Giáo án môn Tin học 11 - Bài 6: Bài toán, biểu thức, câu lệnh gán

Giáo án môn Tin học 11 - Bài 6: Bài toán, biểu thức, câu lệnh gán

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức :

- Biết được các phép toán thông dụng trong NNLT

- Biết cách diễn đạt một biểu thức trong NNLT

- Biết được chức năng của lệnh gán và cấu trúc của nó

 - Nắm vững một số hàm chuẩn thông dụng trong NNLT Pascal.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các phép toán để xây dựng biểu thức cho hợp lý.

- Sử dụng được một số lệnh gán khi viết chương trình đơn giản.

3. Tư duy và thái độ :

- Phát triển tư duy lôgic, linh hoạt, có tính sáng tạo

- Biết thể hiện về tính cẩn thận chính xác trong tính toán cũng như lập luận

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

* Giáo viên: Soạn trước giáo án ở nhà

- Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan

- SGK, các tranh liên quan đến bài học.

- Máy vi tính và máy chiếu Projector (nếu có)

* Học sinh: - Đọc trước SGK, học bài cũ, SGK

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 10649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài 6: Bài toán, biểu thức, câu lệnh gán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên soạn: Trần Thị Vui Ngày soạn: 17/9/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức :
- Biết được các phép toán thông dụng trong NNLT
- Biết cách diễn đạt một biểu thức trong NNLT
- Biết được chức năng của lệnh gán và cấu trúc của nó
 - Nắm vững một số hàm chuẩn thông dụng trong NNLT Pascal.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các phép toán để xây dựng biểu thức cho hợp lý.
- Sử dụng được một số lệnh gán khi viết chương trình đơn giản.
3. Tư duy và thái độ :
- Phát triển tư duy lôgic, linh hoạt, có tính sáng tạo
- Biết thể hiện về tính cẩn thận chính xác trong tính toán cũng như lập luận
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Giáo viên: Soạn trước giáo án ở nhà
- Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan
- SGK, các tranh liên quan đến bài học.
- Máy vi tính và máy chiếu Projector (nếu có)
* Học sinh: - Đọc trước SGK, học bài cũ, SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Họat động 1:
a) Mục tiêu: HS biết được tên và ký hiệu các phép toán, biết cách sử dụng các phép toán đối với mỗi kiểu dữ liệu.
b) Nội dung: 
+ Phép toán số học: + , - , *, / , DIV, MOD.
+ Phép toán quan hệ: , >=, =, , giá trị logic (true hoặc false)
+ Phép toán lôgic: NOT , OR , AND.
c) Tiến hành:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung ghi bảng
Khi viết chương trình ta phải sử dụng các phép toán, phép so sánh để đưa ra quyết định xem và làm việc gì? và một chương trình ta viết như thế nào ? 
Tất cả các ngôn ngữ có sử dụng một cách giống nhau hay không.
- Toán học có những phép toán nào?
- Các phép toán đó có dùng trong NNLT hay không?
+ Một số phép toán dùng được và một số phép toán phải sử dụng từ các phép tóan khác .
- Ghi một số phép toán lên bảng.
- Phép DIV, MOD được sử dụng cho kiểu dữ liệu nào?
- Kết quả của phép toán quan hệ thuộc kiểu dữ liệu nào?
Chú ý lắng nghe
Suy nghĩ và đưa ra một số phép toán thường dùng:
Phép cộng, trừ, nhân, chia..
Nghiên cứu SGK và cho biết các nhóm phép toán 
- Chỉ được sử dụng cho kiểu số nguyên.
- Kiểu logic
* NNLT nào cũng sử dụng đến phép toán, câu lệnh gán và biểu thức, các khái niệm này chỉ được xét trong NNLT Pascal.
1. Phép toán:
NNLT Pascal sử dụng một số phép toán như sau:
+ Số nguyên: + , - , *, / , DIV, MOD.
+ Số thực: + , - , *, / , 
+ Phép toán quan hệ: , >=, =, .
+ Phép toán logic: AND, OR, NOT.
2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu thức:
a) Mục tiêu: HS cần biết về khái niệm biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức logic và một số hàm số học.
b) Nội dung: 
- Biểu thức số học nhận được từ hằng số, biến số và hàm số liên kết.
- Nắm bắt được tuần tự các bước khi thực hiện biểu thức số học.
- Biểu thức logic được cấu thành từ các biểu thức quan hệ.
c) Tiến hành :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung ghi bảng
- Trong toán học biểu thức là gì ? 
- Trong tin học khái niệm về biểu thức trong lập trình ? 
- Cách viết các biểu thức trong lập trình có giống cách viết trong toán học hay không ?
- Treo tranh có chứa các biểu thức toán học lên bảng.
Yêu cầu: HS sử dụng các phép toán số học hãy biểu diễn các biểu thức toán học thành biểu thức trong NNLT.
4x - 2y 
 x + 
 - 
- Trong toán học ta đã làm quen với một số hàm số học, hãy kể tên? 
- Muốn tính ax2 + 1 ta viết thế nào?
- Muốn tính , , sinx ... ta làm thế nào? 
Tính các giá trị đó một cách đơn giản người ta đã xây dựng sẵn một số đơn vị chương trình trong các thư viện chương trình giúp người lập trình tính toán nhanh hơn.
- Treo tranh chứa bảng một số hàm chuẩn.
Yêu cầu: Học sinh điền thêm một số thông tin với các chức năng của hàm.
- Cho biểu thức
 - 
 x2 - 1
Hãy biểu diễn biểu thức toán trong biểu thức trong NNLT.
-Trong lập trình ta phải so sánh 2 giá trị nào đó trước khi thực hiện lệnh bằng cách sử dụng biểu thức quan hệ . Biểu thức quan hệ còn gọi là biểu thức so sánh được dùng để so sánh 2 giá trị đúng hoặc sai.
- Cho một ví dụ về biểu thức quan hệ 
- Kết quả mà phép toán quan hệ thuộc kiểu dữ liệu nào đã học?
-Biểu thức logic là biểu thức quan hệ được liên kết với nhau bởi phép toán logic 
- Hãy quan sát ví dụ về biểu thức logic sau: 
2< x £ 8 
Trong Pascal cần phải tách thành 2 < x và x £ 8 như thế nào ?
- Suy nghĩ và đưa ra khái niệm
- Quan sát tranh và trả lời : 
4*x-2*y
x+1/(x-y)
((a+b+c)/((2*a /b)+c)) - (b*b-c)/a*c
- Hàm trị tuyệt đối, hàm căn bậc 2, hàm sin ...
- HS trả lời: 2*x*x+1
- HS chưa trả lời được
Nghiên cứu SGK - 26 và quan sát tranh vẽ, lên bảng điền tranh
- Suy nghĩ và trả lời:
(abs(x)-sqrt(2*x+1)/(x* x-1)
- Trả lời:
 x + y < 2* x*y
- Kiểu logic
- Lắng nghe, theo dõi sự sự dẫn dắt của Gv để trả lời .
- Kết hợp SGK, trả lời:
 (2< x) and (x<=8 )
2. Biểu thức số học:
- Là một dãy các phép toán + , - , *, / , DIV, MOD từ hằng biến kiểu số và các hàm.
- Dùng dấu ( ) để qui định trình tự tính toán.
VD: ( SGK - 25)
* Chú ý :
Thứ tự thực hiện các phép toán:
+ Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Nhân, chia, chia nguyên, chia lấy dư trước, cộng, trừ sau.
3. Hàm số học chuẩn:
Cách viết cho một số hàm số học chuẩn :
Tên hàm (đối số)
+ Đối số là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong dấu ngoặc ( ) sau tên hàm .
VD: (SGK - 26).
4. Biểu thức quan hệ:
Cấu trúc chung:
+ trong đó BT1 và BT2 phải cùng kiểu.
+ Kết quả của biểu thức quan hệ là TRUE hoặc FALSE.
VD: - 5 > 2
5. Biểu thức logic.
 - Biểu thức logic đơn gảin là hằng hoặc biến logic.
- Dùng để liên kết nhiều biểu thức quan hệ lại với nhau.
VD: ( SGK - 28)
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu lệnh gán.
a) Mục tiêu: HS biết đọc chức năng cấu trúc chung của lệnh gán trong NN Pascal, viết lệnh đúng khi lập trình.
b) Nội dung: 
- Lệnh gán dùng để tính giá trị một biểu thức và chuyển nó vào một biến.
- Cấu trúc: Tên biến:= biểu thức
c) Các bước tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung ghi bảng
Mỗi NNLT có cách viết lệnh gán khác nhau, chẳng hạn như trong Pascal có lệnh gán sau: 
i : = 8 + 1
- Giải thích: Lấy 8 cộng với 1, đem kết quả đặt vào i , ta được y = 9.
- Cần chú ý điều gì khi viết lệnh gán?
- Phân tích câu trả lời của học sinh sau đó tổng hợp lại .
- Lệnh gán là gì ?
- Minh họa một vài ví dụ khác khi sử dụng lệnh gán trên bảng.
Treo tranh lên bảng và giới thiệu một ví dụ về Pascal cho chương trình
Var i, j integer;
Begin
i := 2;
j := 5;
i := i+1;
j := j-1;
Writeln (‘i=’, i);
Writeln (‘j=’, j);
readln;
End.
- Vậy chương trên in ra màn hình giá trị của i và j bằng bao nhiêu ?
- Quan sát ví dụ và suy nghĩ để trả lời.
- Đưa ra ý kiến.
- Suy nghĩ và đưa ra vài ví dụ tương tự.
- Quan sát và trả lời: 
i = 3 và j = 4
6. Câu lệnh gán.
- Lệnh gán là cấu trúc cơ bản của mọi NNLT, thường dùng để gán gái trị cho biến.
Cấu trúc:
:= ;
VD: 
x:= (b*b-4* a*c);
 i:= i+1;
 j:= j-1;
V/ CŨNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- Nhắc lại một số khái niệm mới về:
+ Các phép toán : Số học, quan hệ, logic.
+ Cấu trúc lệnh trong Pascal: tên_biến := biểu_thức;
- Làm các bài tập 5, 6, 7, 8 SGK trang 35 - 36
- Xem trước bài: Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản
VI/ RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docb¢i 6.doc