Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đinh Quang Phương

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đinh Quang Phương

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.

 - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.

 - Tranh chân dung Lê Hữu Trác.

 - Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn của HS.

3. Bài mới: “ Vào phủ chúa Trịnh”- Lê Hữu Trác

 

doc 132 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1513Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đinh Quang Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng Kinh Kí Sự)
 LÊ HỮU TRÁC
 Tuần: 1
 Tiết: 1- 2
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.
 - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.
 - Tranh chân dung Lê Hữu Trác.
 - Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn của HS.
3. Bài mới: “ Vào phủ chúa Trịnh”- Lê Hữu Trác
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
v Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
- Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả.
+ GV : Dựa vào phần Tiểu dẫn SGK, trang 3 nêu những nét chính về Lê Hữu Trác?
+ GV : Nêu những hiểu biết của em về bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”? Nhận xét gì về Lê Hữu Trác?
- Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm và đoạn trích:
+ G V : Thể loại, nội dung của “Thượng kinh kí sự”?
v Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Thao tác 1: Gọi học sinh đọc đoạn trích
- Thao tác 2: Tìm hiểu về cung cách sinh hoạt, quang cảnh nơi phủ chúa và thái độ của tác giả
+ GV : Quang cảnh nơi phủ chúa dược miêu tả theo trình tự như thế nào? Quang cảnh phủ chúa hiện lên như thế nào?
+ GV : Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? Nhận xét gì về cảnh sống ở đó?
+ GV : Tác giả đã có những nhận xét gì đối với cuộc sống nơi phủ chúa? Em kết luận gì về thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa?
- Thao tác 3: Tìm hiểu về thế tử Trịnh Cán và tâm trạng của tác giả
+ GV : Lối vào chỗ ở của thế tử được miêu tả như thế nào? Cuộc sống nơi phủ chúa đã ảnh hưởng đến sức khỏe của thế tử như thế nào?
+ GV : Lê Hữu Trác đã có những diễn biến tâm trạng như thế nào khi chẩn đoán bệnh cho thế tử? Em nhận xét gì về người thầy thuốc này? Từ nhân cách của tác giả, em rút ra bài học gì cho bản thân.
+ HS: Thảo luận, trình bày.
- Thao tác 4: Tìm hiểu về nghệ thuật của đoạn trích:
+ GV : Hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả.
v Hoạt động 2: Tồng kết 
+ GV: Hãy đọc lại ghi nhớ SGK, trang 9.
+ HS: Đọc và ghi lại.
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
- 1724 - 1791 hiệu Hải Thượng Lãn Ông, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).
- Là một danh y, soạn sách mở trường truyền bá y học.
- Bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” , 66 quyển, soạn trong 40 năm.
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”:
- Tập kí sự bằng chữ Hán, 1783, xếp cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.
- Ghi lại chuyện mắt thấy tai nghe khi chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh sống xa hoa, uy quyền tột đỉnh nơi phủ chúa và thái độ của tác giả.
a. Quang cảnh nơi phủ chúa:
- Phải qua nhiều lần cửa “Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.
- Trong phủ là nhà “Đại dường”, “Quyển bồng”, “Gác tía” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng cùng “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.
- Nội cung: trướng gấm, màn là, sập thếp vàng, ghế rồng, đèn sáp chiếu sáng, cung nhân xúm xít, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt,..
b. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
- Khi tác giả lên cáng vào phủ: “Tên đầy tớ chạy dàng trước hét đường,”, “Cán chạy như ngựa lồng”, trong phủ “Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”.
- Bài thơ tác giả ngâm minh chứng rõ thêm cảnh sống xa hoa đầy uy quyền nơi phủ chúa.
- Ăn uống: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ.
- Lời lẽ: hết sức cung kính, lễ độ “Thánh thượng”, “Ngự”, “Yết kiến”, “Hầu mạch”,...
- Nghi thức: vào thăm bệnh “phải có thẻ”, “lạy bốn lạy”, khám xong lui ra cũng phải “lạy bốn lạy”.
[ Cảnh sống cực kì xa hoa, tráng lệ đã làm bật nổi uy quyền tột bậc và nếp sống hưởng thụ của chúaoTrịnh Sâm cùng gia đình.
c. Thái độ của tác giả:
- Dửng dưng trước những quyến rủ vật chất, chẳng thiết tha danh lợi, quyền quý cao sang.
- Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
2. Thế tử Trịnh Cán và tâm trạng của tác giả:
a. Thế tử Trịnh Cán:
- Lối vào chỗ ở của Trịnh Cán: đi trong tối om qua 5, 6 lần trướng gấm.
- Nơi ở: phòng rộng, đặt cái sập thếp vàng, cắm cây nến to trên giá đồng, ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm,..
" Cực kì cao sang nhưng lạnh lẽo, tù hãm và thiếu ánh sáng khí trời.
- Đứa trẻ khoảng 5, 6 tuổi ngồi trên sập vàng, khen tác giả: “Ông này lạy khéo!”
- Khi đứng dậy cởi áo “tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò”, “nguyên khí đã hao mòn vì tổn thương quá mức”.
b. Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi khám bệnh :
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
à Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, lương tâm và y đức hơn người. Khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm.
3. Nghệ thuật: 
 - Thể kí sự mang đậm chất hiện thực.
 - Cách kể chuyện hấp dẫn: vừa miêu tả được hiện thực, vừa thể hịên được thái độ, tâm trạng của tác giả.
III. TỔNG KẾT: (Ghi nhớ) 
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 
 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
 - Cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa.
 - Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa.
 - Tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử.
 2. BÀI MỚI:
 Chuẩn bị: Bài “Tự tình”- Hồ Xuân Hương.
 - Tìm hiểu về tác giả ? Thể loại ? Bố cục bài thơ ?
 - Phân tích những diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ ?
---ëëë---
TỰ TÌNH
 HỒ XUÂN HƯƠNG
Tuần : 1
Tiết : 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.
 - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.
 - Sách thiết kế.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
- Phân tích cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa?
- Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa?
- Phân tích tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử?
- Nghệ thuật của đoạn trích?
3. Bài mới : « Tự tình » (Bài II)
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
- Lí giải nguyên nhân của tâm trạng đó ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
v Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm :
- Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả :
+ GV  : Yêu cầu HS dựa vào SGK giới thiệu đôi nét về nữ sĩ Hồ Xuân Hương ?
+ GV  : Em hãy giới thiệu đôi nét về sự nghiệp sáng tác Hồ Xuân Hương ? Lí giải vì sao HXH được xem là một hiện tượng độc dáo trong lịch sử thơ ca Việt Nam ?
+ HS: Phát hiện, lí giải.
- Thao tác 2 : Giới thiệu về bài thơ « Tự Tình » (bài II).
+ GV  : Gọi HS đọc bài thơ SGK trang 19, lưu ý cách đọc, cách ngắt nhịp cho HS.
 + GV  : Nêu xuất xứ, thể loại, bố cục và ý chính mỗi phần của bài thơ ?
+ HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
v Hoạt động 2 : Tìm hiểu về giá trị của bài thơ :
- Thao tác 1 : Tìm hiểu 2 câu đề :
+ GV : Hai câu đầu tả cảnh gì ? trong thời điểm nào ? « tiếng trống canh dồn » nói lên điều gì ?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời.
+ GV  : « Cái hồng nhan » thể hiện thái độ gì cuả HXH ? Việc kết hợp « Cái hồng nhan » + « nước non » có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hoàn cảnh thực tại của nhân vật trữ tình ?
+ HS: Trao đổi, phát biểu ý kiến.
+ GV  : Câu thơ thứ hai còn giúp độc giả nhận thức gì về bản lĩnh của HXH ?
+ HS: Bên cạnh nỗi đau người đọc còn thấy được bản lĩnh của HXH. Bản lĩnh ấy thể hiện trong từ « Trơ ».
- Thao tác 2 : Tìm hiểu 2 câu thực
+ GV  : Hình ảnh nhà thơ một mình uống rượu dưới trăng thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ ? Cụm từ « Say lại tỉnh » nói lên điều gì ?
+ GV  : Câu thơ thứ 4, theo em có sự tương quan gì giữa ngoại cảnh với tâm trạng và cuộc đời nữ sĩ hay không ?
- Thao tác 3 : Tìm hiểu 2 câu luận :
+ GV  : Biện pháp gì được sử dụng trong 2 câu thơ ? Tác dụng ? Em hình dung gì về sức sống của thiên nhiên qua hai câu thơ ? Hai câu thơ đơn thuần tả cảnh hay còn thể hiện điều gì khác ?
+ HS: Trả lời.
- Thao tác 4 : Tìm hiểu 2 câu kết :
+ GV  : Hai câu kết thể hiện tâm trạng gì của nữ sĩ ? Lí giải vì sao tác giả mang tâm trạng đó ? Từ « xuân »mang những nét nghĩa nào ? hai từ «lại » có đồng nghĩa không ?
+ HS: Suy nghĩ, giải thích.
+ GV  : Câu thơ cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
+ HS: Phát hiện biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng.
v Hoạt động 3 : Tìm hiểu chủ đề bài thơ :
- GV  : Sau quá trình tìm hiểu bài thơ, em hãy nêu chủ đề bài thơ theo suy nghĩ của mình ?
- HS: Phát biểu chủ đề bài thơ.
I. GIỚI THIÊU :
1. Tác giả :
a. Cuộc đời :
- Chưa xác định năm sinh, năm mất, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
- Quê : Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, chủ yếu sống ở Thăng Long.
- Tính tình phóng khoáng, đi nhiều nơi, thân thiết với nhiều danh sĩ.
- Tình duyên lận đận.
b. Sự nghiệp :
- Để lại khoảng 40 bài thơ Nôm.
- Tập thơ  « Lưu Hương kí » gồm 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán.
- Hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam :
+ Nhà thơ nữ viết về phụ nữ.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
+ Phong cách thơ đa dạng: Trào phúng, trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian.
+ Sử dụng thơ Nôm táo bạo và tinh tế, được mệnh danh là « Bà chúa thơ Nôm ».
2. Tác phẩm : Tự tình (II)
- Nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài.
- Thể loại : thất ngôn bát cú Đường luật.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1. Hai câu đề : Tâm trạng buồn tủi, xót xa
- Câu 1:
+ « Đêm khuya » : thời điểm nửa đêm về sáng, tác giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ.
+ Từ láy “Văng vẳng” gợi không gian vắng lặng lúc nửa đêm.
+ « Trống canh dồn » :
Tiếng trống chuyển canh thôi thúc,
gấp gáp, liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian.
Tiếng trống của tâm trạng – tâm trạng
rối bời vì thời gian trôi đi nhanh có nghĩa tuổi xuân của nữ sĩ cũng qua mau.
- Câu 2 : 
+ Hồ Xuân Hương cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận :
« Trơ » : cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng.
« Hồng nhan » : nhan sắc người phụ nữ.
Biện pháp đảo ngữ ( đặt từ trơ ở đầu câu) + nhịp thơ 1/3/3 : nhấn mạnh tâm trạng buồn tủi, xót xa ...  trích để thấy tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô?
+ HS: Tìm dẫn chứng và lời thoại.
+ GV: Cách miêu tả đôi mắt của Giu-li-ét?
+ GV: Tác giả còn sử dụng nghệ thuật nào?
+ GV: Bối cảnh có gì đặc biệt?
+ GV: Em có nhận xét gì về Rô-mê-ô?
+ HS: Theo dõi, lắng nghe và trả lời.
+ GV: Nỗi niềm của Giu-li-ét được thể hiện như thế nào?
+ GV: Khi biết có Rô-mê-ô nàng thể hiện tâm trạng ra sao?
+ GV: Em có nhận xét gì về tình yêu của họ?
+ GV: Vì sao nói mối tình của họ là một bi kịch?
+ HS: Tìm dẫn chứng và nhận xét.
+ GV: Chốt lại.
A. VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
I. Giới thiệu:
1. Tác giả.
- Nguyễn Huy Tưởng ( 1912 -1960), quê Hà Nội. 
- Có những tác phẩm nổi bật trong hai lĩnh vực: kịch lịch sử và tiễu thuyết lịch sử như: “ Vũ Như Tô”, “Đêm hội long trì”,” Lũy hoa”..
2. Tác phẩm.
- Là vở bi kịch 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516, 1517 dưới triều Lê Tương Dực.
3. Tóm tắt: SGK
II. Đọc hiểu văn bản
1. Những mâu thuẫn cơ bản
- Mâu thuẫn xung đột giữa nhân dân lao dộng lao khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo chúa sống xa hoa trụy lạc.
- Mâu thuẫn giữa quan niện nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân:
+ Người nghệ sĩ thiên tài không thể thi thố tài năng, đem lại cái đẹp cho cho đời, cho đất nước trong một chế độ thối nát, dân phải sống trong đói khổ lầm than.
+ Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì rơi vào tình thế đi ngược lại với lợi ích thiết thực của nhân dân. Nếu xuất phát từ lợi ích trực tiếp của nhân dân thì không thực hiện được lí tưởng nghệ thuật.
2. Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.
- Là một nghệ sĩ, một kiến trúc sư thiên tài nghìn năm chưa dễ có một.
- Nhân cách, hoài bão lớn, lí tưởng cao cả, gắn bó với nhân dân.
- Ông nhất mực cho rằng mình có công chứ không có tội. Ước mong, khao khát của ông là đẹp đẽ, chỉ do thợ, các đại thần không hiểu ông. Nhưng có An Hòa hầu, ngườii đời sau hiểu ông.
- Bạo loạn xảy ra, ông không trốn mà vẫn tin vào sự chính đại quang minh của mình, hy vọng mình sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.
- Thực tế không như ảo tưởng của ông: Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt mà người ra lệnh là An Hòa hầu. Ông cất lên lời than xé ruột trong tâm trạng tuyệt vọng, phẫn uất.
3. Đan Thiềm
- Trong mắt Lê Tương Dực và những người nổi loạn thì nàng là một cung nữ già đa sự, gian díu với VNT.
- Với VNT, nàng là một tri kỉ, tri âm duy nhất. 
- Nàng say mê tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp.
III. Tổng kết
v Ghi nhớ (SGK)
B. TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
I. Giới thiệu
1. Tác giả
- U-Sếch-xpia (1564-1616), từ người giữ chuồng ngựa Ž diễn viên – nhà soạn kịch.
- Tác phẩm: 37 vở kịch gồm lịch sử, bi kịch, hài kịch.
- Nội dung: tiếng nói của tự do, lòng tin bất diệt vào con người.
2. Văn bản
- Cốt truyện lấy từ một câu chuyện cổ nước ý: mối thù giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn- ta –ghiu ở thành Vê-rô-na.
- Tóm tắt bi kịch: SGK
II. Đọc – hiểu
1. Rô-mê-ô:
- Hành động: vượt tường vào Giu-li-ét Ž dũng cảm
- Lời thoại:
+ “Kẻ chưa...sẹo” Ž chấp nhận liều lĩnh
+ Ca ngợi Giu-li-ét: “Vừng dương...nhạt”.
Ž đôi mắt nàng đẹp Ž so sanh chân thành.
+ Giả định: “Ừ, nếu mắt...nhỉ!”.Ž vẻ đẹp đôi gò má.
+ Thần tiên hóa vẻ đẹp của Giu-li-ét: “Nàng tiên..... có cánh”
- Bối cảnh: trăng Ž tự sự đồng cảm, đồng tình.
=> Yêu Giu-li-ét say đắm.
2. Giu-li-ét:
- Thổ lộ tình yêu thật hồn nhiên trong trắng: 
“ Chỉ có tên họ....em đây”.
- Tự chất vấn Ž tự đề xuất giải pháp táo bạo
“Cái tên kia...thân em” Ž Nàng chấp nhận tình yêu.
- Đối thoại:
+ Nhắc đến dòng họ Môngtaghi Ž mối thù giữa hai dòng họ luôn ám ảnh nàng.
- Tình yêu diễn ra trên cái nền của hận thù nhưng họ không hề xung đột.Ž tình yêu hai phía.
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 
 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
 v Vĩnh biệt cửu Trùng Đài
- Nắm được các mâu thuẫn cơ bản..
- Tính cách, diên biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm
 v Tình yêu và thù hận 
- Phân tích được diến biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích.
- Tình ỵêu chân chính yêu, cao đẹp của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua diễn biến tâm trạng của họ qua đối thoại.
 - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của vở kịch “Vĩnh biệt cửu trùng đài”.
 2. BÀI MỚI:
 - Soạn bài:” Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Tuần: 18
Tiết: 70
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp HS:
- Có những hiểu biết về PV và trả lời PV, một hoạt động không thể thiếu trong XH vă minh.
- Nắm được một số kĩ năng PV và trả lời PV, nhất là việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, biết lắng nghe, chia sẻ trong giao tiếp với mọi người.
 II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách thiết kế.
- Sách bài tập Ngữ văn 11 - tập 1.
 III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, phát vấn nêu vấn đề...
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Vào bài:
Trọng tâm: Cách giao tiếp trong hỏi và trả lời Phỏng vấn 
HOẠT ĐÔNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
v Hoạt động 1: Mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu mục I SGK, trang và trả lời.
+ GV: Kể một số hoạt động PV và trả lời PV đã biết? Cho biết mục đích của PV và trả lời PV đã biết? PV và trả lời PV có vai trò gì đối với XH?
+ HS: Đọc và trả lời,
+ GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức.
v Hoạt động 2: Những yêu cầu cơ bản của hoạt động PV.
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu mục II SGK, trang và trả lời.
+ GV: Những yêu cầu đối với người PV?
v Hoạt động 3: Yêu cầu đối với người trả lời PV
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu mục III SGK, trang và trả lời.
+ GV: Người trả lời PV cần có những phẩm chất nào?
+ HS: Theo dõi, suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Chốt lại.
I. MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG PV VÀ TRẢ LỜI PV
1. Các hoạt động PV và trả lời PV thường gặp:
- Một chính khách, một quan chức, một doanh nhân trả lời báo chí.
- Một bài PV đăng trên báo.
- Khi người ta đi tìm việc làm
2. Mục đích:
- Để biết quan điểm của một người nào đó.
- Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa XH của vấn đề đang được PV.
- Để tạo lập quan hệ XH.
- Để chọn người phù hợp với công việc.
3. Vai trò:
Biểu hiện một XH văn minh, dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau về môt vấn đề.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG PV.
1. Công việc chuẩn bị
a. Xác định: chủ đề, mục đích, đối tượng, phương tiện pv
b. Hệ thống câu hỏi PV phải: ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với mục đích và đối tượng PV; làm rõ được chủ đề, sắp xếp, liên kết hợp lí.
2. Thực hiện cuộc PV
a. Ngoài hệ thống câu hỏi chuẩn bị, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để cuộc PV không bị máy móc, hết nhanh vừa không lan man.
b. Người PV phải có thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời.
3. Biên tập sau khi PV.
a. Người PV không được tự ý thay đổi nội dung câu trả lời. Phải cảm ơn người trả lời.
b. Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời để người đọc hiểu rõ hơn tình huống câu nói
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TRÀ LỜI PV.
1. Người trả lời PV cần có những phẩm chất:
- Thẳng thắn, trung thực; dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
- Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn.
2. Người trả lời PV có thể dùng những ví von, so sánh mới lạ hoặc những cách đặt câu hỏi ngược lại gây ấn tượng , bất ngờ.
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 
 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
- Nắm được mục đích, vai trò của hoạt động Phỏng vấn.
- Những yêu cầu đối với người Phỏng vấn và trả lởi Phỏng vấn.
 2. BÀI MỚI:
 - Soạn bài: “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
---ëëë---
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Tuần: 18
Tiết: 71
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS:	:
- Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Tích hợp với kiến thức văn và kiến thức về đời sống.
- Bước đầu biết tiến hành các thao tác chuẩn bị PV và thực hiện PV.
 II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách thiết kế.
- Sách bài tập Ngữ văn 11 - tập 1.
 III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, phát vấn nêu vấn đề...
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày mục đích, vai trò của hoạt động Phỏng vấn và trả lởi Phỏng vấn?
- Yêu cầu đối với người Phỏng vấn và trả lời Phỏng vấn?
 3. Bài mới: “Luyện tập Phỏng vấn và trả lời Phỏng vấn”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
v Hoạt động 1: Chuẩn bị cho một cuộc PV.
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1a SGK, trang 205
Vd: PV và trả lời PV về việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT.
+ GV: PV một hay toàn bộ quá trình dạy học môn ngữ văn?
+ GV: PV để nắm được thực trạng hay để đổi mới phương dạy học? 
+ GV: Ai trả lời? GV hay HS, cá nhân hay tập thể?
+ GV: Số câu hỏi, tính chất, mức độ khó dễ của câu hỏi.
+ HS: Theo dõi, ghi nhận và trả lời.
+ GV: Nhận xét và chốt lại.
v Hoạt động 2: Thực hiện cuộc PV.
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1c SGK, trang 206.
+ GV: Nếu mình là người PV mình cần làm gì, hỏi như thế nào? (nội dung, phương pháp, phương tiện, thái độ).
+ GV: Nếu mình là người trả lời PV mình cần chuẩn bị gì? Trả lời như thế nào?
+ HS: Theo dõi, ghi nhận và trả lời.
+ GV: Nhận xét và chốt lại.
Tiến hành PV, ghi chép, biên tập.
v Hoạt động 3: Rút kinh nghiệm.
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1c SGK, trang 206.
+ HS: Rút kinh nghiệm : điểm yếu, điểm mạnh về nội dung; về phương pháp; về thái độ.
+ HS: Đưa ra kinh nghiệm, bổ sung về một cuộc PV hoàn thiện.
+ GV: Nhận xét và chốt lại.
 I. CHUẨN BỊ CUỘC PHỎNG VẤN
VD: Về việc dạy học môn ngữ văn ở trường THPT
1. Xác định chủ đề: Vấn đề học tập môn ngữ văn.
2. Xác định mục đích: thấy được thực trạng học của HS " giải pháp
3. Xác định đối tượng trả lời PV: giáo viên và học sinh
 4. Xác định hệ thống câu hỏi PV: 
- Với học sinh:
+ Các em có hứng thú với giờ dạy không?
+ Không khí học tập của lớp?
+ Dạy học hiện nay ưu tiên cho tự học không? Các em thực hiện nó như thế nào?
- Với giáo viên:
+ Đổi mới dạy học? ưu - khuyết điểm? Khác truyền thống?
+ Tiếp thu bài của học sinh? Chất lượng?
+ Giải pháp?
5. Phân công người hỏi, người ghi chép.
II. THỰC HIỆN CUỘC PHỎNG VẤN
1. Đóng vai người PV và người ghi chép đi PV.
2. Đóng vai người trả lời PV.
3. Tổng hợp, biên tập lại những nội dung thu được từ cuộc PV.
III. RÚT KINH NGHIỆM.
1. Trao đổi, nhận xét về cuộc PV.
2. Phát biểu kinh nghiệm.
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 
 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
 - Nắm được mục đích, vai trò của hoạt động Phỏng vấn.
- Những yêu cầu đối với người Phỏng vấn và trả lởi Phỏng vấn.
 2. BÀI MỚI:
 - Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra học kì I
- Ngày sau soạn: “Lưu biệt khi xuất dương” (Phan Bội Châu)
v RÚT KINH NGHIỆM: Chú ý về kĩ năng hỏi, trả lời, cách tổng hợp ý của HS.
---ëëë---

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 10 Chuan KT.doc