Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 01: Điện tích - Định luật cu-lông

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 01: Điện tích - Định luật cu-lông

I.Mục tiêu.

• Trả lời được các câu hỏi: Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào ?

• Phát biểu được định luật Cu-lông và vận dụng định luật đó để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của điện tích.

• Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?

II.Chuẩn bị.

 Giáo viên.

• Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát.

• Một chiếc điện nghiệm.

• Hình vẽ to cân xoắn Cu-lông.

 Học sinh.

 Xem lại kiến thức về phần này ở sgk lớp 7.

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu chương trình VL11.

3. Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 01: Điện tích - Định luật cu-lông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Tiết PPCT:01 Ngày soạn: 15/08/09 Ngày dạy:17/08/09
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH-ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 01: ĐIỆN TÍCH-ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I.Mục tiêu.
Trả lời được các câu hỏi: Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào ?
Phát biểu được định luật Cu-lông và vận dụng định luật đó để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của điện tích.
Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?
II.Chuẩn bị.
 Giáo viên.
Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát.
Một chiếc điện nghiệm.
Hình vẽ to cân xoắn Cu-lông.
 Học sinh.
 Xem lại kiến thức về phần này ở sgk lớp 7.
III.Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp
Giới thiệu chương trình VL11.
Bài mới.
Hoạt đông 1:Tìm hiểu về sự nhiễm điện của các vật-Điện tích và tương tác điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Các cách để nhận biết một vật bị nhiễm điện?
-Nhắc lại những thí nghiệm :Trình bày một số thí nghiệm đơn gian cho HS quan sát.
 *Tại sao các vật sau khi cọ sát lại có thể hút các vật nhẹ?
-Trình bày về điện tích và điện tích điểm.
-Có mấy loại điện tích?Chúng tương tác với nhau như thế nào?
-Theo dõi các thí nghiệm và trả lời câu hỏi của GV.
-Theo dõi sự trình bày của GV và ghi nhận kết quả mà GV đưa ra.
-Thảo luận:
-Trả lời câu hỏi của Gv.
-Ghi nhận kết quả.
I.Sự nhiễm điện của các vật.Điện tích.Tương tác điện.
1.Sự nhiễm điện của các vật.
-Khi cọ xát các vật như thanh thuỷ tinh,nhựa...vào dạ thì những vật đó có thể hút được các vật nhẹ.Ta nói các vật đó đã bị nhiễm điện.
2.Điện tích.Điện tích điểm.
-Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hay là một điện tích.
-Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét.
3.Tương tác điện.Hai loại điện tích.
-Các điện tích đẩy hoặc hút nhau.Sự đẩy hay hút đó được gọi là tương tác điện.
-Có 2 loại điện tích:điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
-Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau,còn các điện tích trái dấu thì hút nhau.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về định luật Coulomb.
-Trình bày về cân xoắn Coulomb và các thí nghiệm liên quan đến cân xoắn.
-Trình bày nội dung định luật theo SGK và biểu thức của định luật.
-Chất điện môi là gì?
-Khi 2 điện tích đặt trong môi trường điện môi thì lực tương tác thay đổi như thế nào?
-Theo dõi và ghi nhận kết quả .
-Thảo luận để trả lời câu hỏi.
II.Định luật Coulomb.Hằng số định môi.
1.Định luật Coulomb.
-Nội dung:Sgk.
-Biểu thức: 
Trong đó:k = 9.109 N.m2/C2, q1,q2 là độ lớn các điện tích;r là khoảng các giữa 2 điện tích điểm.
2.Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong môi truờng điện môi đồng tính.Hằng số điện môi.
-Điện môi là môi trường cách điện.
-Khi đặt các điện tích điểm trong một môi trường điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ giảm đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.Do đó ta có
-Hằng số điện môi cho ta biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
Hoạt động 3:Củng cố và dặn dò.
-Sự tương tác giữa các điện tích.
-Nội dung và biểu thức của định luật Coulomb và đơn vị của điện tích.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
-Ghi nhận những dặn dò của GV.
VI.Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an11CB.doc