Giáo án môn Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiết 2)

Giáo án môn Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được khái niệm chương trình con.

- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.

- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.

- Biết được cấu trúc của chương trình con.

- Biết cách thực hiện một chương trình con

 

docx 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4046Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực tập : 
Giáo viên hướng dẫn : 
GIÁO ÁN
CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC
BÀI 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI (TIẾT 2)
MỤC TIÊU:
- Biết được khái niệm chương trình con.
- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
- Biết được cấu trúc của chương trình con.	
- Biết cách thực hiện một chương trình con
CHUẨN BỊ CHO BÀI DẠY:
Giáo viên: Chuẩn bị máy vi tính, máy chiếu, CD tài liệu liên quan, giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài mới và phiếu học tập.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Giảng giải, vấn đáp, gợi mở, tạo tình huống có vấn đề nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực vào giờ học.
 HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
THỜI GIAN
NỘI DUNG GHI BÀI
-HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
Nêu câu hỏi và gọi HS trả lời:
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm chương trình con ?
Câu hỏi 2: Lợi ích của việc sử dụng chương trình con ?
-HOẠT ĐỘNG 2: Bài mới
Giáo viên đặt vấn đề và dẫn dắt vào bài dạy.
Liên hệ kiến thức cũ, đặt câu hỏi? 
Đưa ra ví dụ cho học sinh hiểu:
●Hàm:
 - Hàm: Sin(x), sqrt(x), length(x)...
●Thủ tục:
 - Các thủ tục xử lí xâu hay thủ tục vào /ra chuẩn: delete (st,vt,n), insert (s1,s2,vt)... và Writeln, readln.
- Cho VD cụ thể để từ đó yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau giữa thủ tục và hàm 
-Kết luận: Giáo viên đưa ra định nghĩa của hai loại chương trình con và yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa hai loại chương trình con.
Học sinh đứng dậy và trả lời câu hỏi ?
Nghe .
Trả lời câu hỏi.
Suy nghĩ đưa ra ví dụ.
So sánh sự khác nhau giữa của hàm và thủ tục.
5 phút
10 phút
hút
2) Phân loại và cấu trúc chương trình con:
a. Phân loại: Có 2 loại:
Hàm (function): là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó.
Vd: hàm sin(x),cos(x)
Thủ tục (procedure) là chương trình con thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó.
Vd: thủ tục writeln,readln
HOẠT ĐỘNG 3:GIỚI THIỆU CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH CON 
 NHẮC LẠI KIẾN THỨC
-Gọi hs trả lời câu hỏi:
 +Cấu trúc chương trình chính,viết lên bảng cấu trúc chương trình chính
 Giới thiệu cho học sinh về cấu trúc của chương trình con.
Yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa cấu trúc chương trình con và chương trình chính?
-GV đưa ra kết luận.
HS trả lời câu hỏi và ghi lên bảng.
HS lắng nghe.
Ghi bài
20 phút
b. Cấu trúc chương trình con
[]
Phần đầu: khai báo tên của chương trình con, nếu là hàm phải khai báo kiểu dữ liệu trả về của hàm.
Phần khai báo: khai báo biến cho dữ liệu vào và ra, các hằng và biến dùng trong chương trình con.
Phần thân: dãy câu lệnh thực hiện để từ những dữ liệu vào ta nhận được dữ liệu ra hay kết quả mong muốn.
HOẠT ĐỘNG 4: THAM SỐ VÀ BIẾN CỦA CHƯƠNG TRÌNH. 
Thông qua chương trình SGK trang 92, giới thiệu sơ về việc sử dụng tham số trong chương trình con.
Giáo viên giới thiệu tham số hình thức và tham số thực, sau đó phân biệt hai loại tham số này cho học sinh hiểu.
Khi thực hiện chương trình con, các tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào sẽ nhận giá trị của tham số thực sự tương ứng, với các tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu ra sẽ trả giá trị đó cho tham số thực sự tương ứng.
Giới thiệu biến toàn cục và biến cục bộ.
VD1: SGK trang 92.
VD2: Program Bien_chung_rieng;
Uses crt;
Var
 X: integer;{x là biến chung trong chương trình này}
 Proceduce Cong;{bắt đầu ctc}
 Var
 X:integer;{biến cục bộ}
 Begin
 X:=x+5 ;
 Writeln(‘gia tri cua x+5,’x);
 End;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap vao mot so:’);
Readln(x) ;{x la bien chung}
Cong ;
Writeln(‘Gia trị cua x bay gio la :,’x) ;
Readln
End.
Chú ý rằng: Biến toàn cục và biến cục bộ không gây ảnh hưởng lẫn nhau khi trùng tên. Lấy ví dụ thêm để nói về biến cục bộ và biến toàn cục.
Chú ý ví dụ, nghe giáo viên giảng về hai loại tham số, sau đó so sánh hai loại tham số này.
Xem ví dụ và phân tích ví dụ.
Nghe giảng và xem thêm ví dụ.
10phút
Tham số hình thức:
Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con.
Ví dụ: 
Tham số thực sự:
Khi gọi 1 chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi nó bao gồm tên chương trình con với tham số đặt trong dấu ngoặc( ). Các tham số này được gọi là tham số thực sự.
Ví dụ:
Với x,y là các số cụ thể như x=10,y=5.
Biến toàn cục:
là biến được khai báo ở đầu chương trình chính, chúng tồn tại trong suốt thời gian chạy của chương trình. Biến toàn cục ảnh hưởng toàn bộ chương trình, cả chương trình chính lẫn chương trình con.
Biến cục bộ:
là biến được khai báo trong mỗi chương trình con. Chúng được hình thành khi chương trình con được gọi và sẽ tự biến mất khi chương trình con kết thúc.
CỦNG CỐ: Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
- Chương trình con gồm mấy loại?
- Như thế nào là tham số hình thức, tham số thực sự?
DẶN DÒ: 
Về học bài và chuẩn bị cho bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Ngày tháng năm 2012. 
Giáo Viên Hướng Dẫn
Cô Trình Thị Kim Chi
Sinh viên thực tập
Lê Trần Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docxminh17.docx