Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:

a) Tiểu sử - Cuộc đời:

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) xuất thân trong một gia đình nghèo ở Hà Nội.

- Tốt nghiệp tiểu học Và Trọng Phụng đã đi làm và kiếm sống chật vật chủ yếu bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.

- Mắc bệnh lao khoảng năm 1937-1938 nhưng không có điều kiện chạy chữa, ông qua đời.

b) Sự nghiệp văn học:

- Có truyện đăng báo từ năm 1930, Vũ Trọng Phụng chứng tỏ là cây bút với sức sáng tạo dồi dào và một khối lượng tác phẩm đồ sộ.

- Sáng tác của ông toát lên niêm căm phẫn xã hội đen tối thối nát lúc bấy giờ và đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1962Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
Vũ Trọng Phụng
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1/ Tác giả:
a) Tiểu sử - Cuộc đời:
- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) xuất thân trong một gia đình nghèo ở Hà Nội.
- Tốt nghiệp tiểu học Và Trọng Phụng đã đi làm và kiếm sống chật vật chủ yếu bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.
- Mắc bệnh lao khoảng năm 1937-1938 nhưng không có điều kiện chạy chữa, ông qua đời.
b) Sự nghiệp văn học:
- Có truyện đăng báo từ năm 1930, Vũ Trọng Phụng chứng tỏ là cây bút với sức sáng tạo dồi dào và một khối lượng tác phẩm đồ sộ.
- Sáng tác của ông toát lên niêm căm phẫn xã hội đen tối thối nát lúc bấy giờ và đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm chính:
+ Phóng sự: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nhẹ lấy Tây
+ Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.
2/ Tác phẩm:
Tiểu thuyết số đỏ được đăng ở Hà Nội báo (từ số 40) và được in lần đầu năm 1398.
3/ Đoạn trích : “Hạnh phúc của một tang gia”
a) Xuất xứ: thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ:
“Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu”
b) Ý nghĩa nhan đề chương truyện:
Tang gia mà hạnh phúc, nhan đề khiến người đọc phải chú ý. Nhưng điều đáng nói hơn là là nó đã phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng , hạnh phúc khi cụ tổ chết.
Người ta thường nói “tang gia bối rối”, tác giả đã dựng lên đúng cái cảnh bối rối của gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố tổ nằm xuống. Chẳng những bối rối mà còn hết sức bận rộn. Nhưng lo lắng, bận rộn để tổ chức cho chu đáo, cho thật linh đình một ngày vui, một đám hội chứ không phải một đám ma. Đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu bất hiếu. Đây cũng là tình huống trào phúng chính của toàn bộ chương truyện. 
c) Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của chương truyện:
Nhà văn đã lấy cái chết của một ông cụ để tạo nên một tình huống đầy tính trào phúng: niềm vui lớn nhất chung cho cả đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ thế là tới lúc được thực hiện. Nghĩa tà khi cụ qui tiên thì cái gia tài kếch sù của cứ mới được chia cho con và cháu, trai và gái, dâu và rể ... “chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa” ! Tình huống này làm bộc lộ không biết bao nhiêu mâu thuẫn trào phúng khác đủ loại và làm đậm nét hàng loạt chân dung hài hước.
II TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Những niềm “hạnh phúc” khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đam ma của cụ tổ:
a) Những người trong gia đình cụ cố Hồng:
+ Cụ cố Hồng:
Tuy mới 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ ước được gọi là cụ cố. Dịp may đã tới, cụ nhẩm nghiền mắt lại để nghĩ đến lúc được mặc áo xô gai lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để cho thiên hạ phải trầm trồ: “Úi kìa! Con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” (cụ cố Hồng cố tình tỏ ra già yếu để được những người đi đưa đám ma khen với suy nghĩ: nếu người chết có nhiều con cháu và con cháu càng khôn lớn bao nhiêu thì càng được coi là gia đình có phục bấy nhiêu).
® nhân vật háo danh.
+ Văn Minh (chồng) - nhà cải cách y phục Âu hóa:
Được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất, “có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng hạnh phúc chút ít ở đời”
® đây là cơ hội để ông quảng cáo hàng, để kiếm tiền.
+ Cô Tuyết:
Được dịp “mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cóoc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh”, đồng thời “trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”. Khi trông thất Tuyết, nhưng ông bạn thân của cụ cố Hồng, trong đó có nhiều vị tai to mặt lớn “đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”
® Đây là cơ hội để Tuyết chưng diện, phô bày sự hư hỏng của kẻ “chưa đánh mất cả chữ trinh”
+ Cậu tú Tân :
Được dùng đến cái máy ảnh mới mua nên sướng điên người. (Khi chưa phát phục, cậu sốt ruột đến “điên người lên” vì cậu đã chuẩn bị mấy cái máy ảnh mà mãi công được dùng!)
® Đây là cơ hội hiếm có để cậu tú giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình.
+ Ông Phán mọc sừng:
Thật sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế (cụ cố tổ sở dĩ lăn đùng ra và cấm khẩu vì biết tin cháu rể mọc sừng)
® Đây là cơ hội để ông được trả công xứng đáng cho cái sừng cắm trên đầu mình.
+ Xuân tóc đỏ:
Danh giá và uy tín càng cao thêm vì chính nhờ Xuân mà cụ cố tổ chết (Xuân có công tố cáo việc ông Phán mọc sừng trước mặt cụ cố tổ)
® Đây là cơ hội để Xuân Tóc Đỏ phô trương thanh thế.
b. Những người đến đưa đám ma:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: Đang lúc thất nghiệp, được thuê giữ trật tự cho đám tang (và có như vậy mới có tiền).
+ Bạn bè cụ cố Hồng : “Được dịp khoe các thứ huy chương , phẩm hàm: Bắc Đẩu bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn tượng bội tinh, ... và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, xoăn quoăn ...”
+ Hàng phố : Được xem một đám ma to tát chưa từng có “đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy”.
2/ Cảnh đám ma gương mẫu 
a) Cảnh đám tang to tát, sang trọng:
- Đủ cả kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu.
- Hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng.
- Xe hộ tống . . .
b) Người đi đưa đông đúc:
- Tác giả miêu tả đám tang diễn từ nhà cụ cố Hồng ra đến huyệt rất hài hước: nam nữ “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma” và nhận xét: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”
Þ Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch, nói lên sự lố lăng, đồi bại của cái xã hội thượng lưu ngày trước
III. TỔNG KẾT:
1/ Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích : 
- Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa. Một trong những thủ pháp quen thuộc được Vũ Trọng Phụng sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng đi nó tồn tại trong một sự vật, con người để từ đó làm bật lên tiếng cười.
- Các thủ pháp nghệ thuật cường điệu, nói ngược, nói mỉa, ... đều được sử dụng đan xen một cách linh hoạt. . . Chẳng hạn, cụ cố tổ chết khiến cho mọi người trong đại gia đình bất hiếu này lại có hạnh phúc, nhưng mỗi người đều có niềm hạnh phúc riêng, tùy theo hoàn cảnh của từng người, rất phong phú và đa dạng, từ con cháu trong nhà đến bạn bè của cụ. Đặc biệt, đám ma được tổ chức rất nhố nhãng, thực chất là một đám rước; đi đưa ma là cơ hội để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, đùa cợt và tán tỉnh nhau
2/ Qua đoạn trích, tác giả phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối, lố lăng của xã hội thuợng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945.

Tài liệu đính kèm:

  • docHANH PHUC CUA MOT TANG GIA Trich So do Vu TrongPhung.doc