Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

Tìm hiểu bài.

I. Đọc hiểu khái quát.

1. Tác giả:

- Sinh năm 1724 – 1791

- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong gia đình có truyền thống học hành, đô đạt, làm quan.

- Ông không chỉ là một danh y, không chỉ chữa bênh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học( kiến thức + lương tâm).

2.Tác phẩm:

- Là quyển cuối trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

- Là tập kí sự bằng chữ Hán viết năm 1873,ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe.

II. Đọc – tìm hiểu.

1. Thể loại: Kí sự- ghi chép lại câu chuyện, sự việc có thật.

2. Tóm tắt.

 

doc 112 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2577Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Vào phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1, 2: 
Mục tiêu cần đạt:
Thống nhất sách giáo khoa và sách giáo viên
Phương tiện thực hiện:
SGK + SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh.
Cách thức tiến hành.
Kết hợp trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Tiến trình lên lớp:
 Ổn định:
Bài cũ :
Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn. 
Nêu vài nét chính về tác giả Lê Hữu Trác? 
Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm.
Tể loại được tác giả viết trong đoạn trích?
Hãy tóm tắt đoạn trích.
Hãy nêu bố cục của đoạn trích?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích.
Theo chân tác giả vào phủ hãy tái hiện lại quang cảnh trong phủ chúa?
Cách gọi tên gợi cho em suy nghĩ như thế nào?
Bài thơ của tác giả nói hộ em điều gì?
Lần đầu tiên đặt chân vào phủ Chúa, tác giả đã nhận xét “ cuộc sống ở đây thực khác người thường” . Anh chị có nhận thấy điều đó qua cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa hay không? Hãy chỉ rõ điều đó?
Ngôn từ xưng hô khi nhắc đến chúa như thế nào?
Anh chị hãy nhận xét, đánh giá về cung cách sinh hoạt đó?
“ Sự thật trung thực – mắt thấy tai nghe đã được tác giả ghi lại.”
Thái độ của tác giả khi thấy cảnh lộng lẫy, tấp nập nơi phủ chúa?
Thái độ đó có được thể hiện ra bên ngoài?
Ông có đồng tình với cuộc sống ở đây không?
Tâm trạng khi bắt mạch kê đơn cho thế tửu của tác giả?
Theo nhận xét của tác giả, hãy cho biết thế tử bị bệnh gì?
“ Vì thế tử ở trong chốn này yếu đi” 
Những băn khoăn giữa việc đi và ở trong đoạn cuối nói lên điều gì?
Hãy nhận xét về nghệ thuật viết kí của tác giả?
Qua đoạn trích hãy cho biết chi tiết nào em cho là đắt nhất trong tác phẩm?
“ Thế tử ngồi trên sập- một cụ già lạy -> khen; căn phòng ở của thế tử ở tối, ngột ngạt.”
Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa. 
 A. Tìm hiểu bài.
Đọc hiểu khái quát.
Tác giả: 
Sinh năm 1724 – 1791
Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong gia đình có truyền thống học hành, đô đạt, làm quan.
Ông không chỉ là một danh y, không chỉ chữa bênh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học( kiến thức + lương tâm).
2.Tác phẩm:
- Là quyển cuối trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
- Là tập kí sự bằng chữ Hán viết năm 1873,ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe.
II. Đọc – tìm hiểu.
Thể loại: Kí sự- ghi chép lại câu chuyện, sự việc có thật.
Tóm tắt.
Giải nghĩa từ khó.
Bố cục:
III. Đọc - hiểu chi tiết.
Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
Quang cảnh:
Vào phủ phải qua nhiều lần cửa, năm, sáu lần trướng gấm.
Lối đi quanh co, nhiều hành lang.
Canh giữ nghiêm ngặt( lính, có thẻ).
Cảnh trí khác lạ ( Cây cối, chim kêu, danh hoa)
Trong phủ có Đại đường, quyền bổng, gác tíá, kiệu son, mâm vàng chen bạc.
Nội cung có sập, ghế rồng, nệm gấm
* Nhận xét, đánh giá: 
- Là chốn thâm nghiêm kín cổng cao tường 
- Là chốn xa hoa, tráng lệ, lỗng lẫy không đâu sánh bằng.
- Cuộc sống hưởng lạc( cung tần, mĩ nữ, của ngon vật lạ) nhưng lại ngột ngạt tù đọng ( chỉ có hơi người.) 
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
Vào phải có thánh chỉ, có người đưa, có lính dẫn đường.
Trong phủ có một guồng máy hoạt động đông đảo, có người truyền báo, người đi lại như mắc cửi.
Lời lẽ cung kính, lễ phép ngang hàng với vua.
Chúa có phi tần hầu trực xung quanh, tác giả không được gặp mà chỉ đứng nhìn từ xa.
Phục dịch thế tử bênh có 7,8 người.
* Nhận xét, đánh giá: 
- Nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang quyền quý đến tột cùng.
- Có cuộc sống xa hoa hưởng lạc, sự lộng hành trong phủ chúa.
- Là cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua.
Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả.
Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa:
Quan sát, ghi chép cụ thể, có cả nhận xét, bình luận, tuy không nói ra trực tiếp nhưng thái độ của tác giả là không đồng tình với cuộc sống xa hoa hưởng lạc và dửng dưng trước những quyến rũ vật chất ở đây.
Tâm trạng khi bắt mạch kê đơn:
 Hiểu, nói thẳng, nói thật bệnh tình. Là thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, y đức cao mà còn là người xem thường danh lợi, quyền quý. Yêu cuộc sống tự do và cuộc sống thanh đạm, giản dị.
Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm.
Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh đông.
Lối kkể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc, chi tiết đặc sắc.
Có sự đan xen giữa thơ và kí làm tăng thêm chất trữ tình.
Ghi nhớ: SGK
 Luyện tập
4. Củng cố: - Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
Tâm trạng của tác giả khi bắt mạch kê đơn cho thế tử ( chữa bệnh cầm chừng >< lương tâm thầy thuốc) .
5. Dặn dò: Học bài cũ; soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
TIẾT 3: 
Mục tiêu cần đạt:
Thống nhất SGK + SGV
Phương tiện thực hiện
SGK + SGV, thiết kế bài học, bảng phụ.
Cách thức tiến hành:
Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định:
Bài mới: Gíao viên giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hướng dẫn HS đọc phần I/ sgk
Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hôi mà không phải của cá nhân?
Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội?
Nếu không có ngôn ngữ liệu con người có giao tiếp được với nhau hay không?
Cá yếu tố ngôn ngữ chung?
Nêu ưuy tắc và phương thức chung?
Hướng dẫn học sinh đọc phần II/ sgk.
Tại sao nói lời nói là sản phẩm riêng của con người?
Nói - viết ( giao tiếp);
Miệng – văn viết.(Lời nói)
Theo em thế nào là giọng nói cá nhân?
Vốn từ ngữ cá nhân?
Sử dụng từ sáng tạo?
Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hương dẫn học sinh làm phần luyện tập.
Xác định từ “thôi” trong bài tập 1.
Nhận xét về cách sắp xếp từ?
A. Tìm hiểu bài:
I. Ngôn ngữ- Tài sản chung của xã hội
- Ngôn ngữ là tài sản chung của dân tộc, cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp, biểu hiện và lĩnh hội. Nhưng nó lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng giao tiếp.
1. Các yếu tố chung( có sẵn): âm, thanh, từ, tiếng..
2. Các quy tắc, phương thức chung:
Các quy tắc chung: cấu tạo từ, ngữ, đoạn
Các phương thức chuyển nghĩa từ: từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển, chuyển loại từ..
II. Lời nói- sản phẩm riêng của mỗi cá nhân.
Giọng nói cá nhân: riêng biệt
Vốn từ ngữ cá nhân: Tài sản chung nhưng một số người ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định phụ thuộc vào trình độ, vốn sống, hiểu biết.
Sự chuyển đồi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc: thành của cá nhân
Việc tạo ra từ mới:
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Lựa chọn, sắp xếp từ ngữ, tỉnh lược, tách câu.
* Ghi nhớ: SGK.
B. Luyện tập
Từ Thôi: nghĩa mới: chấm dứt, kết thúc - nói giảm nói tránh. Mang đậm dấu ấn cá nhân, làm giảm nhẹ nỗi đau mất mát không gì bù đăp được.
Sử dụng đối lập, đảo ngữ, cách dùng từ ngữ -> cá tính sáng tạo. Thiên nhiên trong thơ HXH bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sự sống ngay trong những tình huống bi thảm nhất. 
4 Củng cố: Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân?
5. Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị cho bài làm viết số 1. 
TIẾT 4 : 
Mục tiêu cần đạt:
Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và HK2 của lớp 10
Viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT.
Phương tiện thực hiện:
SGK + SGV, đề ra.
Cách thức tiến hành:
Tự làm vào không trao đổi, thảo luận.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định:
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
	KIẾN THỨC CẦN ĐẠT	
GV chép đề lên bảng.
Đề ra: Suy nghĩ của anh chị về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh .
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đọc kĩ đề ra, xác định nội dung yêu cầu.
- Lập dàn ý đại cương.
- Biết vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng viết văn nghị luận để làm bài tốt.
- Văn rõ ràng, ngắn gọn, trong sáng, diễn đạt lưu loát, lô gic, không sai lỗi chính tả.
- Bố cục rõ ràng, hợp lí, văn viết phải có cảm xúc.
II. Yêu cầu về kiến thức:
- Nêu được vấn đề:
+ Thế nào là trung thực?
+ Thế nào là trung thực trong học tập?
+ Thế nào là trung thực trong thi cử?
+ Giữa chúng có mối quan hệ ra sao?
+ Tệ nạn học, thi, bằng?
+ Thực trạng -> giải pháp?
+ Liên hệ bản thân?
III. Biểu điểm:
Điểm 9 – 10: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu.
Điểm 7 – 8: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, sai ít lỗi.
Điểm 5 – 6: Đáp ứng ½ yêu cầu, bài còn mắc nhiều lỗi.
Điểm 3 – 4: Đáp ứng 1 – 2 nội dung yêu cầu, bài còn mắc quá nhiều lỗi.
Điểm 1 – 2: Thiếu ý , sơ sài quá 
Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
 3. Củng cố: Để hoàn thành và làm tốt một bài làm văn chúng ta cần phải làm như thế nào?
 4. Dặn dò : Học bài cũ, soạn bài mới: Tự tình II.
 Tiết 5: 
 TỰ TÌNH
 (Bài 2)
	Hồ Xuân Hương.
A. Mục tiêu bài học:
Hs nắm được:
Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le ngang trái của duyên phận HXH. Thấy được bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Hiểu sâu hơn tài năng thơ nôm của Hồ Xuân Hương ở cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xúc tâm trạng.
B. Phương tiện thực hiện
+ GV: SGK, SGV, STK, chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương, tranh minh họa chân dung Hồ Xuân Hương 
+ HS: SGK (+ SGK Ngữ văn THCS)
C. Cách thức tiến hành:
	Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi, gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình
D. Tiến trình thực hiện:
 1. Ổn định: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao nói đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc?
	- Hình tượng tác giả trong đoạn trích sáng lên những phẩm chất gì?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐAT.
Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk và nêu vài nét chính về tác giả HXH?
 Hai lần lấy chồng là 2 lần làm lẽ và cả 2 người chồng cũng chết, cuối cùng bà sống cô đơn, rồi đi du lãm khắp nơi và làm thơ để khuây khỏa.
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
 Đọc - hiểu văn bản
 Gv gọi hs đọc bài thơ, gv nhận xét cách đọc.
Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào?
Câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong khoảng thời gian, không gian nào?
Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật gì? Từ Trơ ở đây có nghĩa là gì?
“ Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng tại sao ở đây lại là “ cái hồng nhan”?
“ Cái hồng nhan” lại đem sánh với gì? Điều đó có tác dụng gì?
“ Hương rượu gợi lên điều gì?
Trăng thường gợi mối nhân duyên nhưng hình ảnh “ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”lại gợi cho người đọc cảm giác gì?
Nghệ thuật được sử dụng?
GV: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh.
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Ở hai câu luận, tác giả đã dùng những hình ảnh thiên nhiên nào?
Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới lạ?
Tác giả dùng cách miêu tả thế nào khi nói về thiên nhiên cũng là thể hiện tâm trạng và thái độ?
Nêu nghệ thuật?
Hai câu kết phản ánh tâm trạng gì của nhà thơ?
“ Ngán” ở đây có nghĩa là gì?
Giải nghĩa từ “ Xuân”
Từ “ lại” ở đây có mấy nghĩa?
Câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào?
Gv : bản chất của rình yêu là không thể san sẻ(Ănghen)
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Chém cha cái kiếp lấy chông chung...
Tổng kết về nội dung và nghệ thu ... . -> tự nhiên không khuôn sáo. 
-> Sử dụng thán từ “ ôi”, giả định “ ừnhỉ”, thần tiên hoá: nàng tiên lỗng lây, toả ánh hào quang
=> Với Rômêô, Jiuliét là hiện thân của những cái đẹp nhất trong thiên nhiên. Tình yêu đam mê cuồng nhiệt làm khao khát chinh phục của Rômêô.
b. Khi nói với Jiuliét:
- Sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình.
- Vượt qua bức tường cao và sự nguy hiểm là nhờ đôi cánh tình yêu “ em nhìn tôi âu yếm là”
-> Mạnh lực tình yêu vượt lên trên nỗi sợ hãi vì “ cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”
=> Là chàng trai mạnh mẽ, đến với tình yêu chân thành, say đắm và dám vượt lên tất cả mọi trở ngại để được sống thật với rung cảm của con tim.
3. Nhân vật Juliet:
a. Khi nói một mình:
- Gọi tên Rômêô tha thiết.
- Mong Rômêôthay tên đổi họ.
- Muốn Rômêô thề đã yêu mình.
=> Những rung cảm của Jiuliét trước tình yêu mạnh liệt. Lời bộc bạch, chân thành, hồn nhiểntong trắng, không cần che giấu, không chút ngượng ngùng.
b. Khi nói với Rômêô:
- Vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng vì sự xuất hiện táo bạo của Rômêô
- Thật sự lo lắng cho tính mạng của Rômêô.
- Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rômêô.
=> Là người thiếu nữ chân thành, trong sáng, đón nhận tình yêu bất chấp sự thù hận của hai dòng họ. Đó là khát vọng được sống với tình yêu.
III.Tổng kết:
1 Nghệ thuật:
- Đoạn trích đã tập trungđược nghệ thuật xây dựng kịch của Sếch xpia. Lời thoại giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc, bộc lộ được tâm trạng. Tính cách nhân vật được khắc hoạ qua ngôn ngữ và hành động kịch.
2. Nội dung:
- Tôn vinh vẻ đẹp của tình yêu trong sáng, dũng cảm, vượt lên trên cả hận thù.
Rômêô và Jiuliét là những hình tượng đẹp của văn học Phục hưng ở Tây Âu và đã phản ánh được khát vọng của con người thời ấy.
Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: Cảm nhận về tình yêu củaRômêô và Juliet.
5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài mới.
Tiết 67, 68: 
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC.
A.Mục tiêu cần đạt:
 Thống nhất SGK + SGV.
B. Phương tiện thực hiện: 
 SGK + SGV, thiết kế bài học, bảng phụ.
C. Cách thức tiến hành:
 Trao đổi, thảo luận
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: Suy nghĩ của em về đoạn trích Rômêô vàJiuliét?
 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HS đọc phần nội dung.
Hướng dẫn học sinh làm phần câu hỏi ôn tập.
Văn học VN từ đầu thế kỉ XX – 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó?
Nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của Văn học thời kì đầu thế kỉ XX – 1945?
Tiểu thuyết trung đại khác tiểu thuyết hiện đại như thế nào?
Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại còn tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩ nặng của Hồ Biểu Chánh?
Tình huống truyện là gì?
Phân tích tình huống qua các truyện ngắn: Vi hành Nguyễn Ái Quốc; Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan; Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân; Chí Phèo – Nam Cao; 
Đặc sắc nghệ thuật của các truyện: Hai đứa trẻ - Thạch Lam; Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân; Chí Phèo – Nam Cao.
Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đạon trích “ Hạnh phúc của một tang gia”
Qua đoạn trích Vũ Trọng Phụng tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn trong “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” ( Trích Vũ Như Tô).?
Bình luận quan điểm nghệ thụât của Nam Cao “ Văn chương không cần những người thợ khéo tay..có” ( Đời thừa).
GV: Quan điểm tiến bộ - >sáng tạo văn học: ý thức, lương tâm
Phân tích khát vọng hạnh phúc của Rômêô và Jiuliét trong đoạn trích “ Tình yêu và thù hận” - Sếch- xpia
I. Nội dung:
II. Phương pháp ôn tập:
Câu 1.
 * - Bộ phận văn học công khai - hợp pháp: lãng mạn( cái tôi), hiện thực( bất công xã hội)
 - Bộ phận văn học không công khai- không hợp pháp: thơ văn cách mạng.
 * Do sự thúc đẩy của thời đại, do xã hội mới đòi hỏi Văn học phải đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề. Do sức sống mãnh liệt của dânn tộc, chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước và cách mạng, của ĐCS. Do sự thức tình của cái tôi cá nhân
Câu 2. 
+ Tiểu thuyết trung đại khác tiểu thuyết hiện đaị
- Chữ Hán, chữ Nôm. - Chữ quốc ngữ.
- Chú ý sụ kiệcn, chi tiết - Thế giới bên trong của nvật
- Cốt truyện li kì( đơn tuyến) - Phức tạp ( đa tuyến)
- Kể theo trình tự thời gian - Thời gian, ↑ tlý, ttrạng nvật
- Tâm lí, tâm trạng sơ lược - Phong phú, phức tạp
- Ngôi kể thứ 3 - Nhất, 3, kết hợp nhiều ngôi
- Kết cấu chương, hồi. - Chương đoạn
- Kết thúc có hậu - Theo quy luật tự nhiên
- Ước lệ, t/trưng, vay mượn - Qhương, đ/n, gđ, c/n, ptục.
+ Tiểu thuyết: Cha con nghĩa nặng ảnh hưởng văn học trung đại -> đạo đức -> chưa đạt đến chuẩn mực đạo đức của văn chương.
Câu 3.
- Tình huống truyện là những quan hệ, những hoàn cảnh nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện.
- Trong một truyện có thể có 1 tình huống chủ yếu nhưng cũng có thể có nhiều tình huống khác nhau, vai trò khác nhau
+ Vi hành: Nhầm lẫn là tình huống chính. Ngoài ra còn có tình huống trào phúng, đả kích, châm biếm, chế giễu
+ Tinh thần thể dục: Tình huống trào phúng, châm biếm, đả kích, chế giễu >< giữa nội dung và hình thức, mục đích và thực chất, tốt đẹp và tai hoạ.
 + Chữ người tử tù: Tình huống éo le: Người tử tù sắp bị hành hình – cho chữ, Quản Ngục coi tù – xin chữ -> cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.
+ Chí Phèo: Tình huống bi kịch: Khát vọng sống lương thiện và không được làm người lương thiện.
Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện - trữ tình. Cốt truyện đơn giản; cảm giác, tâm trạng được đào sâu. Tình huống độc đáo: Cảnh đợi tàu – tình huống tâm trạng; ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế, sâu lắng. Hình ảnh ám ảnh trong truyện: Bóng tối. 
- Chữ người tử tù: Hình tượng Huấn Cao – anh hùng - nghệ sĩ – thiên lương – nhân hậu; Quản Ngục – tri kỉ - biệt nhỡn liên tài – thanh âm trong trẻoTình huống cho chữ, xin chữ, ngôn ngữ kể - tả vừa cổ kính vừa hiện đại ngữ: giàu chất nhạc hoạ, tài năng nhân vật.
- Chí Phèo: Cốt truyện li kì, hấp dẫn, cách kể tả linh hoạt, hiện đại. Xây dựng hình tượng điển hình ( Bá Kiến, Chí Phào, Thị Nở); cá tính hoá nhan vật sâu sắc, độc đáo. Nghệ thuật tả, phân tích tâm lí, tâm trạng sâu sắc. Tình huống truyện đậm tính bi kịch. Ngôn ngữ vừa dân dã vừa đậm chất triết lí.
Câu 5. 
- Xây dựng mâu thuẫn trào phúng: nhan đề; khắc hoạ từng nhân vật tả toàn cảnh, cận cảnh: cảnh đưa đám, hạ huyệt. Ngôn ngữ khôi hài, thủ pháp phóng đại, lặp câu nói, chi tiết, hành động. 
- Mục đích: Phê phán sự giả dối, bịp bỡm, vô luân, đạo đức giả, đểu cáng của xã hội tư sản thành thị đương thời.
Câu 6. 
- Bi kịch Vũ Như Tô được xây dựng bởi hai >< cơ bản:
+ Nhân dân lao động >< hôn quân, bạo chúa.
+ Khát vọng sáng tạo nghệ thuật>< điều kiện lịch sử, xã hội.
- Tác giả giải quyết mâu thuẫn 1 theo quan điểm của nhân dân: giết vua, phá đài. Mâu thuẫn 2 chưa giải quyết dứt khoát bởi mâu thuẫn 2 mang tính quy luật. Lời giải dành cho độc giả suy ngẫm
Câu 7. 
- Nghệ thuật sáng tạo của Nam Cao trước hất khác hẳn công việc của những người thợ khéo tay. Thợ thì làm theo kiểu mẫu sẵn có, sao chép khuôn mẫu tạo sản phẩm giống nhau hàng loạt. Còn công việc người nghệ sĩ là sáng tác văn chương - sản phẩm tinh thần. Đặc trưng cơ bản là sáng tạo, tìm cái mới, khơi nguồn chưa ai khơi. Mỗi tác phẩm văn chương là duy nhất không giống ai.
- Muốn được như thế thì nhà văn phải có năng lực tư duy, óc sáng tạo, tránh xa cái cũ, sáo mòn
- Quan điểm nghệ thụât này không mới nhưng được phát biểu chân thành, diễn đạt theo cách riêng, lại được chính những tác phẩm của nhà văn kiểm chứng( Chí Phèo, Lão Hạc). Đó là những tác phẩm mới mẻ, không bắt chước ai, đề tài quen thuộc nhưng mang phong cách mới, hướng khai thác mới, những hình tượng nghệ thuật bất hủ.
Câu 8. Xung đột hạnh phúc và hoàn cảnh thù địch => tâm trạng hai người gần giống với Thuý Kiều – Kim Trọng( Truyện Kiều): sự say đắm thuỷ chung vượt khó khăn để đến với nhau.
4. Củng cố: Nêu nội dung, nghệ thuật những tác phẩm đã học.
5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài mới.
Tiết 69: 
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
A, Mục tiêu cần đạt: 
 Thống nhất SGK + SGV.
B. Phương tiện thực hiện:
 SGK + SGV. Thiết kế bài học, bảng phụ.
C. Cách thức tiến hành:
 Trao đổi, thảo luận, lên bảng làm bài tập.
D. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định:
 2. Bài mới: Phỏng vấn là gì? Khi phỏng vấn cần chú ý những vấn đề gì?
 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HS đọc bài.
PV hoặc TLPV một mặt hay toàn bộ quá trình dạy học môn ngữ văn?
PV hoặc TLPV để nắm được thực trạng hay đổi mới phương pháp dạy học?
GV hay HS cá nhân hay tập thể lớp?
Hệ thống câu hỏi như thế nào?
Với Học sinh?
Với Giáo Viên?
Đóng vai người phỏng vấn anh chị cần chuẩn bị thực hiện phỏng vấn?
Đóng vai người trả lời phỏng vấn?
Sau khi thực hiện phỏng vấn anh cần rút kinh nghiệm?
Biên tập, chỉnh sửa, kiểm tra lại sau khi phỏng vấn?
1. a. Chuẩn bị cuộc phỏng vấn:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về vấn đề dạy - học môn Ngữ văn ở trường THPT.
a. Chuẩn bị: 
- Xác định chủ đề: Vấn đề học tập môn ngữ văn.
- Xác định MĐ:Thấy được thực trạng học của hs -> giải pháp.
- Xác định đối tượng phỏng vấn: Học sinh và Giáo viên.
- Xác định hệ thống câu hỏi:
+ Với học sinh:
* Các em có hứng thú với giờ dạy không?
* Không khí học tập của lớp?
* Dạy học hiện nay ưu tiên cho tự học?Các em thực hiện nó ntn
+ Với giáo viên:
* Đổi mới dạy học? ưu - khuyết điểm? khác truyền thống?
* Tiếp thu bài của học sinh? chất lượng?
* Giải pháp?
 b. Thực hiện cuộc phỏng vấn: 
 - Phỏng vấn: 
 + Về nội dung
 + Về phương pháp, phương tiện.
 + Về thái độ
- Trả lời phỏng vấn:
 + Về nội dung
 + Về phương pháp
 + Về thái độ
 c. Rút kinh nghiệm: Đánh giá điểm mạnh, yếu;Rút kinh nghiêm, bổ sung cho nhau.
2. Biên tập - chỉnh sửa bản phỏng vấn - kiểm tra lại.
3.Bài tập thực hành.
4. Củng cố: Xác định lại phỏng vấn và trả lời phỏng vấn?
5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị kiểm tra học kì.
Tiết 70, 71: 
KIỂM TRA TÔNG HỢP HỌC KÌ I.
A. Mục tiêu cần đạt:
B. Phương tiện thực hiện:
 Đề ra.
C. Cách thức thực hiện:
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Phát đề:
 Đề ra kèm theo.
Tiết 72: 
TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Củng cố lại kiến thức từ đầu học kì ở cả ba phần: văn học, làm văn, tiếng việt.
B. Phương tiện thực hiện:
 SGK + SGV, thiết kế bài, bài làm của học sinh.
C. Cách thức tiến hành:
 Trao đổi, thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Bài mới: Trả bài.
 3. Nhận xét: 
 a. Ưu điểm: 
Một số làm bài tốt, chịu khó học bài nên kết quả cao.
Nắm được tình tiết, biết cách trình bày một bài làm văn.
Lỗi chính tả ít, bài làm sạch sẽ.
b. Khuyết điểm:
Một số học sinh không biết cách làm bài tự luận.
Không học bài, không nắm chi tiết trong tác phẩm.
Hành văn lan man, tản mản, lủng củng.
Cẩu thả, lỗi chính tả.
c. Biểu điểm và đáp án: kèm theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tập sửa rồi.doc