Giáo án môn Ngữ văn lớp 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án:

Chữ người tử tù

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

─ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

─ Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình

B. Phương tiện thực hiện:

1. Đối với GV:

─ Giáo án điện tử

─ Phấn, bảng

─ SGK

2. Đối với HS

─ SGK

─ Vở bài soạn

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3908Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: 	
Chữ người tử tù
Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình
Phương tiện thực hiện:
Đối với GV:
Giáo án điện tử
Phấn, bảng
SGK
Đối với HS
SGK
Vở bài soạn
Phương pháp dạy học:
Đàm thoại gọi mở
Câu hỏi nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Tiến trình tổ chức dạy học
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
Xuân Diệu muốn đi tìm cái vô biên ở trong cuộc đời ngắn ngủi, Thạch Lam nhìn ra khát vọng sống mãnh liệt nơi phố huyện nghèo, Nguyễn Tuân đã tìm hiểu sự cao đẹp trong cuộc sống tăm tối, tầm thường để tìm thấy sự tỏa sáng tâm hồn của người tù phí phách với nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”.
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Hỏi: 
Nêu một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân?
Vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện nào?
Hình ảnh Huấn Cao xuất hiện như thế nào qua suy nghĩ, lời nói và hành động của viên Quản ngục, thơ lại?
Tư thế của Huấn Cao xuất hiện trước đề lao như thế nào? Những chi tiết nào đáng chú ý?
Thái độ Huấn Cao những ngày sống trong đề lao?
Việc quyết định cho chữ thể hiện nhân cách cao đẹp gì của Huấn Cao?
 Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan điểm nghệ thuật gì khi xây dựng nhân vật huấn cao?
Phẩm chất gì của viên quản ngục khiến Huấn Cao cảm kích coi như “một tấm lòng trong thiên hạ”, “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” ?
Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân viên Quản ngục là một nhân vật như thế nào?
Thái độ của huấn Cao đối với viên quản ngục như thế nào?
Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào đã đươch Nguyễn Tuân sử dụng?
Tìm hiểu chung
Tác giả
Nguyễn Tuân (1919 – 1987), quê ở làng Mọc, nay là Nhân Mục (Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Quá trình tưởng thành: học hết bậc thành chung ông viết văn, làm báo, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945, lấy văn chương phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ 1948 đến 1958 ông là thư kí hội nhà văn Việt Nam.
Ông có biệt tài trong thể kí, đặc biệt là tùy bút. èMột nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm
Tập “Vang bóng một thời”:
Xuất bản 1940 gồm 11 truyện ngắn.
Nhân vật chính của truyện là những nhà nho “cuối mùa” tuy đã thua cuộc nhưng vẫn tỏ ra bất bình với xã hội đương thời, không chạy theo danh lợi, vẫn cố giữ vẻ đẹp thiên lương và trong sạch của tâm hồn. Họ lấy cái tôi tài hoa kiêu bạc để đối lập với cái xã hội lúc bấy giờ bằng cách phô diễn những lối sống đẹp, thanh cao.
Chữ người tử tù nổi bật là hình tượng nhân vật Huấn Cao nằm một trong số những tác phẩm đó
Đọc – hiểu văn bản
Huấn Cao – con người tài hoa, phí phách
Huấn cao trong mắt quản ngục, thơ lại
Lời nói của quản ngục với thơ lại: “trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay cái người vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?” Và “tôi nghe quen quen và thấy nhiều người nhắc đến cái danh ấy luôn, thì tôi cũng hỏi thế thôi”.
“Thầy liệu cái buồng đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”, “Dạ bẩm! Thế y văn võ đều có tài cảtôi thấy người như thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm! giả sử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”
àNhững lời lẽ cử chỉ của những kẻ vẫn mang tiếng là xấu, là ác xem ra cũng biết đánh giá con người. Cái tài viết chữ đẹp, tài bẻ khóa vượt ngục của Huấn Cao đã được đồn đãi qua nhiều người.
Tác giả không trực tiếp miêu tả mà thông qua cặp mắt và những suy nghĩ của viên quản ngục, thơ lại tính cách của Huấn cao đã hiện lên đậm nét. 
Tư thế của Huấn Cao Xuất hiện trước đề lao
Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông, trong đó có Huấn Cao, đúng giờ quy định, lính tỉnh đã dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù. Để gây ấn tượng về Huấn Cao. Tác giả miêu tả hai chi tiết:
Hình ảnh chiếc gông: “cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến 7, 8 tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một lớp quang dầu bóng nhoáng, những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không sánh thì xỉn lại những chất ghét đen sánh”
àHình phạt của chế độ nhà tù: những con người mang chiếc gông nặng nề kia rồi phải chịu hình phạt như thế nào? Một trong sáu người đó là Huấn Cao.
Huấn Cao rỗ gông: “Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm lấm tấm những điểm nâu đen”.
àHuấn Cao lạnh lùng không thèm để ý gì, không thèm chấp câu nói của tên lính áp tải tù nhân. Ông đã chút tất cả sự giận giữ, khinh bỉ của mình đối với bọn lính vào hành động thúc gông xuống nề “đánh thuỳnh một cái” hành động đó chỉ tỏ ra ở con người không hề tỏ ra run sợ trước sự đe dọa của kẻ giữ tù.
Những ngày sống trong đề lao
Ngày nào cũng như ngày nào Huấn Cao “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt” trước khi dùng cơm tù. Đây là sự biệt đãi của quản Ngục với Huấn Cao nhưng Huấn Cao không bộc lộ thái độ gì. 
àPhú quý bất năng dâm.
“Ngươi hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn có một điều là ngươi đừng đặt chân vào đây”. Lời nói của Huấn Cao đầy khinh bỉ, rẻ rúng quản ngục.
 àUy vũ bất năng khuất. 
Những suy nghĩ của Huấn Cao về sự “tươm tất của quản ngục”: cơm rượu thịt vẫn bình thường như mọi khi và đưa đến đều đều. “năm bạn đồng chí của ông cũng đều được biệt đãi như ông cả”. Ông nghĩ về quản ngục: “hay là hắn muốn dò đến những điều bí mật của ta? Không! Không phải thế, vì bao nhiêu điều quan trọng ta đã khai ở bên ti Niết cả rồi”.
àHuấn Cao không chỉ tài hoa dũng liệt mà còn biết cân nhắc lẽ phải, trái, tốt, xấu ở đời.
ðMột phẩm chất để làm nên cái thiên lương cao cả.
Ông biết xem xét đánh giá con người. ông nói với thơ lại khi nghe trình bày sở nguyện của Quản ngục: “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người” và “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng thiên hạ”.
ð Huấn Cao là con người tài hoa, dũng khí, cũng là con người biết mềm lòng trước sở nguyện chính đáng và trong sạch.
Cho chữ với lời khuyên tâm huyết
Động cơ cho chữ của Huấn Cao được ông nói rõ với thơ lại: “chữ thì quý thực. ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”.
ð Huấn cao có tấm lòng yêu mến cái thiện, biết trân trọng ý tốt ở viên quản ngục. ông Huấn cho chữ vì biết quản ngục có tâm hồn say mê và quý trọng cái đẹp.
Hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện quan điểm tiến bộ của Nguyễn Tuân về cái đẹp. Đó là tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
Quản Ngục – một tấm lòng trong thiên hạ
Quản ngục là người say mê, quý trọng cái đẹp:
Đánh giá đúng tài năng của Huấn Cao,quản ngục là người phát hiện ra cái đẹp:
Sở nguyện cao quý nhất của quản ngục là “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết, chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có được vật báu trên đời”.
Quản ngục khổ tâm “có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình nmà không biết làm thế nào xin được chữ” và “y chỉ lo mai mốt, ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mât”
Biệt đãi Huấn Cao, bị sỉ nhục mà vẫn điềm đạm “xin tuân lệnh”
ð Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp.
Không biết sợ cường quyền
Chăm lo, biệt đãi tù án chém ð thể hiện sự dũng cảm, bất chấp luật pháp và trách nhiệm của quản ngục
Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho rằng mình “chọn nhầm nghề”
 ð Biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài, biết nghe lời khuyên nhủ của Huấn Cao. Một lòng tâm phục, khẩu phục, nghẹ ngào “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một âm thanh throng trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có
Mọi kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn, tử tù được sùng bái, kính trọng, kẻ cai ngục giữ tù thì khép nép, khúm núm. Đặc biệt, tù nhân lại răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân.
Có nhiều sự đối lập kì lạ:
Ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu và không gian chật hẹp và tăm tối của buồng giam.
Sự ung dung điềm tĩnh của Tù nhân và sự khúm núm của cai tù
Cái đẹp và cái dơ bẩn
Thiên lương và độc ác
Nhà văn muốn tôn vinh cái đẹp. Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn. Thiên lương thắng tội ác.
Nghệ Thuật
Bút pháp lãng mạn
Xây dựng nhân vật
Chọn tình huống độc đáo
Ngôn ngữ truyện tạo không khí cổ xưa
Đặt nhân vật trong quan hệ soi sáng lẫn nhau
Tính cách Huấn Cao hiện lên đậm nét với mọi vẻ đẹp là nhờ được soi sáng throng cặp mắt và suy nghĩ, đánh giá của viên quản ngục. ngược lại, nhân vật quản ngục ngoài những đoạn độc thoại nội tâm còn là cách nhìn nhận của Huấn Cao để làm rõ quản ngục chỉ là chức danh, là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp.
Tình huống truyện độc đáo
Tình huống truyện chữ người tử tù rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đã đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân, một bên là quản ngục. Chính trong mỗi quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và chủ đề của truyện.điều thú vị là hai con người ấy ở vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri âm tri kỉ. bởi họ biết phát hiện ra cái đẹp, trân trọng cái đẹp.
Ngôn ngữ truyện đã góp phần đưa người đọc đến “Một thời vang bóng”:
Phiến trát àtờ lệnh của cấp trên truyền xuống
Sơn Hung Tuyên đốc bộ đườngàdinh quan tổng đố Sơn Hưng Tuyên.
Thơ lạià người trông coi giấy tờ ở các công sở .
Đề laoànhà lao
Thầy bátàngười được phong là bát phẩm trong chín phẩm trật
Ngục tốt à lính coi ngục.
Hòe hoa àcái gậy có quấn tua trên đầu cho đẹp.
Nhịp điệu chậm rãi của câu văn như gợi lên nhịp sống thời xưa
Bút pháp tả thực và phân tích tâm lí nhân vật:
Tạo không khí cổ xưa:
Cảnh vật, đồ vật, tên gọi đều sử dụng bằng ngôn ngữ thời xưa.
Hành vi con người và cả ngôn ngữ cũng của thời xưa.
Đẩy thời gian về quá khứ, tạo một không gian tĩnh lặng, sinh hoạt con người diễn ra nhịp nhịp nhàng chậm rãi.
Củng cố
Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Dặn dò
Sáng tác kết thúc của truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

Tài liệu đính kèm:

  • docchu nguoi tu tu 1.doc
  • pptnguyen tuan 2.ppt