Kiểm tra chất lượng đầu năm, năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ văn lớp 11

Kiểm tra chất lượng đầu năm, năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ văn lớp 11

Câu 1. 1. Trong hai câu thơ sau tác giả sử dụng phương diện nào của lời nói cá nhân :

“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

A.Tạo ra các từ ngữ mới

B. Vận dụng sáng tạo vốn từ ngữ quen thuộc

C. Vận dụng sáng tạo các quy tắc , phương pháp chung

D . Vốn từ cá nhân

Câu 2 . Giá trị nghệ thuật của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh thể hiện ở điểm nào?

A. Sử dụng nhiều hình ảnh có tính phóng đại để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa Trịnh.

B. Dùng những từ ngữ miêu tả giàu tính biểu cảm, tạo

C. Tình huống truyện bất ngờ, cách giải quyết tình huống hợp lí cảm giác chân thật cho người đọc.

D.Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo

Câu 3 .Giá trị nội dung của bài thơ Thương vợ ?

A.Bài thơ là nỗi niềm của những người chồng quanh năm sống nhờ vào sự tần tảo của người vợ.

B.Phản ánh một cách đầy đủ gia cảnh của Tú Xương, đồng thời khắc hoạ hình ảnh bà Tú chịu thương chịu khó

C.Đề cao hình ảnh người phụ nữ trong xã hộ và những bất công mà họ gặp phải trong cuộc sống.

 D.Sự cảm thông chia sẻ đối với những khó khăn vất vả của người phụ nữ, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng đối với những hi sinh của họ cho gia đình, xã hội

Câu 4 . Trong câu thơ thứ hai trong bài Thương vợ của Tú Xương, tác giả đã tự họa mình là con người

A. tầm thường và vô tích sự B. biết chia sẻ và giúp đỡ vợ con.

C. hèn nhát và ích kỉ. D. chăm chỉ và chịu khó làm ăn. .

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng đầu năm, năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG PTTH DÂN LẬP VIỆT THANH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM , NĂM HỌC 2008 – 2009 
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11
THỜI GIAN : 90 PHÚT
ĐỀ 1
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 Đ)
Câu 1. 1. Trong hai câu thơ sau tác giả sử dụng phương diện nào của lời nói cá nhân :
“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
A.Tạo ra các từ ngữ mới 
B. Vận dụng sáng tạo vốn từ ngữ quen thuộc
C. Vận dụng sáng tạo các quy tắc , phương pháp chung 
D . Vốn từ cá nhân 
Câu 2 . Giá trị nghệ thuật của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh thể hiện ở điểm nào?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh có tính phóng đại để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
B. Dùng những từ ngữ miêu tả giàu tính biểu cảm, tạo 
C. Tình huống truyện bất ngờ, cách giải quyết tình huống hợp lí cảm giác chân thật cho người đọc.
D.Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo
Câu 3 .Giá trị nội dung của bài thơ Thương vợ ?
A.Bài thơ là nỗi niềm của những người chồng quanh năm sống nhờ vào sự tần tảo của người vợ.
B.Phản ánh một cách đầy đủ gia cảnh của Tú Xương, đồng thời khắc hoạ hình ảnh bà Tú chịu thương chịu khó
C.Đề cao hình ảnh người phụ nữ trong xã hộ và những bất công mà họ gặp phải trong cuộc sống.
 D.Sự cảm thông chia sẻ đối với những khó khăn vất vả của người phụ nữ, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng đối với những hi sinh của họ cho gia đình, xã hội
Câu 4 . Trong câu thơ thứ hai trong bài Thương vợ của Tú Xương, tác giả đã tự họa mình là con người
A. tầm thường và vô tích sự B. biết chia sẻ và giúp đỡ vợ con.
C. hèn nhát và ích kỉ. D. chăm chỉ và chịu khó làm ăn. .
Câu 5 Tiếng cười nào được cất lên trong câu thơ thứ hai bài Thương vợ của Tú Xương? 
A. Đả kích, bọn đàn ông vô tích sự một cách quyết liệt
B. Chế nhạo, giễu cợt
C. Mỉa mai, tự trào về cái vô tích sự của mình. 
D. Châm biếm bọn đàn ông vô tích sự một cách sâu cay
Câu 6 . Nét hấp dẫn của bài “ Thương vợ” là :
A. là bài thơ trữ tình có yếu tố trào phúng nhưng chủ yếu vẫn là trữ tình : bộc lộ tình cảm thương quý , biết ơn trân trọng bà Tú.
B. Ngôn từ được sử dụng đắc địa .
C. Bài thơ thể hiện được nỗi vất vả của bà Tú vì gánh nặng gia đình
D. Bức chân dung một ông chồng vô tích sự
Câu 7. Câu thơ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương thể hiện điều gì? 
A. Tả thực hình ảnh vầng trăng đã sắp tàn nhưng vẫn chưa tròn đầy, viên mãn
B. Nói lên tình cảnh của tác giả: tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn 
C. Nói lên bi kịch của con người: khao khát hạnh phúc nhưng lại phải chịu nhiều đắng cay
D. Nói lên sự đồng cảm của tác giả với thiên nhiên tạo vật, trong đó có vầng trăng. 
Câu 8. Bài thơ Tự tình (bài II) cho thấy khát vọng nào của Hồ Xuân Hương? 
A. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc B. Khát vọng công danh và sự nghiệp
C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc D. Khát vọng tình yêu đôi lứa
Câu 9 Bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến được viết bằng 
A. chữ Nôm, thể thất ngôn bát cú. B. chữ Hán, thể thất ngôn tứ tuyệt
C. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt. D. chữ Quốc ngữ, thể thất ngôn tứ tuyệt
Câu 10 . Hai câu luận trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp tu từ 
A. nói quá, đối xứng, liệt kê B. đối xứng, đảo ngữ, lặp cấu trúc. 
C. liệt kê, lặp cấu trúc, nhân hóa. D. nhân hóa, nói quá, đối xứng. 
Câu 11. Bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thể hiện một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật phương Đông, đó là 
A. lấy động để tả động B. lấy tĩnh để tả tĩnh 
C. lấy động để tả tĩnh D. lấy tĩnh để tả động. 
Câu 12. Nhận định nào không đúng về tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương trong bài tự tình (bài II)? 
A. Căm phẫn đến khôn nguôi chế độ gia trưởng đương thời
B. Cảm thông sâu sắc đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ. 
C. Phản kháng, chống đối lại số phận mặc dù bất lực
D. Phê phán gay gắt chế độ đa thê thời phong kiến
II PHẦN TỰ LUẬN(7đ)
Câu 1( 2 đ) : viết một đoạn văn ( 10 – 15 câu) thể hiện cảm nhận của em về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh Bà Tú trong bài “ Thương vợ” của Tú Xương .
Câu 2( 5 đ) Chọn một trong hai đề
 Đề A
 Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
Anh (chị) hãy cho biết vai trò của quê hương trong việc bồi đắp tâm hồn con người
Đề B 
Câu 2 . Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương
SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG PTTH DÂN LẬP VIỆT THANH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 11
THỜI GIAN : 90 PHÚT
ĐỀ 2
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 Đ)
 1.Vì sao hai câu kết trong bài thương vợ của Tú Xương được coi là một lời chửi?
A. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "thói đời" 
B. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "hờ hững"..
C. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "ăn ở bạc".
D. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "cha mẹ".
2. .Lối viết kí của Lê Hữu Trác trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có nét đặc sắc gì? 
A. Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng đa nghĩa
B. Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua việc miêu tả khách quan
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp, mạnh mẽ.
D. Có nhiều chi tiết, sự việc mang tính hư cấu cao
3. . Lê Hữu Trác đã xuất phát từ điều gì để quyết định cách chữa bệnh cho thế tử trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh? 
A. Khát vọng tự do, mong sớm được trở lại quê hương
B. Sự quyến rũ của cuộc sống sang trọng nơi phủ chúa
C. Lòng kính mến thế tử. 
D. Lương tâm và trách nhiệm của một thầy thuốc
4 . Giải thích nghĩa của từ “ mom sông” ?
A. phần đất ở bờ nhô ra phía bờ sông B. Phần đất giữa lòng sông
C. phần đất nằm ngay bờ sông D. Phần đất cách xa bờ sông
5. .Ý kiến nào không đúng khi nhận xét về Tú Xương . 
A. Tú Xương chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử .
B. Sáng tác gồm hai mảng : trữ tình và trào phúng
C. Tú Xương có sở trường về thơ trào phúng , là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
D. Tiếng cười trong thơ của ông nhiều cung bậc : có khi châm biếm sâu cay , quyết liệt có khi lại là nụ cười pha chút ân hận , ngậm ngùi chua chát
6. Hai câu thơ : “ Kìa ai chín suối xương không nát
 Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn”
Là viết về nhà thơ nào?
A . Nguyễn Khuyến B. Tú Xương . C . Hồ Xuân Hương D. Cao Bá Quát
7. . Câu thơ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" trong bài Tự tình ( II) của Hồ Xuân Hương thể hiện điều gì? 
A. Tả thực hình ảnh vầng trăng đã sắp tàn nhưng vẫn chưa tròn đầy, viên mãn
B. Nói lên sự đồng cảm của tác giả với thiên nhiên tạo vật, trong đó có vầng trăng. 
C. Nói lên bi kịch của con người: khao khát hạnh phúc nhưng lại phải chịu nhiều đắng cay
D. Nói lên tình cảnh của tác giả: tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn.
8. Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương nhận được 
A. Mong manh, dễ vỡ B. vụn vặt, thoáng qua C Nhỏ bé, ít ỏi D .Hầu như không có 
9. Nhận định nào nói đúng về chuyện câu cá được nhắc đến trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến? 
A. Chuyện câu cá được nói đến chỉ như một cái cớ để nhà thơ cảm nhận về mùa thu và bộc lộ tâm trạng của mình
B. Câu cá là một trong những công việc để kiếm ăn của người nông dân vùng đồng bằng
C. Câu cá là một trong các thú vui của những ông quan về ở ẩn, trong đó có Nguyễn Khuyến
D. Câu cá là một việc làm thường xuyên của nhân vật trữ tình - tác giả khi mùa thu đến
10. Ý nào không có trong chủ đề của bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
. A. Nỗi niềm u hoài của nhân vật trữ tình - tác giả. B. Những trăn trở của tác giả khi đi câu cá đi câu cá
 C. Vẻ đẹp u tĩnh của cảnh vật mùa thu D. Tâm hồn thanh cao của tác giả
11. “ Tháng giêng ngon như cặp môi gần”
 ( Xuân Diệu – Vội vàng)
Theo em từ “ ngon” trong câu thơ của Xuân Diệu thể hiện cái riêng theo phương diện nào?
A. Giọng nói cá nhân B. Vốn từ cá nhân C. Tạo từ mới D . Sự chuyển đổi sáng tạo khi dùng từ ngữ chung 
12. Ý nào sau đây nói lên đầy đủ chủ đề bài thơ “ Tự tình” 
A. Bài thơ là bi kịch tuổi xuân , duyên phận
B. Bài thơ là khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc 
C. Bài thơ nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương 
D. Là bài ca về kiếp làm lẽ
 II PHẦN TỰ LUẬN(7Đ)
Câu 1 : viết một đoạn văn ( 10 – 15 câu) thể hiện cảm nhận của em về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh Bà Tú trong bài “ Thương vợ” của Tú Xương .
 Câu 2( 5 đ) Chọn một trong hai đề
 Đề A
 Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
Anh (chị) hãy cho biết vai trò của quê hương trong việc bồi đắp tâm hồn con người
Đề B 
Câu 2 . Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3đ) 
ĐỀ 1 
1C 2D 3D 4A 5C 6A 7B 8A 9A 10 B 11C 12A
ĐỀ 2 
1D 2B 3D 4A 5C 6B 7D 8C 9A 10B 11D 12C
PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1: 
Viết đoạn văn nghị luận văn học 
- Yêu cầu :
+ Nội dung rõ ràng , mạch lạc , đúng cấu trúc một đoạn văn , đúng chính tả , ngữ pháp 
+ Phẩm chất bà Tú thể hiện qua bài thơ:
Vất vả , tảo tần vì chồng con 
Hi sinh âm thầm vì chồng con , thủy chung , độ lượng
+ Khẳng định phẩm chất của bà Tú là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam 
BIỂU ĐIỂM
- Đầy đủ ý , diễn đạt rõ ràng , đúng cấu trúc đoạn văn : 2đ
- Viết không đúng cấu trúc đoạn văn , diễn đạt lúng túng : - 1đ
- Bỏ trắng hoặc viết lung tung : 0đ
Câu 2
Đề A
Y/c kĩ năng : Viết đúng kiểu bài giải thích – chứng minh 
Y/c kiến thức :
- Giải thích nội dung đoạn thơ: khẳng định vai trò của quê hương trong đời sống con người 
- Quê hương là gì?
- Vai trò của quê hương trong việc bồi đắp tâm hồn mỗi con người( nền tảng tình yêu con người , quê hương đất nước)
- Trách nhiệm của bản thân trong xây dựng quê hương 
Y/c hình thức : bố cục hợp lý ,chữ viết rõ ràng , sạch sẽ ; diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ
, không sai chính tả .
ĐỀ B
Y/c kĩ năng : Viết đúng kiểu bài giải thích – bình luận 
Y/c kiến thức :
- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước). 
- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước. 
- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng... 
Y/c hình thức : bố cục hợp lý ,chữ viết rõ ràng , sạch sẽ ; diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ
, không sai chính tả
BIỂU ĐIỂM 
5 điểm : Đảm bảo các yêu cầu trên , có sự sáng tạo khi viết.
4 – 4.5 điểm : đảm bảo các yêu cầu nội dung , kĩ năng , hình thức có thể mắc từ 1 – 3 lỗi .
3 – 3.5 điểm : Đúng nội dung , mắc 4 – 6 lỗi.
2 – 2.5 điểm : bố cục chưa rỗ ràng , diễn đạt lủng củng , mắc 7 – 9 lỗi chính tả
1 – 1.5 điểm : không hiểu yêu cầu đề. 
0.5đ: Viết vài dòng , không chính xác nội dung 
- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân. 
Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục. 
Y/c hình thức : bố cục hợp lý ,chữ viết rõ ràng , sạch sẽ ; diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ
, không sai chính tả .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TR DAU NAM 2008-2009.doc