Giáo án môn Tin học 11 - Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

Giáo án môn Tin học 11 - Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

I/. Mục đích yêu cầu :

 - Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.

 - Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.

II/. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:

a/ Giáo viên: Tìm hiểu thêm một số thuật ngữ.

b/ Học sinh: đọc trước Sgk

III/. Tiến trình bài dạy:

a/ Bài cũ: Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:

 1/ Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?

 2/ Phân biệt ngôn ngữ bậc cao với các ngôn ngữ lập trình khác ở những nội dung nào?

 3/ Kể tên một số ngôn ngữ lập trình mà học sinh biết.

 4/ Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?

b/ Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TIN HỌC 
Người soạn	: Phạm Quang Thông 
Đơn vị	: Nguyễn Du 
Bài 1 : KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 
I/. Mục đích yêu cầu : 
	- Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ. 
	- Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch. 
II/. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: 
a/ Giáo viên: Tìm hiểu thêm một số thuật ngữ. 
b/ Học sinh: đọc trước Sgk
III/. Tiến trình bài dạy: 
a/ Bài cũ: Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi: 
	1/ Có những loại ngôn ngữ lập trình nào? 
	2/ Phân biệt ngôn ngữ bậc cao với các ngôn ngữ lập trình khác ở những nội dung nào? 
	3/ Kể tên một số ngôn ngữ lập trình mà học sinh biết. 
	4/ Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao? 
b/ Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Ngôn ngữ lập trình bậc cao, ngôn ngữ máy: 
Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy: 
Có thể trực tiếp được nạp vào bộ nhớ và thực hiện ngay 
Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao: 
Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào máy và phải được dịch sang ngôn ngữ máy mới thực hiện được. 
Hoạt động 2: Khái niệm về lập trình: 
Lập trình: Là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.(Hay chuyển đổi dữ liệu và các thao tác của thuật toán thành cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của một ngôn ngữ lập trình.) 
Hoạt động 3: Chương trình dịch
Chương trình dịch: Có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình được thực hiện trên máy tính. 
	Chương trình dịch nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao (Chương trình nguồn) , thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ máy (Chương trình đích) 
Chương trình dịch 
Chương trình nguồn à 
à Chương trình đích 
Hoạt động 4: Thông dịch 
GV: Nhận xét sự giống và khác nhau của hai từ thông dịch và biên dịch? 
GV: ví dụ
- Một người chuyên dịch sang tiếng nước ngoài khi các nguyên thủ đi công tác được gọi là gì? 
- Một người chuyên dịch truyện nước ngoài cho thiếu nhi sang tiếng việt nam được gọi là gì? 
GV: Nguời dịch cho nguyên thủ sau phiên đàm thoại có nhớ chi tiết những lời mình đã dịch không? 
 GV: Thông dịch (Interpreter): 
Thực hiện bằng các lặp lại dãy các bước sau: 
	+ Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn; 
	+ Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy; 
	+ Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được. 
* Chú ý: 
	+ Một câu lệnh thực hiện bao nhiêu lần thì nó phải dịch bấy nhiêu lần. 
	+ Thông dịch sau khi kết thúc không có một văn bản nào để lưu trữ.
Hoạt động 5: Biên dịch.
GV: Biên dịch(Compiler): Thực hiện qua hai bước. 
	+ Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn. 
	+ Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện treen máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết. 
GV: Kết quả của quá trình biên dịch có được lưu lại không? 
* Chú ý: Chương trình nguồn và chuơng trình đích có thể lưu trữ để sử dụng lại về sau.
HS: Dịch theo ngôn ngữ nói và dịch theo ngôn ngữ viết. 
HS: Thông dịch viên.
HS: Người biên dịch. 
HS: Không. 
HS: có lưu lại ( Bảng gốc và bảng đã dịch)
III/ Củng cố : Nắm vững các khái niệm đã học. 
Hợp ngữ: ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 11( b1-t thong).doc