Giáo án môn Vật lý khối 11 - Lê Văn Hoàng

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Lê Văn Hoàng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kỹ năng

- Xác định phương chiều của định luật Cu-lông tương tác giữa các điểm điện tích.

- Giải bài toán ứng tương tác điện tĩnh.

- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 a) Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết học sinh học gì ở THCS.

 b) Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi .

2. Học sinh: Ôn kiến thức về điện tích đã học ở THCS

doc 151 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Lê Văn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 : ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG ( 1 Tiết)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- 	Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
Kỹ năng
Xác định phương chiều của định luật Cu-lông tương tác giữa các điểm điện tích.
Giải bài toán ứng tương tác điện tĩnh.
Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
CHUẨN BỊ
1.	Giáo viên
	a)	Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết học sinh học gì ở THCS.
	b)	Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi .
2.	Học sinh: Ôân kiến thức về điện tích đã học ở THCS.
III.	TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Hoạt động 1 (phút): Ôn tập kiến thức về điện tích.
Trợ giúp của giáo viên
(Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Các cách làm cho một vật nhiễm điện?
Phương pháp nhận biết một vật nhiễm điện?
- Cho HS đọc SGK
Cĩ mấy loại điện tích?Các điện tích tương tác với nhau thế nào?
Điện tích điểm là gì?
- Gợi ý cho HS trả lời.
- Nêu câu hỏi C1.
- Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I.
- Cĩ 3 cách: cọ xát, hưởng ứng, tiếp xúc.
- Hút các vật nhẹ.
- Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời câu hỏi .
- Trả lời C1
- Nhận xét câu trả lời của bạn
I. Sự nhiễm điện của các vật – Điện tích. Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật:
- Khi cọ xát những vật như thanh thuỷ tinh, thanh nhựa, mảnh Poliêtilenvào dạ hoặc lụathì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẫu giấy, sợi bông ta nói rằng: những vật đó đã bị nhiễm điện. 
2. Điện tích. Điện tích điểm: 
- Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
- Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta đang xét.
3. Tương tác điện. Hai loại điện tích:
- Sự đẩy nhau hay hút nhau giữa các điện tích đó là sự tương tác điện.
- Các điện tích cùng loại(dấu) thì đẩy nhau.
- Các điện tích khác loại(dấu) thì hút nhau. 
Hoạt đông 2 (phút): Nguyên cứu về tương tác giữa hai điện tích.
Trợ giúp của giáo viên
(Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
N ội dung
- Yêu cầu HS vẽ hình biểu diễn lực tương tác.
- Nêu câu hỏi C2.
- Thơng báo về điện mơi và hằng số điện mơi.
- Nêu câu hỏi C3.
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS.
- Dựa vào nội dung định luật và định luật III Newton biểu diễn lực tương tác.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về điện môi và hằng số điện môi.
- Trả lời câu hỏi C3.
II. Định luật Culông. Hằng số điện môi:
1. Định luật Cu-long:
- Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 
 F(N), r(m), q(C) 
k: hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị mà ta dùng
- Trong hệ SI: 
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi.
a. Điện môi là môi trường cách điện.
b. Thí nghiệm chứng tỏ rằng: khi đặt các điện tích điểm trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.
: hằng số điện môi ()
- Công thức của định luật Culong trong trường hợp này là:
Đối với chân không: =1
c. đặc trưng cho tính chất điện của một chất cách điện.
	Hoạt đông 3 (phút): Vận dụng, củng cố.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Cho HS thảo luận trả lời PHT.
- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi PHT.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
 Hoạt đông 4 (phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho bài tập trong SGK : bài tập 5 đến 8 (trang 10).
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Ghi bài tập về nha.ø
- Ghi chuẩn bị bài sau
Bài 2. : THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH ( 1 Tiết)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
Lấy đươc ví dụ về cách làm nhiễm điện.
Biết cách làm nhiễm điên các vật.
Kỹ năng
Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Xem SGK vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
Chuẩn bị phiếu.
1.	Hạt nhân của một nguyên tử ôxi gồm 8prôton và 9 nơtron, số êlectron của nguyên tử oxi là 
	A. 9	B. 16	C. 17	D. 8
2.	Nếu nguyên tử đang thừa - 1,6.10-19 C điện dương, khi nhận thêm 2 êlectron thì nó
	A.	sẽ là ion dương
	B.	vẫn là ion âm
	C.	trung hoà về điện 
	D.	có điện tích không xác định được
3.	Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
	A.	đầu thanh kim loại bị nhiễm địên khi đặt gần một quả cầu mang điện 
	B.	thanh thước nhựa sau khi được mài lên tóc hút được các vụn giấy 
	C.	mùa hanh khô, khi mặc quần áo vải tổng hợp thường thấy bị dính xác vào người 
	D.	quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cpọ xát vào len dạ. 
Học sinh : 
- Ôân tập kiến thức về điện tích đã học ở THCS .
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt đôïng 1 (...... phút) : Kiểm tra bài cũ.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Dùng PHT để kiểm tra (bảng phụ).
- Trả lời miệng bằng phiếu.
Hoạt đôïng 2 (...... phút) : Tìm hiểu nội dung thuyết êlectron.
Trợ giúp của giáo viên
(Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Sự sắp xếp của các hạt nhân và của electron?
Tổng điện tích của nguyên tử ?
 Nêu tĩm tắt nội dung thuyết electron.
Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện và tính chất điện ?
- Nêu câu hỏi C1.
- Đọc SGK mục 1.1 tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- Đọc SGK trả lời câu hỏi của GV.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời C1.
I. Thuyết Electron : 
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố :
a. Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và prôton mang điện dương.
- Trong nguyên tử số proton bằng số electron, nguyên tử trung hoà về điện.
b. Điện tích của electron và điện tích của proton là điện tích nguyên tố.
2. Thuyết electron :
- Thuyết dựa vào sự cư trú và sự di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.
a. Nếu nguyên tử bị mất bớt e sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương
b. Một nguyên tử trung hoà có thể nhận thêm e để trở thành một hạt mang điện âm và được gọi là ion âm. 
c. – Vật nhiễm điện âm: Khi số e mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (prôton)  
- Nếu số e ít hơn số prôtôn thì vật nhiễm điện dương. 
Hoạt đôïng 3 (...... phút) : Giải thích một vài hiện tượng điện
Trợ giúp của giáo viên
(Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Điện tích tự do là gì ?
- Thế nào là vật(chất) dẫn điện,cách điện.
- Nêu câu hỏi C2.
- Nêu câu hỏi C3 ; 4 ; 5.
_Là điện tích cĩ thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Trả lời C2.
- Trả lời C3 ; 4 ; 5
II. Vận dụng:
1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điên :
- Điện tích tự do : là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.
- Vật (chất) dẫn điện : là vật (chất) có chứa các điện tích tự do.
- Vật (chất) cách điện : là vật (chất ) không chứa các điện tích tự do.
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc :
- Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó.
3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng : 
- Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của 1 thanh kim loại MN trung hoà về điện. ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. 
- Nếu đưa quả cầu A ra xa, thanh kim loại MN lại trở về trạng thái trung hoà về điện. chứng tỏ độ lớn các điện tích âm và dương ở các đầu M và N là bằng nhau.
Hoạt đôïng 4 (...... phút) : Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích.
Trợ giúp của giáo viên
(Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung
III. Định luật bảo toàn điện tích :
- Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi. 
- Hệ cô lập : hệ không trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ. 
Hoạt đôïng 5 (...... phút) : Vận dụng củng cố
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS thảo luận .
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu học tập.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
	Hoạt đôïng 6 (...... phút) : Giao nhiệm vụ về nhà
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7 (trang 14).
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Ghi bài tập về nhà.
Ghi chuẩn bị bài sau
Bài 3 : ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN ( 2 Tiết)
MỤC TIÊU
Kiến thức 
Trình báy được khái niệm điện trường.
Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
Biết cách tổng hợp các vectơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
Nêu được khái niệm đường sức điên trường và các đặc điểm của đường sức điện. 
Kỹ năng
Xác định phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của vectơ cường độ điện trường tổng hợp. 
Giải các bài tập về điên trường.
II	CHUẨN BỊ 
Giáo viên
Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9 trang 19 SGK.
Thước kẻ, phấn màu.
Chuẩn bị phiếu.
	1.	Cường độ điện trường tại một điểm đặt trưng cho 
	A.	thể tích của vùng có điện trường là lớn hay nhỏ 	
	B.	điện trường tại điểm đó về phương d ...  qua kính lúp.
 Cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
III. Sự tạo ảnh qua kính lúp
 + Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. 
+ Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
+ Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.
Hoạt động 5 (.. phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên (Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Vẽ hình 32.5.
 Hướng dẫn học sinh tìm G¥.
 Giới thiệu a0 và tana0.
 Giới thiệu G¥ trong thương mại.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Vẽ hình.
 Tìm G¥.
 Ghi nhận giá trị của G¥ ghi trên kính lúp và tính được tiêu cự của kính lúp theo số liệu đó.
 Thực hiện C2.
III. Số bội giác của kính lúp
+ Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Khi đó vật AB phải đặt ở tiêu diện vật của kính lúp. 
 Ta có: tana = và tan a0 = 
 Do đó G¥ = = 
 Người ta thường lấy khoảng cực cận OCC = 25cm. Khi sản xuất kính lúp người ta thường ghi giá trị G¥ ứng với khoảng cực cận này trên kính (5x, 8x, 10x, ).
+ Khi ngắm chừng ở cực cận: 
Gc = |k| = ||
Hoạt động 6 (. phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 208 sgk và 32.7, 32.8 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
Bài 33 : KÍNH HIỂN VI (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
	Kiến thức:
 + Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiễn vi. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiễn vi.
	+ Trình bày được sự tạo ảnh qua kính hiễn vi và vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
	+ Nêu được các đặc điểm của việc điều chỉnh kính hiễn vi.
	+ Viết và áp dụng được công thức số bội giác của kính hiễn vi khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
 Kĩ năng: vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế và làm một số bài tập có liên quan
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Kính hiễn vi, các tiêu bản để quan sát. Tranh vẽ sơ đồ tia sáng qua kính hiễn vi để giới thiệu, giải thích.
Học sinh: Ôn lại để nắm được nội dung về thấu kính và mắt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (.phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo và viết các công thức về số bội giác của kính lúp.
Hoạt động 2 ( phút) : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính hiễn vi.
Hoạt động của giáo viên (Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Cho học sinh quan sát các mẫu vật rất nhỏ trên tiêu bản qua kính hiễn vi.
 Yêu cầu học sinh nêu công dụng của kính hiễn vi.
 Cho học sinh xem tranh vẽ cấu tạo kính hiễn vi.
 Giới thiệu cấu tạo kính hiễn vi.
 Giới thiệu bộ phận tụ sáng trên kính hiễn vi.
 Quan sát mẫu vật qua kính hiễn vi.
 Nêu công dụng của kính hiễn vi.
 Xem tranh vẽ.
 Ghi nhận cấu tạo kính hiễn vi.
 Quan sát bộ phận tụ sáng trên kính hiễn vi.
I. Công dụng và cấu tạo của kính hiễn vi
+ Kính hiễn vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiễn vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.
+ Kính hiễn vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng truc, khoảng cách giữa chúng O1O2 = l không đổi. Khoảng cách F1’F2 = d gọi là độ dài quang học của kính.
 Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lỏm.
Hoạt động 3 ( phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi kính hiễn vi.
Hoạt động của giáo viên (Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Yêu cầu học sinh ghi sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính.
 Giới thiệu đặc điểm của ảnh trung gian và ảnh cuối cùng.
 Yêu cầu học sinh nêu vị trí đặt vật và vị trí hiện ảnh trung gian để có được ảnh cuối cùng theo yêu cầu.
 Giới thiệu cách ngắm chừng.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Yêu cầu học sinh cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian nằm ở vị trí nào.
 Ghi sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính.
 Ghi nhận đặc diểm của ảnh trung gian và ảnh cuối cùng.
 Nêu vị trí đặt vật và vị trí hiện ảnh trung gian để có được ảnh cuối cùng theo yêu cầu.
 Ghi nhận cách ngắm chừng.
 Thực hiện C1.
 Cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian nằm ở vị trí nào.
II. Sự tạo ảnh bởi kính hiễn vi
 Sơ đồ tạo ảnh :
 A1B1 là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. A2B2 là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian A1B1.
 Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo A2B2.
 Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính (d1) sao cho ảnh cuối cùng (A2B2) hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt.
 Nếu ảnh sau cùng A2B2 của vật quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.
Hoạt động 4 (.. phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính hiễn vi.
Hoạt động của giáo viên 
(Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Giới thiệu công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận.
 Giới thiệu hình vẽ 35.5.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Ghi nhận số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận.
 Quan sát hình vẽ.
 Thực hiện C2.
III. Số bội giác của kính hiễn vi
+ Khi ngắm chừng ở cực cận:
GC = 
+ Khi ngắm chừng ở vô cực:
G¥ = |k1|G2 = 
 Với d = O1O2 – f1 – f2.
Hoạt động 5 (.. phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 212 sgk và 3.7, 3.8 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
Bài 34: KÍNH THIÊN VĂN (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
	Kiến thức:
 + Nêu được công dụng của kính thiên văn và cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ.
	+ Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
	+ Thiết lập và vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
 Kĩ năng: vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế và làm một số bài tập có liên quan
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Kính thiên văn loại nhỏ dùng trong phòng thí nghiệm. Tranh vẽ cấu tạo kính thiên văn và đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn.
Học sinh: Mượn, mang đến lớp các ống nhòm đồ chơi hoặc ống nhòm quân sự để sử dụng trong giờ học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (. phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo, viết công thức về dộ bội giác của kính hiễn vi.
Hoạt động 2 ( phút) : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.
Hoạt động của giáo viên (Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Cho học sinh quan sát các vật ở rất xa bằng mắt thường và bằng ống nhòm.
 Yêu cầu học sinh nêu công dụng của kính thiên văn.
 Giới thiệu tranh vẽ cấu tạo kính thiên văn.
 Giới thiệu cấu tạo kính thiên văn.
 Quan sát các vật ở rất xa bằng mắt thường và bằng ống nhòm.
 Nêu công dụng của kính thiên văn.
 Quan sát tranh vẽ cấu tạo kính thiên văn.
 Ghi nhận cấu tạo kính thiên văn.
I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
+ Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.
+ Kính thiên văn gồm: 
 Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (và dm đến vài m).
 Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm).
 Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được.
Hoạt động 3 (. phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi kính thiên văn.
Hoạt động của giáo viên (Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Giới thiệu tranh vẽ sự tạo ảnh qua kính thiên văn.
 Yêu cầu học sinh trình bày sự tạo ảnh qua kính thiên văn.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Yêu cầu học sinh cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian ở vị trí nào.
 Quan sát tranh vẽ sự tạo ảnh qua kính thiên văn.
 Trình bày sự tạo ảnh qua kính thiên văn.
 Thực hiện C1.
 Cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian ở vị trí nào.
II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn
 Hướng trục của kính thiên văn đến vật AB ở rất xa cần quan sát để thu ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính. Sau đó thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng A2B2 qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt. 
 Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo này.
 Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh cuối cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực.
Hoạt động 4 (. phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính thiên văn.
Hoạt động của giáo viên (Tích luỹ và soạn bổ sung)
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
 Giới thiệu tranh vẽ hình 34.4.
 Hướng dẫn hs lập số bội giác.
 Quan sát tranh vẽ.
 Lập số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
 Nhận xét về số bội giác.
III. Số bội giác của kính thiên văn
 Khi ngắm chừng ở vô cực:
 Ta có: tana0 = ; 
 tana = 
 Do dó: G¥ = .
 Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.
Hoạt động 5 (. phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 216 sgk và 34.7 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 11 co ban.doc