Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được những nét lớn thứ 3 của nền VHVN: Những nét đặc sắc truyền thống của VHDT.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng tri thức đã học và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học trong chương trình Ngữ văn 10.
- Hướng HS luyện tập qua bài tập nâng cao
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu những giá trị văn hoá của DT.
Ngày soạn: 04/ 09/2007 Tiết theo PPCT: 02 Ký duyệt: Văn học: Tổng quan nền văn học Việt nam qua các thời kì lịch sử A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nhận thức được những nét lớn thứ 3 của nền VHVN: Những nét đặc sắc truyền thống của VHDT. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng tri thức đã học và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học trong chương trình Ngữ văn 10. - Hướng HS luyện tập qua bài tập nâng cao 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu những giá trị văn hoá của DT. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. - Tài liệu thma khảo. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nền VHVN gồm những bộ phận và thành phần nào?Chúng có vị trí như thế nào trong quá trình phát triển của VHDT? Đ.A: - VHVN gồm 2 bộ phận: VHDG và VHV - Thành phần VH: Chữ Hán - Nôm và chữ Quốc ngữ. - Vị trí: Cùng song song phát triển và có tác động qua lại với nhau; Tạo nên những áng văn bất hủ. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt III. Một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN Em hãy phân tích một số tác phẩm VH để chứng minh VHVN có những nét đặc sắc truyền thống? Tại sao nói VHVN đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn của con người VN? GV dẫn VD để chứng minh IV. Bài tập nâng cao Em hiểu thế nào là thành ngữ? ( Cho Hs đọc yêu cầu của bài tập ) IV. Củng cố - dặn dò: Yêu cầu nắm được V. Điều chỉnh - bổ sung VD: " Thánh Gióng": Thể hiện lòng yêu nước, thương nòi - Sức sống quật khởi của cộng đồng người Việt ở buổi bình minh lịch sử. "Truyện Kiều": Kiệt tác về chủ nghĩa nhân đạo; Khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người. 1. VHVN đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn của con người VN. - Lòng yêu nước, tự hào DT ( Bình Ngô đại cáo, Thánh Gióng ...) - Tình nhân ái ( Lão Hạc, Sự tích trầu cau, Thơ N.Du...) - Gắn bó tha thiết với thiên nhiên ( Ngắm trăng - Hồ Chí Minh ...) - Niềm lạc quan, yêu đời ( truyện cười ) - Về tình cảm thẩm mĩ: Nghiêng về cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng, đồ sộ. 2. VHVN có nhiều thể loại đặc sắc, có truyền thống lâu đời - Đặc biệt là thơ. ( Văn xuôi ra đời muộn, nhưng tốc độ phát triển đặc biệt mau lẹ và trưởng thành nhanh ) 3. VHVN có sự tiếp thu mọi luồng văn hoá Đông - Tây - Kim cổ; nhưng người VN thường chọn lựa, biến đổi theo cách riêng của mình. 4. Nền VHVN có sức sống dẻo dai và mãnh liệt => Nền VHVN từ VHDG f\đến VHV' luôn gắn bó chặt chẽ với vận mệnh đất nước, ND và thân phận con người; Đồng thời luôn giữ gìn và phát huy được bản sắc riêng của DT. ( Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, hoạt động như 1 từ riêng biệt ở trong câu - Không có nghĩa đen ) - Các thành ngữ, tục ngữ tiêu biểu trong " Truyện Kiều" - Hoạn Thư tự nhủ (trước khi cho bắt Kiều về) Lo gì việc ấy mà lo Kiến trong miệng chén lại bò đi đâu? -> Thành ngữ "Kiến bò miệng chén" - Coi Kiều chỉ như con kiến bò quanh miệng chén, không chạy đâu cho thoát khỏi tay mình -> ý nghĩa của kẻ quyền uy. - "Biết bao bướm lả ong lơi"- Thành ngữ "ong bướm lả lơi" - "Mặt sao dày gió dạn sương"- Thành ngữ "Gió sương dày dạn" - "Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau"- Thành ngữ "Kẻ cắp bà già" 1. Các bộ phận, thành phận của nền VHVN trong quá trình phát triển. 2. Lí do phân chia các thời kì lịch sử của nền VH từ khởi thuỷ cho đến hết thế kỉ XX. 3. Một số nét đặc sắc truyền thống của lịch sử VHVN. 4. Sưu tầm thêm một số câu trong " Truyện Kiều" để bổ sung bài tập nâng cao. 5. Chuẩn bị "Văn bản"
Tài liệu đính kèm: