m2
GIẢI
Tính công mà lượng khí thực hiện.
gọi là khoảng dịch chuyển của pittông ta có: A = F. (1)
mặt khác ta có: 
+ = V2 – V1 = S. (2)
+ p = (3) 
Thay (2), (3) vào (1) ta được: A = p.
- Vì đây là quá trình hệ nhận nhiệt lượng và thực hiện công nên theo nguyên lí I ta có: = 
Thay số ta được: 2.106 (J)
Bài tập 33.7 SBT (79)
Tóm tắt: a, A1 = 4000 J,Q1 = 0, = ?
b,Q2 = 10000 J,A2= A1 + 1500 J,= ?
GIẢI:
a, Độ biến thiên nội năng của khí là:
Áp dụng biểu thức nguyên lí I:
Vì đây là quá trình khí thực hiện công và không truyền nhiệt nên ta có:
 = 4000 J
b, Độ biến thiên nội năng của khí là:
Áp dụng biểu thức nguyên lí I:
Vì đây là quá trình khí nhận nhiệt lượng và thực hiện công nên ta có:
Bài tập 7: SGK (180)
Hướng dẫn:
- Xác định dấu của các đại lương Q và A rối vận dụng nguyên lí I.
Bài tập 8: SGK (180)
Hướng dẫn:
- Xác định công mà lượng khí thực hiện.
- Áp dụng các công thức :
+ A = F.
+ = V2 – V1 = S.
+ p = 
+ biểu thức nguyên lí I : 
và quy ước dấu.
Bài tập 33.7 SBT (79)
Hướng dẫn:
- Vận dụng nguyên lí I nhiệt động lực học và quy ước dấu.
 C.GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ ( 3 phút)
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Đọc phần TỔNG KẾT CHƯƠNG VI.
- Đọc trước bài 34 “ Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình”
Ngày dạy: 04/2009
Tiết 15, 16 .
Chuyên đề: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập lại và khắc sâu thêm các kiến thức đã học trong chương VI : CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
- Rèn luyện khả năng vận dụng lí thuyết vào việc giải thích các hiện tượng trong đời sống và giải quyết các bài tập liên quan.
- Nâng cao tư duy cho học sinh trong việc phân tích bài toán.
II. CHUỔN BỊ
1. Giáo viên
- Kiến thức trong chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
- Giải trước các bài tập SGK và một số bài tập ở SBT.
2. Học Sinh.
- Ôn lại các kiến thức đã học về Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
- Làm bài tập và đánh dấu những bài còn vướng mắc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚP
TIẾT 15
* Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
A. LÍ THUYẾT: ( 12’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa:
- Biến dạng cơ của vật rắn là gì? thế nào là biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo?
- Phát biểu nội dung ĐL Húc?
- Thế nào là sự nở dài, sự nở khối của vật rắn?
2. Các công thức cần ghi nhớ:
- Định luật Húc: 
- Suất đàn hồi: ( N/m2 )
- Lực đàn hồi: Fđh = ( N )
- Công thức nở dài: hay 
- Công thức nở khối: hay (với )
B. LÀM BÀI TẬP ( 25’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của Giáo viên
Bài tập 9 : SGK (129)
Tóm tắt: d = 20 mm = 20.10-3(m)
 E = 2.1011Pa
 F = 1,57.105 N
 = ?
GIẢI:
- Tính tiết diện ngang của thanh:
ADCT : S = d2
- Biểu thức độ lớn của lực tác dụng:
ADCT: F = 
- Tính độ biến dạng tỉ đối:
ADCT: 
Thay số ta được độ biến dạng tỉ đối:
 = 2,5.10-3.
Bài tập 8 : SGK (197)
Tóm tắt: to = 15oC
 lo = 12,5 m
 = 4,5 mm = 4,5.10-3 m 
 = 12.10-6 K-1
 tmax = t = ?
GIẢI:
NX: Thanh ray còn chưa bị cong khi độ nở dài vì nhiệt của nó chưa vượt quá độ lớn khe hở.
Từ công thức:
ta có: 
Thay số ta được: tmax = 45oC
Vậy nhiệt độ lớn nhất để thanh ray còn chưa bị cong là 45oC.
Bài tập 9 : SGK (129)
Hướng dẫn:
- Tính tiết diện ngang của thanh.
- Viết biểu thức tính độ lớn của lực F và suy ra độ biến dạng 
- Áp dụng công thức tính độ biến dạng tỉ đối.
Bài tập 8 : SGK (197)
Hướng dẫn:
- Khi nào thanh ray còn chưa bị cong do tác dụng nở vì nhiệt?
- Tính nhiệt độ khi đó thanh ray nở kín hết chỗ hở.
C.GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ ( 3 phút)
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
- Đọc trước bài 37 “ Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”
TIẾT 16:
* Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
A. LÍ THUYẾT: ( 12’ )
1. Các khái niệm và định nghĩa:
- Biến dạng cơ của vật rắn là gì? thế nào là biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo?
- Phát biểu nội dung ĐL Húc?
- Thế nào là sự nở dài, sự nở khối của vật rắn?
2. Các công thức cần ghi nhớ:
- Định luật Húc: 
- Suất đàn hồi: ( N/m2 )
- Lực đàn hồi: Fđh = ( N )
- Công thức nở dài: hay 
- Công thức nở khối: hay (với )
B. LÀM BÀI TẬP ( 25’)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon 10cb.doc