Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hầu trời (Tản Đà)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hầu trời (Tản Đà)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Thông qua bài giảng, giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà.

- Thấy được những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

2. Kĩ năng

- Giúp HS rèn thêm kĩ năng phân tích tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tản Đà.

3. Thái độ

- Giúp HS có cái nhìn trân trọng đối với những đóng góp của Tản Đà đối với tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.

B. Dự kiến phương pháp tổ chức dạy học

1. Phương pháp dạy học

- PP chủ đạo: PP vấn đáp, PP phân tích - tổng hợp.

- PP hỗ trợ: PP gợi tìm, PP đọc sáng tạo

2. Phương tiện dạy học

- SGK Ngữ văn 11, t2.

- Ảnh chân dung Tản Đà

- Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh)

C. Tiến trình tổ chức dạy học

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 16538Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hầu trời (Tản Đà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Thuý Hằng-Vănb-ĐHSP Huế-Niên khoá 2007-2011
Tel:0122.7474.897
HẦU TRỜI 
(Tản Đà)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
 Thông qua bài giảng, giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà.
- Thấy được những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX.
2. Kĩ năng
- Giúp HS rèn thêm kĩ năng phân tích tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tản Đà.
3. Thái độ
- Giúp HS có cái nhìn trân trọng đối với những đóng góp của Tản Đà đối với tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam.
B. Dự kiến phương pháp tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học
- PP chủ đạo: PP vấn đáp, PP phân tích - tổng hợp.
- PP hỗ trợ: PP gợi tìm, PP đọc sáng tạo
2. Phương tiện dạy học
- SGK Ngữ văn 11, t2.
- Ảnh chân dung Tản Đà
- Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh)
C. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu: Đọc thuộc lòng bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và chỉ ra những điểm mới mẻ trong quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu so với quan niệm đại trượng phu hào kiệt cổ truyền.
- HD: (theo ND đã học)
3. Dạy bài mới
a. Dẫn nhập
 Định mệnh đưa Tản Đà về với cát bụi đã hơn 1/2 thế kỉ. Thế nhưng, người đời vẫn nhắc tên ông như một niềm trân trọng. Con người ấy, đời thơ ây đã làm gì cho nền văn học dân tộc, tưởng không có gì đáng quý hơn bằng những mĩ từ mà người đời vẫn dùng để gợi nhắc về ông – “cây cầu nối hai thời đại văn học”. Bức chân dung của Tản Đà thực sự như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài thơ “Hầu trời” - một trong những thi phẩm tiêu biểt của ông.
b. Bài mới

HỆ THỐNG THAO TÁC TỔ CHỨC DẠY HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
NHẬN XÉT – GHI CHÚ
* VL1.
TT1. HS đọc phần tiểu dẫn
TT2. GV hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa bút danh Tản Đà?
TT3. HSTL
TT4. GV yêu cầu HS khái quát vài nét về cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ.
TT5. HSTL
TT6. GV mở rộng, ghi bảng.
Tản Đà thuộc dòng dõi khoa bảng, từng theo con đường cử nghiệp nhưng không thành, ông chuyển sang viết văn, làm báo, trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên sống bằng nghề văn, xuất bản. Tản Đà từng ôm mộng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện. Ông sống phóng khoáng, đeo “túi thơ” đi khắp ba kì và nếm đủ mùi nhuc vinh, chịu nhiều lận đận với nghề. Tuy nhiên trước sau TĐ vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch. Ông mất tại Hà Nội trong cảnh bần hàn.
Tản Đà là người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực văn hoá, là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam giao đoạn giao thời, có thành tự trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ. Ông đã đặt dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và hiện đại, là người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh), “người báo tin xuân” cho phong trào thơ Mới.
* VL2.
TT1. HS đọc bài thơ, GV lưu ý HS đọc với giọng phấn chấn, mơ màng, phóng túng, dí dỏm.
TT2. GV hỏi: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
TT3. HSTL
TT4. GV giải thích: 
Thể thất ngôn trường thiên: 7 tiếng/ khổ, kéo dài không hạn định, vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Việc chia bài thơ thành nhiều khổ là hiện tượng đnág chú ý. Với việc chia khổ, nàh thơ có điều kiện thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc biến hoá đa dạng của con người cá nhân, phá đi tính chất duy lí, chặt chẽ trong cấu trúc thơ cổ điển.
TT5. GV hỏi: Theo em, bài thơ này thuần chất tự sự, thuần chất trữ tình hay là sự kết hợp cả hai yếu tố?
TT6. HSTL
TT7. GV lí giải: 
Thơ có sự giao thoa giữa chất tự sự và chất trữ tình: có cốt truyện, tình tiết, sự kiện, nhân vật, có mở đầu, phát triển và kết thúc, được kể bằng thơ và thấm đẫm chất trữ tình.
TT8. GV hỏi: Nên chia bài thơ theo bố cục như thế nào? (lưu ý bỏ qua phần chữ nhỏ)
TT9. HSTL, GV thống nhất với HS chia bài thơ làm hai phần
TT10. GV hỏi: Khổ thơ đầu cho biết điều gì?
TT11. HSTL (thời gian, trạng thái cảm xúc)
TT12. GV hỏi: Thời gian đêm có ý nghĩa gì? Đây là thời gian thực tại hay thời gian hồi tưởng?
TT13. HSTL
TT14. GV hỏi: Sự kiện gì đã xảy ra và trạng thái cảm xúc của thi nhân được thể hiện qua những chi tiết nào? Chi tiết nghệ thuật nào độc đáo?
TT15. HSTL
TT16. GV diễn giảng:
“ Đêm qua”, trong cái thời khắc yên vắng và tĩnh lặng, nhà thơ mới thật là mình, một con người lãng mạn với những xúc cảm bay bổng, nên thơ. Có cảm giác như cái hư đã quyện vào trong cái thực, bởi ngay chính Tản Đà cũng không biết “có hay không”. Từ chỗ băn khoăn, nhà thơ phủ định việc mình được lên tiên không phải là hư ảo, mà đó là thật: “Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên - sướng lạ lùng”. Người đọc tò mò bước vào thế giới mê lộ với đầy ngạc nhiên và thú vị. Có điều gì hay trong chuyến lên tiên của thi sĩ Tản Đà, chúng ta sẽ cùng khám phá.
TT17. GV hỏi: Vì sao Tản Đà được lên tiên?
TT18. HSTL (vì Trời và chư tiên muốn nghe thơ của TTản Đà)
TT19. GV hỏi: Vâỵ Tản Đà có từ chối hay không? Thái độ của nhà thơ thể hiện như thế nào trong câu thơ: “Dạ bẩm lạy trời con xin đọc”?
TT20. HSTL (Trịnh trọng, lễ nghi)
TT21. GV hỏi: Qua việc Tản Đà đọc thơ, em nhận biết được điều gì về đời thơ Tản Đà (thể loại sáng tác, tên tác phẩm, số lượng)?
Ta thấy Tản Đà tái hiện rất tỉ mỉ và chi tiết về đời thơ của mình, tại sao lại như vậy? Em nhận xét gì về thái độ của thi sĩ khi đọc thơ? Thái độ đó thể hiện qua những chi tiết nào?
TT22. HSTL
TT23. GV diễn giảng:
Một nhà thơ, nhà văn kém cỏi, thiếu bản lĩnh sẽ không bao giờ dám ngông nghênh mang thơ mình đi khoe thiên hạ. Tản Đà thìư khác, cái ngông của ông biểu hiện rõ trong việc ông đem thơ lên tận trời để đọc. Trong cách nhà thơ đọc, cho thấy cái thích thú đắc ý, hứng chí, có phần tự đắc của một tài năng coi mình hơn ngời. Tản Đà đánh giá cao bản thân mình, ông tin vào những giá trị thơ văn mà mình đã tạo nên. Và cũng bởi, lênTrời, nhà thơ ấy dường như đã tìm cho mình được mối dây đồng cảm từ những tri âm đúng nghĩa, thoát xa cái thế giới loài người hạ giới tầm thường không biết quý trọng văn chương lúc bấy giờ. Sự cao hứng của thi sĩ chính là nhiệt hứng của thi sĩ khi tìm được tri âm, là khát khao được người đời trân trọng.
TT24. GV hỏi: Trời và chư tiên đã nghe thơ của Tản Đà với cảm xúc như thế nào?
TT25. HSTL
TT26. GV hỏi: Trời đã phê văn chương Tản Đà như thế nào? Lời phê ấy có gì đặc biệt? Lời phê thể hiện điều gì?
TT27. HSTL 
+ văn hay, phong phú
+ câu cảm thán, so sánh hình tượng
+ đánh giá cao thơ văn TĐ
TT28. GV hỏi: Lời phê đích thực là của Trời, nhưng Tản Đà lại đang kể chuyện mình lên tiên, nghĩa là đằng sau đó hàm ẩn thái độ của thi nhân. Em nhận thấy Tản Đà bộc lộ điều gì trong lời nhận xét đó?
TT29. HSTL
TT30. GV diễn giảng: Người xưa quan niệm, thơ khiến “quỷ khốc thần kinh” mới thực là thơ hay.Ứng chiếu vào trường hợp này, rõ ràng thơ Tản Đà đã làm cho giới thần tiên phải khâm phục, kinh ngạc. Tản Đà đã lấy bút Trời, mực Trời, lời phê của Trời (đấng tối cao mà người đời kính trọng) để đóng đinh giá trị thơ văn của mình vào thời đại. Đó là một điều rất riêng của Tản Đà. Tưởng, người cùng thời không ai làm được và cũng chẳng ai có đủ bản lĩnh để làm.
TT31. GV hỏi: Trong lúc đàm đạo với Trời, thi nhân đã giới thiệu mình như thế nào? 
TT32. HSTL (“Con tên Khắc Hiếu”)
TT33. GVgiải thích: Tản Đà không ngần ngại nói rõ tên họ, quê hương, bản quán, chúng tỏ ông rất tự hào về quê hương, bản quán của mình. Tản Đà vốn là một người rất yêu nước, nhưng cách yêu nước của ông rất riêng. 
TT34. GV hỏi: Không chỉ vậy, cách giới thiệu của nhà thơ còn cho ta thấy điều gì nữa ở con người Tản Đà?
TT35. HSTL
TT36. GV diễn giảng: Trong xã hội mà cái tôi nằm trong vòng cương toả của những giáo lí đạo đức, nhiều nhân sĩ muốn bứt phá để chứng tỏ sự tồn tại của mình giữa cuộc đời. Tản Đà chưa dám nhận mình “là Một, là Riêng, là Thứ nhất” Như cái cách mà hậu duệ Xuân Diệu sẽ làm, cũng không giống bậc tiền bối Hồ Xuân Hương, chỉ dám rêu rao tên họ mình, mà nhà thơ ấy khẳng định Khắc Hiếu, đứa con của núi Tản sông Đà nước Nam Việt chỉ có một mà thôi. Âu đó cũng là cái khẳng khái, bản lĩnh của một con người giữa thời đại chuyển giao đầy nhiễu nhương, thế sự.
TT37. GV hỏi: Tiếp theo, Tản Đà đã trình bày cảnh ngộ của mình như thế nào? Em nhận xét gì về sự thay đổi giọng điệu?
TT38. HSTL
TT39. GV giảng giải: Bình sinh, Tản Đà xem mình là một trích tiên bị Trời đày xuống hạ giới làm thơ. Chỉ riêng ý nghĩ đó thôi cũng đủ cho ta thấy Tản Đà là một con người rất ngông,, rất lãng mạn và tài hoa. Thế nhưng vì là trích tiên, ông bị trì níu giữa cuộc đời đen bạc. Nhà thơ phải sống trong sự bần cùng, túng thiếu. Câu chuyện về gia cảnh của Tản Đà đã giúp ta hình dung được tình trạng bị rẻ rúng của tầng lớp trí thức đương thời. Chất hiện thực vẫn thấm đẫm trong trang thơ Tản Đà. Một nhà thơ lãng mạn, vẫn nặng niềm ưu mẫn với cuộc đời.
TT40. GV hỏi: Vận vào mình nghiệp văn chương, Tản Đà đã ý thức như thế nào về nghiệp của mình?
TT41. HSTL (coi mình đang làm việc thiên lương cho nhân loại)
TT42. GV hỏi: Em hiểu thiên lương là gì?
TT43. HSTL
TT44. GV giải thích: 
Thiên lương là lương tâm, lương tri và lương năng. Nhà thơ ý thức thiên chức của người nghệ sĩ là phải đánh thức, khơi dậy, phát triển cái thiên lương hướng thiện vốn có của con người. Với Tản Đà đời là đáng chán, nhưng chỉ là chán một nửa mà thôi. Ông vẫn muốn giúp đời, cứu đời. Đó là điều rất đáng trân trọng. 
GV dẫn chuyển: Cuộc đàm đạo kết thúc với lời dặn của Trời. Hành trình trở về của Tản Đà cũng nhuốm màu hư ảo như trong những câu dạo đầu. Kết thúc câu chuyện “hầu trời” của thi nhân, đọng lại trong ta là hình ảnh một thi sĩ rất “ngông”. Em có thể nói rõ hơn về phong cách “ngông” của Tản Đà?
TT45.HSTL
TT46. GV diễn giảng: “Ngông” là cách sống, lối ứng xử khác đời của một con người tài hoa tài tử, thường là bị kiềm toả trong vòng lễ giáo phong kiến. Tản Đà ngông ở chỗ muốn lên tận trời đọc thơ, trò chuyện với người cõi tiên. Đó chính là bản ngã, là tính cách, là bản lĩnh của nhà thơ núi Tản sông Đà.
* VL3.
TT1. GV yêu cầu HS khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
TT2. HSTL
TT3. GV hỏi: Chủ đề của bài thơ là gì?
TT4. HSTL
TT5. GV đọc cho HS nghe nhận định của Hoài Thanh về Tản Đà trong “Thi nhân Việt Nam”
I. Tiểu dẫn
1. Cuộc đời
-Tản Đà (1889-1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu
- Quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây.
-Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời" mang dấu ấn của người hai thế kỉ (về học vấn, lối sống, sự nghiệp văn chương)
2. Sự nghiệp văn chương
- TP chính (SGK)
- Phong cách:
+ Điệu tâm hồi mới mẻ, cái tôi lãng mạn bay bổng
+ tìm về ngọn nguồn dân tộc, sáng tạo độc đáo, tài hoa
" TĐ là “dấu gach nối” giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại
Bài thơ Hầu trời: in trong tập Còn chơi, xb 1921.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc
2. Thể thơ - Bố cục
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên
 tự sự + trữ tình
- Bố cục: 
+ Đoạn 1: khổ 1
+ Đoạn 2: khổ 8-19
3. Phân tích
a. Đoạn 1
+ đêm qua: hồi tưởng lại, thời khắc yên ắng, tĩnh lặng "cái tôi bộc lộ
+ được lên tiên chẳng phải hoảng hốt
 sướng lạ lùng
" cảm xúc bay bổng
+ chẳng biết có hay không 
 không mơ mòng 
 Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
 Thật được lên tiên 
" băn khoăn, mơ hồ"phủ định cái hư ảo"điệp từ, khẳng định cái thực
=> Diễn tiến cảm xúc của thi nhân trong đêm “lên tiên”
b. Đoạn 2
* Thi sĩ đọc thơ
- Tái hiện sự nghiệp văn thơ
+ Thể loại văn xuôi
 văn thuyết lí" tỉ mỉ, chi tiết
 văn chơi
 văn vị đời
 văn dịch 
+ Tên tp
+ Số lượng: 10
- Thái độ: đắc ý, đọc đã thích, văn dài hơi tốt ran cung mây
" nhiệt tình, cao hứng, có phần tự đắc"ý thức được giá trị bản thân, tự đề cao mình
" nhiệt hứng thi sĩ khi tìm được tri âm, khát khao thơ văn được người đời trân trọng
* Trời và chư tiên nghe thơ
- Thái độ:
+ lấy làm hay
+nở dạ, lè lưỡi " khâm phục
+chau đôi mày tán thưởng 
+cùng vỗ tay
+bật buồn cười
+ ao ước 
- Lời phê của Trời: Văn thật tuyệt!...: 1 loạt câu cảm thán, so sánh đầy hình tượng
" đánh giá cao giá trị thơ văn Tản Đà
" cực tả cảm xúc tự hào về tài năng sáng tạo của bản thân nhà thơ
* Thi nhân đàm đạo với Trời
- Con tên Khắc Hiếu
 nước Nam Việt
"tự hào về quê hương bản quán
"khẳng định cái tôi cá nhân
- Cảnh ngộ 
+ nghèo khó
+ tấc đất cũng không có
+ hành nghề văn:phải thuê, mướn
 văn chương rẻ như bèo
 chẳng đủ tiêu
" tả thực về cuộc sống nghèo khó, túng thiếu của nhà thơ – trích tiên
" hiện thực xã hội: thân phận nhà văn bị rẻ rúng, bọt bèo
- Việc thiên lương của nhân loại" nhận thức về trách nhiệm của bản thân nhà thơ: trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung
- Bài thơ kể về chuyến hầu trời nhuốm màu sắc hư ảo của thi sĩ Tản Đà
2. Giá trị nghệ thuật: có nhiều sáng tạo
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do
- Giọng điệu thoải mái, tự nhiên
- Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh
3. Chủ đề
- Qua “Hầu trời”, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiên cái tôi cá nhân- một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. 
So sánh sự thể hiện cái tôi của TĐ với nhà thơ HXH
HS tìm đọc bài thơ “Thề non nước” để hiểu hơn về lòng yêu nước của Tản Đà
c. Củng cố, dặn dò
- HS học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docHau troi.doc