I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài dạy:
Vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ được xem là thầy thuốc giỏi mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Để hiểu rõ hơn về những điều này
Trường trung học phổ thông Cái Bè Bộ môn: Ngữ Văn -----o0o----- GIÁO VIÊN: VÕ MINH NHỰT NĂM HỌC 2008 - 2009 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường: THPT Cái Bè. Tuần lễ thứ: 01. Lớp: 11. Môn: Ngữ văn. Tiết thứ: 1 - 2. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài dạy: Vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ được xem là thầy thuốc giỏi mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Để hiểu rõ hơn về những điều này, ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của ông HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm: - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả + GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn + HS: Đọc Tiểu dẫn + GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? + HS: Bám theo SGK và gạch chân các ý + GV: Giải thích nhan đề: Kí sự đến kinh đô I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - 1724 – 1791, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê Hưng Yên - Là một danh y: chữa bệnh, soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc + GV: Thế nào là kí sự? + HS: Thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh + GV: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? + GV: tóm tắt những nét chính của tác phẩm. 2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự: - Nằm cuối Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển) - Thể kí, bằng chữ Hán, hoàn thành 1783 - Nội dung: + Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa + Đặc điểm nghệ thuật: Quan sát, ghi chép những sự việc có thật và thái độ coi của tác giả * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọcvăn bản. + GV: Phân vai học sinh đọc văn bản o Vai tôi – tác giả, đầy tớ quan Chánh đường (Quận Huy), o Quan Chánh đường (ông), o Quan truyền chỉ, o Ông Chức giáo quan, o Thế tử II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa + GV: Quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào? + HS: Theo dõi và gạch chân dẫn chứng trong SGK + GV: Nhận xét về quang cảnh nơi phủ chúa? + HS: Lấy ý kiến của tác giả khi mới bước vào phủ “Mình vốn người thường” để phát biểu 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa: a. Quang cảnh nơi phủ chúa: - Vào phủ: + Phải qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào phải có thẻ + Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương + Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh - Trong phủ: + Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy + Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc - Nội cung thế tử: + Phải qua năm sáu lần trướng gấm + Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt g Lộng lẫy, tráng lệ, thể hiện sự thâm nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa + GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn với nội dung: Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? + HS: Thảo luận chung. + GV: Đặt câu hỏi gợi dẫn cho các nhóm lần lượt trả lời: o Tìm những chi tiết miêu tả sinh hoạt nơi phủ chúa? Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh ai? Trong phủ? Những chi tiết này cho thấy điều gì? + HS: Khi tác giả lên cáng vào phủ thì có tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng. Trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi o Khi họ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ như thế nào? + HS: Thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà (cho thế tử uống thuốc) o Xung quanh chúa Trịnh có những ai? Có phải ai cũng được tiếp xúc với chúa? + HS: Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa o Nó nói lên điều gì? o Thế tử bị bệnh được chăm sóc như thế nào? + HS: Thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Thế tử chỉ là đứa bé 5, 6 tuổi nhưng khi vào xem bệnh, một cụ già, trước khi vào xem mạch và sau khi ra phải quỳ bốn lạy. Muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử) + GV: Nhận xét khái quát về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa + HS: Phát biểu b. Cung cách sinh hoạt: - Quyền uy - Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử đều hết sức cung kính, lễ độ - Khuôn phép, trang nghiêm - Người hầu kẻ hạ - Lễ nghi g Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa + GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn với nội dung: Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào? + HS: Thảo luận chung. + GV: Đặt câu hỏi gợi dẫn cho các nhóm lần lượt trả lời: o Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ tác giả nhận xét như thế nào? + HS: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường! và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ với gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngự, có hoa thơm, chim biết nói, khẳng định Cả trời Nam sang nhất là đây o Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét như thế nào? + HS: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia o Đường vào nội cung của thế tử được tác giả cảm nhận như thế nào? + HS: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả; và được miêu tả rất chi tiết o Nhận xét của tác giả về bệnh trạng của thế tử? + HS: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi o Những chi tiết ấy là tác giả khen hay chê? Thái độ tác giả là gì? + HS: Phát biểu c. Cách nhìn, thái độ của tác giả: - Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa - Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây - Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do + GV: Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà em cho là đắt, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm? + HS: thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày + GV: Định hướng: o Thế tử - một đứa bé – ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: Ông này lạy khéo g Trẻ con được khoác danh vị, uy quyền – biến tất cả, phủ chúa, các quan hầu cận kính cẩn thành trò hề o Khi đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy ” g Phòng ở của thế tử trong một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ khiến người đọc cũng cảm thấy ngột ngạt khó thở o Bên trong cái màn là, nơi Thánh thượng đang ngự có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt g Nhà chúa ăn chơi hưởng lạc - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài năng, y đức của Lê Hữu Trác. + HS: Đọc đoạn 4 “Một lát sau ”. + GV: Nội dung của đoạn? + GV: Trình bày những diễn biến tâm trạng của ông khi kê đơn? + HS: Sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc; Chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt nhưng lại thấy trái y đức, trái lương tâm, phụ lòng của ông cha; Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng; thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lí có cách chữa đúng bệnh + GV: Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy LHT là một thầy thuốc như thế nào? + GV: Quyết định cuối cùng cho thấy ông không chỉ là một thầy thuốc có tài mà còn có phẩm chất gì? + GV: Ngoài ra, diễn biến tâm trạng còn góp phần làm sáng tỏ những nét phẩm chất cao quý nào khác? + GV: Suy nghĩ của em giữa ý muốn “về núi” của tác giả và cảnh sống nơi phủ chúa? + HS: Đối nghịch giữa trong và đục 2. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác: - Có sự mâu thuẫn, giằng co: + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trối buộc. + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông. - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm. - Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ - Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà - Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả + GV: Bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó? 3. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả: - Quan sát tỉ mỉ (Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở) - Ghi chép trung thực (Từ việc ngồi chờ ở phòng chè đến bữa cơm sáng; từ việc xem bệnh cho thế tử Cán đến việc ghi đơn thuốc; cách thế tử ngồi trên sập vàng chễm chệ, ban một lời khen khi một cụ già quỳ dưới đất lạy bốn lạy; chi tiết bên trong cái màn là, nơi Thánh thượng đang ngự) - Tả cảnh sinh động - Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. + GV: Anh (chị) hãy nhận xét, đánh giá về đoạn trích? + HS: Đọc phần Ghi nhớ III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ (SGK) * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập + GV: hướng dẫn: Có thể so sánh với Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, người cùng thời với Lê Hữu Trác: o Những điểm giống nhau: giá trị hiện thực, thái độ của tác giả trước hiện thực o Những điểm đặc sắc riêng của đoạn trích: sự chú ý chi tiết, bút pháp kể và tả khách quan, những chi tiết chọn lọc sắc sảo tự nói lên ý nghĩa sâu xa IV. LUYỆN TẬP: So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm hoặc đoạn tríc ... của học sinh 2. BÀI MỚI: (40p) Trọng tâm: ôn lí thuyết, luyện bài tập HOẠT ĐỘNG CỦA + GV: VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC @ + HS:nhắc lại: I . LÍ THUYẾT CÂU 1 1. Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận 2. Thao tác lập luận phân tích 3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích 4. Thao tác lập luận so sánh 5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh 6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh 7. Bản tin 8. Luyện tập viết bản tin 9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 10. Thao tác lập luận bác bỏ 11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 12. Tiểu sử tóm tắt 13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt 14. Thao tác lập luận bình luận 15. Luyện tập thao tác bình luận 16. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận CÂU 2 BẢNG TỔNG HỢP THAO TÁC NỘI DUNG BÀI HỌC YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM SO SÁNH So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí. Nêu rõ quan điểm của người viết. PHÂN TÍCH Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữn+ GV: ấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng. Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc. Phân tích phải đi liền với tổng hợp BÁC BỎ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe. Bác bỏ luận điểm, luận cứ Phân tích chỉ ra cái sai Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. BÌNH LUẬN Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học. Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận Đề xuất được những ý kiến đúng Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt. Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu Nguồn gốc Quá trình sống Sự nghiệp Những đóng góp II. LUYỆN TẬP Câu 1 @ + HS:làm việc với SGK Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác: + Thao tác lập luận bác bỏ + Thao tác lập luận phân tích + Thao tác lập luận bình luận @ + HS:thảo luận nhóm Câu 2 Phân tíc+ + GV: : Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công" + Trải qua thất bại + Biết rút ra bài học kinh nghiệm Bác bỏ: - Sợ thất bại nên không dám làm gì - Bi quan chán nản khi gặp thất bại - Không biết rút ra bài học @ + HS:thảo luận nhóm Câu 3 -Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có. -Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất” 3. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:( 2p) - Ôn lại nắm chắc lí thuyết, rèn viết thêm - Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra tổng hợp cuối năm RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 121 và 122 Ngày soạn: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm vững nội dung cơ bản của chương trình ngữ văn trong sách ngữ văn 11; Biết vận dụng kiến thức vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. - Biết cách làm bài trắc nghiệm, viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, hợp lí. Đồng thời thể hiện được quan điểm của bản thân về một đề tài quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Giáo viên quán triệt chung học sinh về tinh thần làm bài kiểm tra theo tư tưởng của cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, đã triển khai trong năm họIII. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 2. Giáo viên phát đề cho học sinh 3. Học sinh làm bài kiểm tra 4. Thu bài, nhận xét chung về tình hình làm bài của học sinh. PHƯƠNG ÁN I: KIỂM TRA THEO ĐỀ CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG. PHƯƠNG ÁN II: KIỂM TRA THEO ĐỀ GIÁO VIÊN TỰ RA (Bài soạn theo phương án 2) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) CÂU 1. Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác: A. Lưu biệt khi xuất dương B. Từ ấy C. Chiều tối D. Nhớ rừng CÂU 2. Xác định nét riêng độc đáo của Hồ Xuân Hương trong việc vận dụng quy tắc chung về ngôn ngữ qua hai câu thơ sau: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn A. Dùng những động từ diễn tả cảm giác mạn+ GV: xiên ngang, đâm toạc, cùng biện pháp đối rất chuẩn để nhấn mạnh nỗi cô đơn, cũng như sự phản kháng của một con người bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội. II. Dùng những hình ảnh đối lập: rêu và đất, đá và mây, một bên rất yếu mềm, một bên rất cứng cỏi; một bên là lẻ loi, một bên là mênh mông bát ngát để làm tăng thêm nỗi buồn trong tâm trạng của mình. Một người chưa từng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời. C. Sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ và danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn); Sắp xếp vị ngữ đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh các hình tượng thơ. D. Dùng những hình ảnh mà xưa nay chưa từng ai sử dụng. Chưa ai mang hình ảnh rêu và đá để diễn tả nó trong mối quan hệ với một sức sống mãnh liệt, ngầm chứa bên trong bao nhiêu là phẫn uất, phản kháng. CÂU 3. Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện nỗi sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la? A. Hầu trời B. Tràng giang C. Nhớ đồng D. Lưu biệt khi xuất dương CÂU 4. Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có chữ chiều. Đó là bài thơ nào? A. Chiều xuân II. Nhớ đồng III. Lai Tân D. Chiều tối CÂU 5. Hai câu thơ : Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may) Phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào ? A. Vội vàng II. Đây thôn Vĩ Dạ C. Tràng giang D. Tương tư CÂU 6. Trong các từ lá sau đây, từ nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Lá vàng. B. Lá cờ. C. Lá phiếu D. Lá gan. CÂU 7. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ai là người phê phán : bọn học trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa...mà chẳng biết có dân ? A. Phan Châu Trinh II. Phan Bội Châu III. Nguyễn An Ninh D. Tản Đà CÂU 8. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) Khổ thơ trên thẻ hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ? A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên C. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca CÂU 9. Ngữ cảnh là... A. ...Bối cảnh văn hoá mà ở đó lời (câu) được tạo lập và lĩnh hội. B. ...văn cảnh mà ở đó một đơn vị ngôn ngữ được tạo lập và lĩnh hội. C. ...Bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn Người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng câu nói. D. ...Hiện thực được nói tới, tạo nên phần nghĩa sự việc của câu. CÂU 10. Giải nghĩa các từ sau: đề bạt, đề đạt, đề cử. CÂU 11. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Ngôn ngữ là............là phương tiện giao tiếp chung của cả...............còn.............là sản phẩm được...........tạo nên trên cơ sở các yếu tố............và tuân thủ.................” CÂU 12. Học hành là một từ ghép, khi dùng cách nói tách từ “học với chả hành” Người ta muốn biểu thị nghĩa: A. Hài lòng về việc học của ai đó. B. Không hài lòng về việc học của ai đó. C. Lo lắng về việc học của ai đó. D. Động viên việc học của ai đó. CÂU 13. Sau đây là một số đầu đề của các bài báo: -Cô-ta sang Tây - Tìm hoa gặp họa -Từ màn bạc đến két bạc - Trường tư, đầu tư từ đâu ? -Sầu riêng với nỗi buồn chung - Mỹ mà xấu -Bằng cấp giả, con dấu thật - Hồ than thở đang... thở than -Kiểm mà không... sát -Phá rừng bằng...luật rừng Cách chơi chữ như vậy, nhằm : A. Đảm bảo tính thông tin-sự kiện của văn bản báo chí B. Chứng tỏ quan điểm, lập trường của người viết C. Tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc. D. Đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của báo chí. CÂU 14. Chọn câu trả lời chính xác về thành phần nghĩa của câu A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc CÂU 15. Từ gốc của cụm từ “đăm đăm chiêu chiêu” là: A. Đăm đăm. B. Đăm đắm C. Đăm chiêu D. Đằm đặm. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) (chọn một trong hai đề) ĐỀ 1 Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của anh (chị) về một bài thơ đã học ĐỀ 2 Trình bày quan niệm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM 3,0 điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 13 14 15 A-D-B-C C B D B A A C C B C B C CÂU 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (Cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (Giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn). CÂU 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) ĐỀ 1 Bài viết cần đạt được các ý sau: +Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn) + Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn) + Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn) +Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo. ĐỀ 2 Bài viết cần đạt các ý sau: +Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề? +Giải thích sự lựa chọn của mình +Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn +Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình) ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ. Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả. Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên. Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề 438 TRANG!!! GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 Giáo viên: VÕ MINH NHẬT NGUỒN: wikispaces.com/file, download ngày 25/08/2009 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tài liệu đính kèm: