Giáo án môn Ngữ văn 11 - Truyện kiều

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Truyện kiều

3. Thời đại.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

+ Triều Nguyễn được thiết lập.

 Một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du.

 

ppt 18 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1258Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Truyện kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN DUTÁC GIẢTRUYỆN KIỀUTiết 80I. Cuộc đờiNguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.Gia đình: Sinh ra trong một gia đình phong kiến quyền quý, có truyền thống khoa bảngVăn hoá, văn học Có điều kiện học tập, năng khiếu văn học nẩy nở và sớm phát triển.2. Quê hương Quê cha: Hà Tĩnh Sinh ra : ở Thăng Long. Quê mẹ: Bắc Ninh Quê Vợ: Thái Bình. Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hoá nhiều vùng quê khác nhau  tạo điều kiện nuôi dưỡng tài năng và tâm hồn thi ca NGUYỄN DU.TÁC GIẢ NGUYỄN DUTÁC GIẢ NGUYỄN DU3. Thời đại.+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng.+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.+ Triều Nguyễn được thiết lập. Một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du. TÁC GIẢ NGUYỄN DU4. Bản thân Lúc nhỏ: sống trong cảnh sung túc giàu sang  Hiểu rõ đời sống quý tộc, thân phận của người ca nhi, kĩ nữ. Lớn lên: Quãng đời hơn mười năm gió bụi: Nguyễn Du  Vốn sống phong phú, am hiểu ngôn ngữ dân gian, yêu thương những người nghèo khổ. Cuối đời: + Làm quan cho nhà Nguyễn, được trọng dụng. + Đi sứ Trung Quốc  Nâng cao tư tưởng.  Cuộc đời lắm thăng trầm tiếp thu được nhiều vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai : Truyện Kiều.Sống lăn lộn, chật vật ở những vùng quê khác nhaurơi vào cảnh khó khăn.Tượng đài Nguyễn Du trước nhà lưu niệm tại Hà TĩnhNhà lưu niệm Nguyễn Du tại Hà TĩnhNHỮNG PHIÊN BẢN CỦA TRUYỆN KIỀULăng mộ Nguyễn DuNhà thờ Nguyễn DuTÁC GIẢ NGUYỄN DUI. Cuộc đờiII. Sự nghiệp sáng tác. 1. Các sáng tác chínha. Sáng tác bằng chữ Hán- Thanh Hiên thi tập (78 bài) → Trước khi ra làm quan.- Nam trung tạp ngâm(40 bài) → Khi làm quan ở Huế và 	Quảng Bình.- Bắc hành tạp lục (131bài) → Đi sứ Trung Quốc Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách Nguyễn Du.b. Sáng tác bằng chữ Nôm. * Truyện KiềuThể loại: truyện thơ.Thể thơ: lục bát.Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát. - Nguồn gốc : Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ.- Sự sáng tạo của Nguyễn Du + Về nội dung : Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một "Khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước "những điều trông thấy".+ Về nghệ thuật : Lược bỏ các tình tiết bằng thể lục bát truyền thống, với ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.Sáng tạoKim Vân Kiều truyện(Thanh Tâm Tài Nhân)Truyện Kiều(Nguyễn Du)Thể loại+Tiểu thuyết chương hồi (20 hồi)Tự sự,kể sự việc+Truyện thơ ( thể thơ lục bát truyền thống)Tự sự + trữ tình,biểu hiện nội tâm nhân vậtVăn tựChữ HánChữ NômNội dung Câu chuyện tình khổ (Kim Trọng, Thúy Kiều, Thúy Vân)Cảm thương con người tài sắc bạc mệnh(Thúy Kiều)Nghệ thuậtMiêu tả chi tiết tỉ mỉLược bỏ một số chi tiết, thay đổi thứ tự kể, sáng tạo chi tiết mới (tả cảnh, tả người, tả tình...)Kim Vân Kiều truyện(Thanh Tâm Tài Nhân)Truyện Kiều(Nguyễn Du) Tả nhân vật Tú Bà“Thuý Kiều thấy một mụ chừng ngoài bốn mươi tuổi,cao lớn, to béo, mặt mũi cũng hơi trắng trẻo”Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn chi cao lớn đẫy đà làm saoThấy được thái độ của tác giả, tính cá thể của nhân vậtVí dụ: Nội dung tư tưởng “Truyện Kiều”+ Tiếng khóc cho số phận con người : khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan ; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp ; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ. + Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép : tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hoá và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.=> Truyện Kiều là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam * Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh).+ Thể loại: Văn tế.+ Thể thơ: Song thất lục bát=> Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn DuIII. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật 1. Đặc điểm nội dung:TÌNHYêu thương, chia sẻ, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ.Lên án, phê phán các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con ngườiĐề cao những khát vọng tốt đẹp của con người:về hạnh phúc, về tự do – công lí.Trân trọng những giá trị tinh thần và chủ nhân sáng tạo ra giá trị tinh thần. Tác phẩm của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Được đánh giá là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.Thơ Nguyễn Du thấm đẫm một chữ TÌNHTÁC GIẢ NGUYỄN DUIII. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật2. Đặc điểm về nghệ thuật Thơ chữ Hán : Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ như :ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành. Thơ chữ Nôm: Tìm về với thể thơ dân tộc: thơ lục bát, song thất lục bát.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:Trong sáng, giàu giá trị biểu cảm  góp phần làm cho tiếng nói dân tộc thêm giàu đẹp.- Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật tài tình. Kết luận : Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một "tập đại thành" của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng "nghĩ tới muôn đời", vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con ngườiTÁC GIẢ NGUYỄN DUIV. Tổng kết.Nguyễn DuI. Cuộc đờiII. Sự nghiệp sáng tácIII. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuậtLà nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của VHTĐ Việt Nam giai đoạn nửa cuối TK XVIII, nửa đầu TK XIX.Là thiên tài về văn chương nghệ thuật với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà.Là danh nhân văn hoá thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • pptNguyễn Du phần tác giả.ppt