Giáo án môn Tin học 11 năm 2008

Giáo án môn Tin học 11 năm 2008

A. Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài này, học sinh có:

· Kiến thức:

Biết được vai trò, vị trí và triển vọng của tin học văn phòng trong đời sống.

Biết được mục tiêu, nội dung chương trình nghề.

Biết các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

· Kỹ năng:

Tìm hiểu được thông tin về nghề tin học văn phòng

· Thái độ:

Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn tin học,.

B. Chuẩn bị::

- Giáo viên: Thiết kế bài học, mô hình các ứng dụng của tin học văn phòng

- Học sinh: Mang vở, bút, thước.

 

doc 70 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 26 tháng 8 năm 2008
Bài lý thuyết
	Thiết kế bài học số : 1
	Số tiết: 1 tiết (1)
	Tổng số tiết đã giảng: 0
	Ngày thực hiện: 29/8/2008
Phần I: MỞ ĐẦU
Tên bài học: LÀM QUEN VỚI NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
A. Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có:
Kiến thức:
Biết được vai trò, vị trí và triển vọng của tin học văn phòng trong đời sống.
Biết được mục tiêu, nội dung chương trình nghề. 
Biết các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
Kỹ năng:
Tìm hiểu được thông tin về nghề tin học văn phòng
 Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn tin học,.
B. Chuẩn bị::
Giáo viên: Thiết kế bài học, mô hình các ứng dụng của tin học văn phòng
Học sinh: Mang vở, bút, thước.
C.Các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
Hoạt động 1: ổn định lớp
Ghi danh sách học sinh
Tổ chức bầu chọn cán sự lớp và phân các tổ
Học nội qui học sinh
Cho học sinh ghi danh sách học sinh
Bầu chọn cán sự lớp
Phân các tổ
Ghi danh sách
Bình chọn cán sự lớp
Ngồi theo tổ
Học và ghi nội quy học sinh vào vở
10’
Hoạt độnơ 2:
I.GIỚI THIỆU:
1- Tin học và ứng dụng của tin học vào trong đời sống
- Góp phần vào việc phát triển các ngành kinh tế, xã hội, khoa học, kĩ thuật, giáo dục.
2. Tin học với công tác văn phòng:
- Soạn thảo đơn từ, công văn, quyết định..
- Quản trị cơ sở dữ liệu tự động hoá việc nhập, lưu trữ, xử lý..
- Hợp tác và trao đổi thông tin thông qua mạng Internet.
3. Vai trò và vị trí của tin học văn phòng trong sản xuất và đời sống
- Vai trò: cải thiện đáng kể điều kiện cho những người làm việc văn phòng, tăng hiệu suất lao động và chất lượng công việc.
- Vị trí: Hầu hết các hoạt động trong văn phòng đều có liên quan đến máy tính và các phần mềm tin học văn phòng như: soạn thảo văn bảng, xử lý bảng tính, hệ quản trị CSDL, Internet
 Gv cùng hs toạ đàm về tin học, các phát triển rộng khắp về tin học trong nước và quốc tế.
? Tin học dùng vào những công việc gì.
- Giáo viên diễn giải về xu thế mới của thế giới qua mạng internet.
? Công dụng của tin học trong công tác văn phòng
Gv đánh giá lại đi đến thống nhất về công dụng của tin học văn phòng
? Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm về vai trò và vị trí của tin học văn phòng
Gv đánh giá lại các câu trả lời của các nhóm và đi đến kết luận chung về vai trò và vị trí của nghề tin học văn phòng
Tìm hiểu về công dụng của máy tính điện tử trong cuộc sống hiện nay. (trao đổi theo nhóm - bàn)
- Trả lời ứng dụng của máy tính điện tử.
- Học sinh nghe 
Học sinh trao đổi theo nhóm và 1 nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung
Các nhóm thảo luận
1 nhóm lên trình bày
Nhóm khác bổ sung
10’
Hoạt động 3:
II.CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG 
1. Mục tiêu của chương trình:
a) Kiến thức:
- Kiến thức về Windows.
- Kiến thức về Word, Excel
- Kiến thức về mạng máy tính
b) Kỹ năng:
- Soạn thảo, trình bày, in văn bản
- Lập bảng tính
2. Nội dung chương trình nghề:
Gv giới thiệu về chương trình ngghề tin học, về mục tiêu của nghề và nội dung chương trình nghề
Học sinh theo dõi và tìm hiểu về mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần đạt được của nghề tin học văn phòng
10’
Hoạt động 4:.
 III. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG:
- Tư thế ngồi
- Vị trí đặt máy tránh ánh sáng chiếu thẳng vào màn hình, khoảng cách từ 50 – 80cm
- Hệ thống dây gọn gàng, đảm bảo an toàn về điện
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về an toàn trong lao động
? Gv đua ra yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong lao động đối với nghề tin học văn phòng
Gv đưa ra yêu cầu chung nhất của an toàn, vệ sinh trong lao động
Các nhóm thảo luận về an toàn vệ sinh lao động của nghề
1 nhóm lên trình bày
Nhóm khác bổ sung ý kiến
8’
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò:
- Kiến thức về công dụng của nghề tin học văn phòng
- Về nhà tìm hiểu thêm ứng dụng của máy vi tính vào trong đời sống.
Phát vấn học sinh về công dụng của nghề tin học văn phòng
Yêu cầu hs về tìm hiểu
Hs liệt kê
Ghi vào vở yêu cầu về nhà tìm hiểu
7’
 Ngày 26 tháng 8 năm 2008
Bài lý thuyết – thực hành 
	Thiết kế bài học số : 2
	Số tiết: 2 tiết (2->3)
	Tổng số tiết đã giảng: 1
	Ngày thực hiện: 29/8/2008
Tên bài học 2 : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ
A. Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có:
Kiến thức:
Nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows
Kỹ năng:
Làm chủ các thao tác với chuột
Làm việc được trong môi trường Windows
Phân biệt được các đối tượng trong Windows
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
Bảo quản máy tính và an toàn vệ sinh lao động
B. Chuẩn bị::
Giáo viên: thiết kế bài học, máy vi tính cho thực hành
Học sinh: xem lại các phần đã học ở lớp 10
C.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
Hoạt động 1: ổn định lớp
Điểm danh
Nhắc lớp trưởng điểm danh
Các tổ báo cáo số bạn trong tổ, bạn vắng
15’
Hoạt độnơ 2:
I. KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS:
1- Hệ điều hành là gì?
- Là tập hợp có tổ chức các chương trình thành hệ thống với nhiệm vụ bảo đảm giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để ngừơi sử dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy tính và khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu 
2. Thao tác với chuột
3. Môi Trường Windows
a) Cửa sổ, bảng chọn
b) Bảng chọn Start và thanh công việc (Task bar, tác vụ)
c) Chuyển đổi cửa sổ làm việc
Gv cùng học sinh thống kê, liệt kê lại các công dụng của hệ điều hành 
? Các hệ điều hành thông dụng hiện nay đối với máy tính
Củng cố lại công dụng của hệ điều hành
GV yêu cầu 1 em học sinh nhắc lại thao tác với chuột
Gv cùng học sinh củng cố lại môi trường làm việc của Windows
Cùng các nhóm củng cố lại kiến thức về hệ điều hành windows
Học sinh trả lời
Học sinh nghe và nhớ lại
Học sinh trả lời
Hs trả lời các câu hỏi về các thành phần của cửa số windows
30’
Tiết 2:
Hoạt độnơ 3:
II. THỰC HÀNH:
1- Nội dung thực hành:
- Luyện các thao tác với chuột
- Tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng trên màn hình làm việc
- Phân biệt các thành phần trong môi trường Windows, tìm hiểu cửa sổ và các bảng chọn.
- Làm việc với cửa sổ: phóng to, thu nhỏ, di chuyển ..
2. Tiến trình thực hành
- Bật máy
- Oân lại các thao tác với chuột
- Tìm hiểu các thành phần chính trong cửa sổ
- Phóng to, thu nhỏ, di chuyển cửa sổ
3. Đánh giá:
- Thao tác dùng chuột.
- Điền đúng tên gọi các thành phần trên cửa sổ.
Gv yêu cầu học sinh thực hành các nội dung bên
GV ghi lên bảng nội dung học sinh cần thực hành
Từ nội dung trên, Gv yêu cầu các nhóm xây dựng tiến trình thực hành 
Từ việc trình bày của các nhóm, gv cùng học sinh xây dựng tiến trình thực hành hợp lý
Gv yêu cầu học sinh tự đánh giá lại các việc đã làm theo yêu cầu:
Thực hiện: tốt, khá, TB
Nhắc nhở một số học sinh yếu cần rèn luyện thêm ở nhà
Học sinh quan sát và tìm hiểu kỹ các nội sung mà Gv yêu cầu cần phải thực hành
Các nhóm xây dựng tiến trình thực hành 
1 nhóm trình bày trước lớp
Các nhóm khác bổ sung
Học sinh tự đánh giá theo các yêu cầu về nội dung thực hành, về thao tác dùng chuột
40’
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò:
- Kiến thức về công dụng của nghề tin học văn phòng
- Về nhà tìm hiểu thêm ứng dụng của máy vi tính vào trong đời sống.
Phát vấn học sinh về công dụng của nghề tin học văn phòng
Yêu cầu hs về tìm hiểu
Hs liệt kê
Ghi vào vở yêu cầu về nhà tìm hiểu
5’
Ngày 26 tháng 8 năm 2008
Bài lý thuyết – thực hành
	Thiết kế bài học số : 3
	Số tiết: 3 tiết (4->6)
	Tổng số tiết đã giảng: 3
	Ngày thực hiện: 29/8/2008
Phần II: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Tên bài học 3: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
A. Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có:
Kiến thức:
Hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa.
Ôn và luyện tập các thao tác với tệp và thư mục.
Kỹ năng:
Thực hiện thành thạo các thao tác: xem , tạo mới, đổi tên, xoá, sao chép tệp và thư mục.
Sử dụng thành thạo nút phải chuột. 
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập
Bảo quản máy tính và an toàn vệ sinh lao động.
B. Chuẩn bị::
Giáo viên: Máy tính, thiết kế bài học.
Học sinh: xem lại các thao tác khi sử dụng chuột, làm việc với tệp và Folder.
C.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
Hoạt động 1: 
I. Tổ chức thông tin trên máy tính
- Tập tin và quy tắc đặt tên tập tin
- Thư mục
- Đường dẫn
- Ổ đĩa
Gv cùng học sinh tìm hiểu, gợi nhớ lại cách tổ chức thông tin trên máy tính
? Cách tổ chức thông tin trên máy tính
? Cho biết về tập tin trên máy vi tính.
? Cho biết về đường dẫn và cách tổ chức trên máy.
Hs trả lời về cách tổ chức thông tin trên may vi tính
Cho biết về tập tin và quy tắc đặt tên tập tin trên máy vi tính
Trả lời về đường dẫn
20’
Hoạt động 2: 
II. Làm việc với tệp và thư mục:
1. Chọn đối tượng:
- Chọn một đối tượng: nhắp chuột tại đối tượng đó.
- Chọn nhiều đối tượng liên tiếp: nhắp chuột tại đối tượng đầu, nhấn phím shift + nhấn chuột tại đối tượng cuối.
- Chọn các đối tượng rời rạc: nhắp chuột tại đối tượng đầu, các đối tượng tiếp theo nhấn phím ctrl + nhắp chuột vào đối tượng đó.
2. Xem tổ chức các tệp và thư mục trên đĩa:
- Mở Windows Explorer, hoặc my computer
- Quan sát cấu tạo trên máy tính
- Mở và đóng các thư mục
3. Xem nội dung thư mục
4. Tạo một thư mục mới:
- Mở thư mục ta sẽ tạo thư mục mới bên trong nó
- Nhấp File -> New -> Folder. Một thư mục mới có tên là New Folder xuất hiện.
- Gõ tên cho thư mục mới tạo và nhấn phím Enter.
5. Đổi tên tệp hoặc thư mục:
- Ch ... õy vận dụng hàm trên vào trong kết quả.
Trường hợp sử dụng hàm if đôi, giáo viên diễn giải, đưa ra vấn đề, giải thích
Aùp dụng hàm if lồng trong tính toán
Rút ra công dụng hàm if
Diễn giải, phát vấn
Gv nêu vấn đề về xếp loại học sinh với nhiều điều kiện khống chế, vậy ta dùng như thế nào, đưa ra hàm and.
Từ các điều kiện như thế giáo viên đưa ra công dụng hàm and.
Gv đưa ra các ví dụ: học sinh nhận xét kết quả của công thức. Từ kết quả của công thức, cần kết hợp với hàm if
Gv diễn giải khi nào cần dùng điều kiện or, đưa ra công thức hàm or
Từ công thực hàm or, ta rút ra kết luận.
Gv đưa ra các ví dụ. 
Từ đó rút ra kết luận khi dùng hàm
Gv nêu công thức hàm sumif, điều kiện
? cách lập công thức để tính tổng thành tiền của tp Đà Lạt
Học sinh đã tìm hiểu các hàm thống kê trong Word. 
Đưa ra cú pháp và công dụng của hàm thồng kê
Học sinh nêu gồm 2 kết quả là Đậu hoặc Hỏng
Xếp loại gồm: Giỏi, Khá, TB, Yếu, Kém
Nghe giáo viên diễn giải về cách sử dụng hàm if
Ghi vào công thức hàm if
Lưu ý trường hợp sử dụng hàm
Vận dụng hàm if đơn vào trong kết quả:
=if( điểm trung bình >=5, “đậu”, “hỏng”)
Hoặc 
=if(điểm trung bình <5, “hỏng”, “đậu”)
Học sinh vận dụng hàm if lồng trong xếp loại
Nghe giáo viên diễn giải
Quan sát cách vận dụng hàm and trên máy
Thực hiện và đưa ra nhận xét về hàm and
Nghe giáo viên diễn giải về hàm and vận dụng cùng hàm if
Rút ra kết luận về cách vận dụng hàm or vào trong tính toán.
Học sinh cho biết cụ thể về cấu trúc hàm or và các kết quả trong các biểu thức ví dụ
Học sinh lập công thức để tính tổng thành tiền của Tp Đà Lạt
25’
Hoạt động 4:
III. THỰC HÀNH
1. Nội dung thực hành:
Thực hiện bài tập 1,2 SGK trang 189, 90
2. Tiến trình thực hiện:
- Khởi động Excel
- Sử dụng hàm sumif, hàm if và các hàm đã biết để tính toán.
- Lưu bảng tính và kết thúc Excel. 
3. Đánh giá:
- Về thời gian thực hiện bài
- Về thao tác: Xác định được ô cần nhập hàm, nhập hàm theo đúng trình tự, nhập địa chỉ trực tiếp hoặc bằng chuột. Sử dụng được các hàm thông dụng.
Yêu cầu học sinh cho biết tiến trình thực hành trên máy vi tính
Quan sát học sinh thực hành
Có biện pháp uốn nắn những học sinh yếu kém. Và cho thêm bài thực hành cho học sinh giỏi thực hành.
Đánh giá bài thực hành của học sinh.
Học sinh thực hành các thao tác trên máy tính theo tiến trình thực hành
Lưu ý học sinh cách trình bày bảng tính sao cho cân đối, hài hoà.
Sửa chữa bài thực hành
Hs tự đánh giá bài thực hành về việc tuân thủ quy trình thực hành, thời gian
80’
Hoạt động 5: 
IV. Củng cố, dặn dò:
Củng cố lại kiến thức đã học.
Gv củng cố lại kiến thức đã học
Dặn dò học sinh về xem lại cú pháp của hàm.
Học sinh nghe
Ghi phần kiến thức cần quan tâm
5’
Ngày 06 tháng 2 năm 2008
Bài thực hành
	Thiết kế bài học số : 29
	Số tiết: 3 tiết (79->81)
	Tổng số tiết đã giảng: 78
	Ngày thực hiện: 13/03/2008
Tên bài học 27 : THỰC HÀNH LẬP TRANG TÍNH VÀ SỬ DỤNG HÀM
A. Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có:
Kiến thức:
Có các kiến thức đã học.
Kỹ năng:
Tao trang tính với các công thức, định dạng theo đúng yêu cầu.
Thái độ:
Tuân thủ theo quy trình thực hành, có ý thức giữ gìn của công.
B. Chuẩn bị::
Giáo viên: thiết kế bài học, máy tính thực hành
Học sinh: xem SGK.
C.Các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
Hoạt động 1: ổn định lớp
Điểm danh
Nhắc lớp trưởng điểm danh
Các tổ báo cáo số bạn trong tổ, bạn vắng
5’
Hoạt động 2:
THỰC HÀNH
1. Nội dung thực hành:
Thực hiện bài tập 1,2,3 SGK trang 192, 193,194
2. Tiến trình thực hiện:
- Khởi động Excel
- Thành lập các trang tính theo trình tự từng bài tập trong SGK
- Tính toán, trang trí, bố trí dữ liệu hợp lý, trang tính rõ ràng.
- Lưu bảng tính và kết thúc Excel. 
3. Đánh giá:
- Về thời gian thực hiện bài
- Về thao tác: Xác định được ô cần nhập hàm, nhập hàm theo đúng trình tự, nhập địa chỉ trực tiếp hoặc bằng chuột. Sử dụng được các hàm thông dụng.
Yêu cầu học sinh cho biết tiến trình thực hành trên máy vi tính
Quan sát học sinh thực hành
Có biện pháp uốn nắn những học sinh yếu kém. Và cho thêm bài thực hành cho học sinh giỏi thực hành.
Đánh giá bài thực hành của học sinh.
Học sinh thực hành các thao tác trên máy tính theo tiến trình thực hành
Lưu ý học sinh cách trình bày bảng tính sao cho cân đối, hài hoà.
Sửa chữa bài thực hành
Hs tự đánh giá bài thực hành về việc tuân thủ quy trình thực hành, thời gian
120’
Hoạt động 5: 
IV. Củng cố, dặn dò:
Củng cố lại kiến thức đã học.
Dặn dò học sinh về xem và vận dụng hàm vào các bài toán cụ thể
Gv củng cố lại kiến thức đã học
Dặn dò học sinh về xem lại cú pháp của hàm.
Học sinh nghe
Ghi phần kiến thức cần quan tâm
5’
Ngày 10 tháng 3 năm 2008
Bài lý thuyết – thực hành
	Thiết kế bài học số : 30
	Số tiết: 3 tiết (82->84)
	Tổng số tiết đã giảng: 81
	Ngày thực hiện: 13/03/2008
Tên bài học 28 :DANH SÁCH DỮ LIỆU VÀ SẮP XẾP DỮ LIỆU
A. Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có:
Kiến thức:
Hiểu khái niệm về danh sách dữ liệu và các thao tác sắp xếp dữ liệu.
Hiểu thứ tự tự tạo.
Kỹ năng:
Lập danh sách dữ liệu, sắp xếp các hàng trong danh sách dữ liệu.
Tạo được thứ tự sắp xếp mới và thực hiện sắp xếp theo thứ tự mới.
Thái độ:
Tuân thủ theo quy trình thực hành, có ý thức giữ gìn của công.
B. Chuẩn bị::
Giáo viên: thiết kế bài học, máy tính thực hành
Học sinh: xem SGK.
C.Các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
Hoạt động 1: ổn định lớp
Điểm danh
Nhắc lớp trưởng điểm danh
Các tổ báo cáo số bạn trong tổ, bạn vắng
5’
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ 
Em hãy cho biết công dụng, cú pháp hàm if.
Gọi học sinh lên trả bài cũ
Gọi học sinh khác bổ sung bài
Đánh giá và cho điểm học sinh
Hs lên trả bài, các học sinh khác nghe và bổ sung bài cho học sinh
10’
Hoạt động 3:
I. DANH SÁCH DỮ LIỆU
Một danh sách dữ liệu hay bảng dữ liệu trên trang tính là một dãy các hàng chứa các dữ liệu có liên quan với nhau, chẳng hạn bảng điểm của một lớp, danh sách số điện thoại của những người bạn
Danh sách dữ liệu thường có liên quan chặt chẽ với nhau, dòng đầu tiên trên một cột gọi là dòng tiêu đề.
Gv đặt ra các yêu cầu về tính toán và lập bảng tính ta có danh sách dữ liệu.
Yêu cầu học sinh phân tích về danh sách dữ liệu.
Phân tích thảo luận của các nhóm.
Rút ra kết luận về danh sách dữ liệu.
Học sinh tìm hiểu về cấu trúc của danh sách dữ liệu.
Trình bày trước lớp ý tưởng của nhóm
Nghe giáo viên đánh giá và rút ra kết luận về bài học.
10’
Hoạt động 4:
II. SẮP XẾP DỮ LIỆU:
Sắp xếp dữ liệu trong danh sách dữ liệu là thay đổi các hàng theo giá trị dữ liệu của các ô trong một hay nhiều cột với thứ tự tăng hay giảm dần.
Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện như sau:
Chọn vùng dữ liệu cần sa91p xếp.
Vào menu Data -> Sort
Ngay Sort by : chọn tiêu đề cột cần sắp xếp theo.
Ascending: theo thứ tự tăng.
Descending: theo thứ tự giảm dần.
Then by: cột phụ cần sắp xếp.
Sau đó nhấn Ok. 
Gv diễn giảng về cách thay đổi dữ liệu bằng cách sắp xếp theo một qui luật là tăng hoặc giảm dữ liệu
Hướng dẫn học sinh thực hiện cách thay đổi đối với dữ liệu trên bảng tính.
Rút ra kết luận về cách thay đổi dữ liệu
Yêu cầu học sinh thao tác trên máy tính về cách thay đổi dữ liệu.
Nghe giáo viên giải thích về cách sắp xếp. Tại sao phải sắp xếp dữ liệu
Quan sát giáo viên thao tác trên máy tính
Thực hiện lần lượt từng bước để sắp xếp dữ liệu
25’
Hoạt động 5:
III. TẠO THỨ TỰ SẮP XẾP MỚI:
Theo ngầm định, dữ liệu trong bảng tính được sắp xếp theo thứ tự tăng hay giảm dần của dữ liệu số và dữ liệu văn bản. Khi cần sắp xếp theo một thứ tự đặc biệt, ví dụ theo bảng chữ cái tiếng việt hoặc theo thứ; hai, ba
Để định nghĩa một thứ tự sắp xếp, nháy Tool -> options và thực hiện chọn view, new list, nhập sắp xếp tự tạo theo thứ tự tăng dần.
Khi cần sắp xếp ta thực hiện: Data -> Sort, nháy chọn option và chọn kiểu sắp xếp.
Gv diễn giải về cách sắp xếp thứ tự từ 1 đến 10 bằng chữ hoặc sắp xếp theo thứ trong tuần
Gv thao tác sắp xếp theo thứ trong tuần.
Yêu cầu học sinh sắp xếp thứ hạng học sinh trong lớp học. (với lớp học 10 học sinh).
Gv quan sát, sửa chữa khi học sinh gặp sai hỏng.
Học sinh lắng nghe và hình dung về cách sắp xếp khác.
Lắng nghe, thực hiện theo các bước giáo viên sắp xếp.
Thực hiện việc sắp xếp.
Hoạt động 4:
III. THỰC HÀNH
1. Nội dung thực hành:
Thực hiện bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 199, 200,201
2. Tiến trình thực hiện:
- Khởi động Excel
- Mở bảng tính đã có hoặc nhập vào bảng tính mới
- Sắp xếp dữ liệu theo yêu cầu
- Tạo thứ tự sắp xếp và sắp xếp theo thứ tự tự tạo.
- Sắp xếp danh sách các cột theo danh sách dữ liệu.
- Tạo dữ liệu hỗ trợ tính toán.
- Lưu bảng tính và kết thúc Excel. 
3. Đánh giá:
- Về thời gian thực hiện bài
- Về thao tác: biết tạo dữ liệu hỗ trợ tính toán.
Yêu cầu học sinh cho biết tiến trình thực hành trên máy vi tính
Quan sát học sinh thực hành
Có biện pháp uốn nắn những học sinh yếu kém. Và cho thêm bài thực hành cho học sinh giỏi thực hành.
Đánh giá bài thực hành của học sinh.
Học sinh thực hành các thao tác trên máy tính theo tiến trình thực hành
Lưu ý học sinh cách trình bày bảng tính sao cho cân đối, hài hoà.
Sửa chữa bài thực hành
Hs tự đánh giá bài thực hành về việc tuân thủ quy trình thực hành, thời gian
80’
Hoạt động 5: 
IV. Củng cố, dặn dò:
Củng cố lại kiến thức đã học.
Gv củng cố lại kiến thức đã học
Dặn dò học sinh về xem lại cú pháp của hàm.
Học sinh nghe
Ghi phần kiến thức cần quan tâm
5’

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_nghe11.doc