I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận dụng của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng lí tưởng cách mạng, có thái độ, ý thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
TỪ ẤY (Tố Hữu) . I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. - Hiểu được sự vận dụng của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệutrong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình. 3. Về thái độ: - Tôn trọng lí tưởng cách mạng, có thái độ, ý thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu Đảng, khát vọng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. II. Phương pháp: - Đọc diễn cảm; - Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề; - Thuyết trình; - Thảo luận nhóm; III. Công tác chuẩn bị của GV và HS: - Giáo viên: Tham khảo các tài liệu có liên quan, soạn giáo án, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, dự báo các tình huống có thể xảy ra trong giờ học - Học sinh: Học bài cũ, đọc, tìm hiểu bài mới, nắm bắt sơ bộ cảm nhận về bài thơ, soạn bài mới theo hệ thống câu hỏi SGK, nêu thắc mắc, ý kiến riêng để trao đổi IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài cũ của HS trong quá trình học bài mới. 3. Bài mới: (44phút) Dẫn nhập vào bài: (1phút)Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những giờ khắc không thể nào quên được, đặc biệt là những giờ khắc đánh dấu một sự thay đổi lớn đầy ý nghĩa đối với cuộc đời, nó sẽ đọng lại trong kí ức của chúng ta đến suốt đời. Với nhà thơ Tố Hữu của chúng ta cũng vậy, một trong những thời điểm quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn của cuộc đời nhà thơ là khi nhà thơ tìm được lí tưởng cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành một chiến sĩ cộng sản, và bài thơ “Từ ấy” đã bắt nguồn cảm hứng từ đây. Để hiểu rõ hơn về bài thơ này, hôm nay, cô cùng các em sẽ đi vào tìm hiểu bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm (13phút) - GV gọi 1 HS đọc tiểu dẫn. - GV: Căn cứ vào phần tiểu dẫn của SGK hãy nêu một số nét chính về nhà thơ Tố Hữu? - GV gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và bổ sung: +“Năm 20 của thế kỉ XX Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ Ôi những ngày xưa mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy quê hương ơi! Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt” (Một nhành xuân) Đó là những dòng hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu khi ông đã 60 tuổi, về một thời đại mà ông từng sống. +Huế, một xứ sở thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa, gắn với những làn điệu dân ca trữ tình là mảnh đất đã nuôi dưỡng hồn thơ Tố Hữu. +Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, cha và mẹ đều là những người yêu văn học dân gian. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, Tố Hữu đã chịu ảnh hưởng của không khí văn chương; những âm điệu, câu chữ của những bài ca dao đã hóa thân vào giọng điệu ngọt ngào, tâm tình mến thương trong thơ Tố Hữu. +Năm 1936 -> giác ngộ lí tưởng cách mạng -> 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Đây là sự kiện bước ngoặt, quan trọng và ý nghĩa trong cả cuộc đời lẫn sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. +Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, lên lớp 12 chúng ta còn tiếp tục nghiên cứu và học về tác giả này. - GV: Từ những tìm hiểu trên, em hãy nhận xét khái quát về nhà thơ Tố Hữu? - GV: Xuất xứ của bài thơ “Từ ấy”? - GV: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Từ ấy”? - GV lưu ý: Thời điểm sáng tác bài thơ là khi Tố Hữu 18 tuổi -> trẻ, đầy nhiệt huyết. (GV cho HS xem chân dung Tố Hữu năm 18 tuổi). - GV gọi HS đọc bài thơ. - GV gọi HS nhận xét giọng đọc. - GV nhận xét giọng đọc: Bài thơ cần được đọc với giọng vui tươi, phấn khởi, hào hứng, thể hiện tâm trạng sung sướng, hạnh phúc của một người thanh niên trẻ tuổi lần đầu tiên đến với lí tưởng cách mạng. - GV đọc diễn cảm bài thơ. - GV: + Bài thơ được viết theo thể thơ nào? + Bố cục của bài thơ? - GV chuyển ý: Để hiểu rõ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, chúng ta vào phần tìm hiểu văn bản. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản(22 phút) - GV dẫn và hỏi: Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ viết theo bút pháp tự sự, kể lại một kỉ niệm khó quên của đời Tố Hữu: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” Nhan đề bài thơ được lặp lại ngay ở khổ thơ đầu, vậy em hiểu như thế nào về từ “từ ấy”? - GV: Nhan đề bài thơ được lặp lại ngay ở khổ thơ đầu có tác dụng gì? - GV giảng: Hai tiếng “từ ấy” trong khổ thơ đầu chỉ mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời thơ và cuộc đời cách mạng của Tố Hữu, giây phút được giác ngộ lí tưởng thiêng liêng nhất trong cuộc đời đã đem đến cho người thanh niên 18 tuổi một niềm vui lớn, đó là lúc đất nước bị đô hộ, biết bao thanh niên có ý thức dân tộc không thể chấp nhận nô lệ nhưng họ lại chưa tìm được lối đi dẫn đến sầu buồn, bế tắc: “Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước/ Chọn một dòng hay để nước trôi?”.Tố Hữu lớn lên trong thời đại đó, cũng rơi vào tâm trạng này nhưng vì sớm giác ngộ cách mạng nên nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời mình. - GV: Cảm xúc của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng cách mạng được diễn tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - GV nhận xét, giảng bình: “Nắng hạ”- thứ ánh nắng rực rỡ, mãnh liệt nhất trong bốn mùa, “mặt trời chân lí” - hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Khẳng định lí tưởng cách mạng của Đảng sáng rực rỡ, chói lọi như mặt trời, vĩnh cữu như chân lí. Nếu mặt trời của thiên nhiên tỏa ánh sáng, hơi ấm, sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, đem lại một cuộc sống tốt lành. - GV : Ngoài sử dụng hình ảnh ẩn dụ, Tố Hữu còn dùng biện pháp tu từ nào khác? - GV giảng: Những động từ mạnh cho thấy ảnh hưởng lớn lao của nguồn ánh sáng chân lí mới đến nhà thơ. Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. - GV dẫn và hỏi: Tố Hữu không chỉ đón nhận lí tưởng Đảng bằng trí tuệ mà còn bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất, vậy theo em hình ảnh nào nói lên điều đó? - GV: Ở hai câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của nó? - GV giảng: Những hình ảnh so sánh “hồn tôi”-“vườn hoa lá” kết hợp với các từ ngữ giàu sức biểu cảm “đậm”, “rộn” -> Niềm vui sướng đã hóa thành âm thanh, thành sắc lá, hoa tươi rực rỡ, thành hương thơm lan tỏa, ngọt ngào. - GV chuyển ý: Niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng cách mạng được thể hiện sâu sắc ở khổ thơ đầu. Và nó đã nhanh chóng chuyển biến thành những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ tiếp theo. - GV tổ chức thảo luận nhóm: (3phút) + Nhóm 1,2: Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh ấy? + Nhóm 3,4: Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? (GV phát phiếu học tập cho HS) - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: + Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết như: động từ “buộc” (ngoa dụ), từ láy “trang trải, gần gũi”, “trăm nơi” (hoán dụ), “khối đời” (ẩn dụ), từ “để” (lặp lại hai lần ở đầu câu) + Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, mang trong mình nhiều tư tưởng, tình cảm hẹp hòi, nhưng khi được ánh sáng của lí tưởng Đảng soi rọi, lẽ sống mới mà nhà thơ nhận thức được là sống gắn bó giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của tập thể - những con người cần lao trong xã hội. - GV chuyển ý: Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản, sau khi đón nhận lí tưởng cách mạng, lẽ sống lớn của nhà thơ được thể hiện rất rõ nét ở khổ thơ thứ 2, và trong khổ thơ thứ 3 còn cho ta thấy một sự chuyển biến mạnh mẽ nữa. Muốn biết sự chuyển biến đó chúng ta tìm hiểu khổ thơ thứ 3. - GV gọi HS đọc khổ thơ thứ 3 và nêu cảm nhận của mình về khổ thơ? - GV: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để bày tỏ tình cảm ấy? - GV giảng: Đến đây ta có thể thấy về quan điểm nhận thức và sáng tác của Tố Hữu, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung, đó là quan điểm của giai cấp vô sản về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ với nhân loại cần lao. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết (4phút) - GV: Qua những tìm hiểu về bài học, em hãy tổng kết lại một cách khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ? - GV treo bảng phụ ghi phần ghi nhớ - GV gọi HS đọc bảng phụ. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (8phút) - Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành. - Quê hương: Tỉnh Thừa Thiên-Huế. - Thành phần xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo, cha mẹ đều là những người yêu văn học dân gian. - Thuở nhỏ: Học trường Quốc học Huế. - Năm 1938: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản. - Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng. => Tố Hữu là một thi sĩ, chiến sĩ có lí tưởng sống cao đẹp, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp thơ ca cách mạng. 2. Tác phẩm: “Từ ấy” (5phút) a. Xuất xứ: - Viết vào tháng 7/1938, là bài thơ mở đầu cho phần “Máu lửa” của tập thơ Từ ấy của Tố Hữu. b. Hoàn cảnh sáng tác- Bài thơ ra đời khi Tố Hữu tìm đến với lí tưởng cách mạng và được đứng trong hàng ngũ của Đảng. c. Thể thơ và bố cục: - Thể thơ: Bảy chữ. - Bố cục: 3 phần + Khổ thơ 1: Niềm vui sướng, say mê khi nhà thơ bắt gặp lí tưởng cách mạng. + Khổ thơ 2: Nhận thức mới về lẽ sống. + Khổ thơ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Khổ thơ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng (10 phút) - “Từ ấy”: trạng từ chỉ mốc thời gian, đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu, đó là thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng. - Nhan đề bài thơ được lặp lại ngay khổ thơ 1 có tác dụng nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng. - “Bừng nắng hạ”: mạnh mẽ, chói rực, bất ngờ. - “Mặt trời chân lí”: hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Lí tưởng cách mạng của Đảng sáng rực rỡ, chói lọi như mặt trời, vĩnh cữu như chân lí. - Sử dụng các động từ mạnh: + “Bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột. + “Chói”: ánh sáng chiếu thẳng, mạnh. => Hai câu thơ đầu diễn tả niềm vui sướng, say mê, nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới, lẽ sống lớn. - Hai câu sau: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” + Hình ảnh so sánh: “hồn tôi” như “vườn hoa lá” – đậm hương và rộn tiếng chim. -> Niềm vui sướng đã hóa thành âm thanh, thành sắc lá, hoa tươi rực rỡ, thành hương thơm lan tỏa, ngọt ngào. => Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt thành công cảm xúc sung sướng, hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn về lí tưởng của Đảng . 2. Khổ thơ 2: Nhận thức mới về lẽ sống (7phút) - Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, có tác dụng gắn kết như: + Động từ “buộc”(ngoa dụ) thể hiện ý thức tự nguyện gắn bó với mọi người. + Từ láy “trang trải, gần gũi”: mở rộng lòng để hiểu và gắn bó với mọi người. + “Trăm nơi” (hoán dụ) chỉ mọi người sống ở khắp nơi. + “Khối đời”: (ẩn dụ) trừu tượng hóa sức mạnh của nhân dân, tập thể. + Từ “để” (lặp) nhấn mạnh thêm mục đích của lẽ sống mới. - Lẽ sống mới của nhà thơ: gắn bó giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của tập thể (những con người cần lao trong xã hội) *Khổ thơ thứ hai thể hiện tinh thần háo hức, hăm hở của tác giả khi nhận ra lẽ sống mới, lẽ sống vì cộng đồng. Với giọng thơ chắc, mạnh đã thể hiện thái độ quả quyết của người thanh niên trẻ tuổi. 3. Khổ thơ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm (5phút) - Từ tình yêu thương nhân dân tác giả khẳng định mình trở thành một thành viên của đại gia đình nhân dân lao khổ: + Cấu trúc khẳng định “đã là”: khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn của tác giả. + Hình thức liệt kê “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp”, “anh của vạn đầu em nhỏ”; điệp từ “là” kết hợp với cách xưng hô “con, em, anh” : nhà thơ đã cụ thể hóa lẽ sống của mình bằng việc nêu lên mối quan hệ của bản thân với các tầng lớp nhân dân cần lao trong xã hội. * Lí tưởng cách mạng đã giúp cho nhà thơ không chỉ có lẽ sống mới mà còn vượt qua được nhiều tình cảm hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ bằng tình yêu thương gia đình ruột thịt. III. Tổng kết: 1. Giá trị nội dung: Bài thơ là lời tuyên ngôn, là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước, giác ngộ lí tưởng cách mạng. 2. Giá trị nghệ thuật: - Bài thơ giàu tính nhạc, ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc. - Sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ 4. Củng cố, dặn dò: (4phút) - Vì sao bài thơ “Từ ấy” có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu? (Bài thơ là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm tin giác ngộ lí tưởng và lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ. Tố Hữu đã tự thuật: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”) - Qua bài học này cần thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng cách mạng và tác dụng kì diệu của lí tưởng cách mạng đối với cuộc đời nhà thơ. - Bài học giáo dục: Từ bài thơ, em rút ra bài học cho bản thân: Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới, lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, qua bài thơ “Từ ấy” đã giúp các em hiểu được lí tưởng sống của nhà thơ Tố Hữu, vậy lí tưởng sống, mơ ước của bản thân em là gì? Các em phải làm gì để thực hiện lí tưởng, ước mơ đó? (HS trình bày lí tưởng sống của bản thân và con đường phấn đấu để thực hiện lí tưởng đó. GV nhấn mạnh: Có ước mơ, lí tưởng nhưng phải biết hành động) - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm vững nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Soạn bài mới: “Tiểu sử tóm tắt” theo hệ thống câu hỏi SGK: + Cần nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt. + Biết cách viết tiểu sử tóm tắt. Trần Thị Kiều Thương
Tài liệu đính kèm: