Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại

I/.MỤC TIÊU:

 - Nhằm giúp H nhận thấy được nội dung VHVN từ TK X đến hết TK XIX thấm nhuần tư tưởng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.

 - Giáo dục H tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tấm lòng nhân đạo trong cuộc sống.

II/.CHUẨN BỊ: GV: SGK + TLTK + G.án.

 HS: Tìm các TP chứa đựng ND yêu nước và tư tưởng nhân đạo.

III/.PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi tìm; kết hợp với hình thức trao đổi, trả lời câu hỏi

IV/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định : Kiểm diện

2/ Bài cũ :

- Hãy tìm các TP đã học thể hiện tinh thần yêu nước. Và thử phân tích làm rõ nội dung trên?

- Hãy tìm các TP đã học thể hiện tinh thần nhân đạo. Và thử phân tích làm rõ nội dung trên?

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 19463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo trong văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 19/3
Tiết: 11,12	
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN HKII
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ NHÂN ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
P
I/.MỤC TIÊU: 
 - Nhằm giúp H nhận thấy được nội dung VHVN từ TK X đến hết TK XIX thấm nhuần tư tưởng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
 - Giáo dục H tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tấm lòng nhân đạo trong cuộc sống. 
II/.CHUẨN BỊ: GV: SGK + TLTK + G.án.
 HS: Tìm các TP chứa đựng ND yêu nước và tư tưởng nhân đạo.
III/.PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi tìm; kết hợp với hình thức trao đổi, trả lời câu hỏi
IV/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định : Kiểm diện
2/ Bài cũ : 
- Hãy tìm các TP đã học thể hiện tinh thần yêu nước. Và thử phân tích làm rõ nội dung trên?
- Hãy tìm các TP đã học thể hiện tinh thần nhân đạo. Và thử phân tích làm rõ nội dung trên?
3/.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
NỘI DUNG BÀI HỌC
-VHVN từ đầu TK X đến TK XV thể hiện nội dung gì? Vì sao?
-Tinh thần yêu nước trong VH gắn liền với những chiến công nào của dân tộc 
-Nội dung yêu nước được biểu hiện qua những phương diện nào? Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo được thể hiện như thế nào ? Tìm những dẫn chứng các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
- Yêu nước còn thể hiện mơ ước gì cho đất nước? Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
-Nội dung yêu nước được biểu hiện qua tinh thần gì của dân tộc trước nạn ngoại xâm? Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
-Tinh thần quật khởi chống xâm lược còn thể hiện qua tinh thần gì của dân tộc? ? Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
- Em có suy nghĩ gì về VHVN từ TK X à hết TK XV?
-VHVN từ đầu TK XVI đến TK XIX thể hiện nội dung gì? Vì sao?
-Trước hết điều mà VH lên án thời kỳ này là gì? Sự suy đồi đó đã ảnh hưởng đến đời sống người dân thế nào? Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
-Sự mục ruỗng của XHPK đã tạo nên điều gì giữa các phe phái và người dân?Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
- Em nhận thấy nguồn đề tài khiến cho VH giai đoạn này phát triển xuất phát từ nguyên nhân nào?
-Ngoài ra, VH thời kỳ này còn phản ánh gì về XHPK? Sự phản ứng đó ntn?Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
- VH giai đoạn này còn đặt ra những vấn đề quyền sống của con người ntn? Tìm những dẫn chứng qua các TP văn học mà em biết và thử phân tích?
-Ngoài việc đấu tranh phản kháng uy quyền của bọn thống trị thối nát, VH còn đấu tranh chống lại điều gì nữa?
-Em có suy nghĩ gì về VH giai đoạn này?
I/.CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VHVN TỪ TK X à XV:
1/. Khái quát: 
- Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 938, giành được nền độc lập tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt mấy TK dài. Trong bối cảnh lịch sử đó, VH từ TK X à XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của dân tộc ta.
2/ Tinh thần yêu nước:
- TK X à XV là giai đoạn lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước : phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi.
- Nội dung yêu nước với những biểu hiện cụ thể :
a) Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo:
- Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Hịch Tướng Sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú, diều, dê, chó, hổ, đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa và thề rằng xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
+ Bình Ngô Đại Cáo cũng miêu tả giặc như 1 bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta. 
+ Bình Ngô Đại Cáo còn thể hiện lòng thương dân điêu linh vì giặc đài đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thể hiện sống mái với kẻ thù.
- Ngẫm thù lớn há đội trời chung; căm giặc nước thề không cùng sống. Thế nên người lãnh đạo đã đứng lên vì dân mà diệt bạo:
	“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
	 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
b) Yêu nước là x.dựng đất nước hoà bình:
- X.dựng đất nước bền vững muôn đời chính là khát vọng của người lãnh đạo vì dân thương dân. Trần Quang Khải đã cất cao khát vọng
	“Thái bình nên gắng sức, non nước vẫn nghìn thu”
- VH còn thể hiện niềm tự hào đất nước sạch bóng quân thù, niềm tự hào về chiến thắng ngoại xâm đem về 1 nền thái bình muôn thưở cho nhân dân.
	“Giặc ta muôn thưở thanh bình
	Bởi đâu đất hiểm cốt mình đất cao”
	(Phú sông Bạch Đằng)
hay lời bá cáo sang sảng của Bình Ngô Đại Cáo đã khẳng định :
	“Muôn thưở nền thái bình vững chắc
	Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”
3/ Tinh thần quật khởi chống xâm lược:
a) Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược:
- Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược là ý thức dân tộc. Ý thức này khiến dân tộc ta có thái độ mạnh mẽ trước nạn ngoại xâm. Với ý thức đó mà dân tộc VN chúng ta trãi qua từ thời đại này sang thời đại khác không vung túng cho kẻ thù ngạo ngược trên đất nước ta. Điều này cũng thể hiện hùng hồn trong án văn của Lý Thường Kiệt:
	“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
	Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
 ( Lý Thường Kiệt )
- Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược còn thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết làm rửa thịt ở Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Hào khí đó còn thể hiện qua chí khí hào hùng của tướng lĩnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:
	“Múa giáo non sông trãi mấy thu
	Ba quân khí mạnh ác sao ngưu”
	(Phạm Ngũ Lão)
- Nó còn thể hiện nỗi đau lòng, nhức óc mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà. Qua lời cáo Bình Ngô:
 “ Những trằn trọc trong cơn mộng mị
	 Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.” 
b) Tinh thần chiến đấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc khỏi bờ cõi:
- Chính ý thức dân tộc, chính lòng kiên cường quyết không khuất phục ngoại ban nên dân tộc ta đã lập nên những chiến thắng lẫy lừng đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi từ thời đại này sang thời đại khác.
- Chiến thắng rực rỡ trong thời Trần
	“ Chương Dương cướp giáo giặc
	 Hàm Tử bắt quân Hồ”
	(Trần Quang Khải)
Với khí thế oai hùng:
 “ Thuyền bè muôn đội,
 Tinh kì phất phới
	Tì hổ ba quân
	Giáo gươm sáng chói”
	(Trương Hán Siêu)
- Ý chí dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:
	“ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
	Voi uống nước, nước sông phải cạn”
- Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:
	“ Đánh một trận sạch không kình ngạc
	 Đánh hai trận tan tác chim muông”
 ( BNĐC )
4/ Đánh giá chung:
- Từ TK X à hết TK XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc ta mà còn xây dựng được một nền VH viết rất đáng tự hào.
- Nền VH viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược đã trở thành một trong những truyền thống quý báo của dân tộc ta.
II/. CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO TRONG VHVN TỪ TK XVI à GIỮA XIX:
- XHPK VN từ giữa TK XVI rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn PK Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn gây ra những cuộc chiến tranh liên miên làm cho nhân dân khổ sở. Phản ánh thực trạng đó, VH đã “lên án cái XH ấy”. Lập trường của các nhà văn trong giai đoạn này là lập trường nhân sinh, về bản chất, nó chống lại những sự ràng buộc phong kiến.
1/.VH lên án XHPK suy vi:
a) Từ giữa TK XVIII, chế độ pk nước ta bắt đầu suy yếu. Các giềng mối pk suy sụp, tư tưởng nho giáo bị phá sản. Chủ nghĩa tôn quân sụp đổ. Điều này khiến cho đời sống người dân khốn khổ bởi những tập tục quái đản của các vị vua chúa đặt ra. Thế nên VH đã lên án bằng những tác phẩm như : lệ hiến dế chọi, hiến cung tần mĩ nữ. VH còn tố cáo thói ăn chơi xa hoa trụy lạc của vua chúa bấy giờ:
	“Hoa này bướm nở thờ ơ
	Để gầy bông thắm để xơ nhuỵ vàng”
Hoặc:
	“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
	Chơi hoa cho rửa nhuỵ dần lại thôi”
b) XHPK bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt giữa các tập đoàn pk chính trị với nhân dân lao động mà đại bộ phận là nông dân. Bọn thống trị Trịnh – Nguyễn đã gây ra những cuộc đấu tranh phi nghĩa làm cho nhân dân vô cùng khốn khổ.
- Lời than thở của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” thể hiện nỗi chán ghét chiến tranh:
	 “Lòng này gởi gió đông có tiện?
 Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
- Phạm Đình Hổ, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Du đã ghi nhận những cảnh mất mùa liên tiếp, nhân dân đói khổ, người chết, người bỏ xứ sống kiếp ăn xin  Rồi những ngậm ngùi thương cảm kiếp sống con người trong văn chiêu hồn, đặc biệt là cuộc sống bị áp bức của người dân lương thiện được phản ánh trong “Truyện Kiều”.
	“Một ngày lạ thói sai nha
	Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
- Rồi người phụ nữ cũng là nạn nhân trong XH này
	“Đau đớn thay phận đàn bà
	Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
c) Chiến tranh liên miên, XH loạn lạc, nhân dân điêu linh cùng khốn là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà văn, còn là nguyên nhân nổ ra những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Các cuộc khởi nghĩa này dần dần lan rộng khắp nơi mà mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, được ghi lại trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái.
- Bên cạnh việc lên án XHPK mục nát, các nhà văn nhà thơ còn đứng trên lập trường nhân sinh để nhìn nhận những vấn đề đặt ra trong xh thời đó.
2/.VH có lập trường nhân sinh, chống lại những sự ràng buộc phong kiến:
a) Hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong đó các nhà thơ, nhà văn đặt ra những vấn đề về quyền sống của con người trong XHPK, nhất là quyền sống của người phụ nữ, vấn đề tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi và đấu tranh chống lại những thế lực XH vùi dập con người. Các tác giả của giai đoạn VH này đã đứng trên lập trường nhân sinh để nhìn nhận những vấn đề đặt ra trong XH qua các sáng tác của mình.
b) Chế độ vua quan thời bấy giờ tù túng như một cái lồng, mà người ta muốn phá tan cái lồng để bay bổng tận trời cao, làm bạn với mặt trời:
	“Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán
	Phá vòng vây bạn với Kim Ô”
	(Nguyễn Hữu Cầu)
- Muốn làm con người đội trời đạp đất, trút sạch mọi thứ ràng buộc, áp bức:
	“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
	Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
 ( Truyện Kiều )
- Nếu Nguyễn Công Trứ khinh bỉ bọn bất tài ví như cây vông ruột xốp vô dụng thì Cao Bá Quát tả nỗi lòng phẫn uất trước cuộc đời mà quyết xoay bạch ốc lại lâu đài, thể hiện hoài bảo làm trai.
	“Khách nam nhi chẳng vì thế thái
	Đem thân ra đỡ lấy cương thường”
	Ngồi nhìn lang sói nghênh ngang
	Bạc đầu áo gấm về làng bôi nhơ
	Lại không hay mực hoàđầu thuẫn
	Tờ hịch bay yên trấn bốn phương
( Tiễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín)
c) Bên cạnh đó, VH giai đoạn này còn đặt ra những vấn đề quyền sống của con người, chống lại những thế lực đen tối vùi dập người lương thiện. Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép lên án XHPK mục nát, ám chỉ XH thời Nguyễn Du. Đó là 1 XH đầy rẫy bọn quan lại tham ô, bất tài, bọn buôn người, bọn lưu manh và thế lực đen tối của đồng tiền. Cuộc đời Thuý Kiều là một điển hình cho người lương thiện bị chà đạp bởi cái XH xấu xa mục nát ấy:
	“Có ba trăm lạng việc này mới xong”
 - Từ đó, VH nói lên ước mơ tự do, công lí chính nghĩa, chống lại những ràng buộc phong kiến. Hành động khởi binh chống lại triều đình của Từ Hải, hành động báo ân, báo oán của Thuý Kiều thể hiện rõ những ước mơ đó của nhân dân.
d) Ngoài việc đấu tranh phản kháng uy quyền của bọn thống trị thối nát, VH còn đấu tranh chống lại những uy quyền khác về mặt tinh thần, tình cảm trong khuôn khổ pk trên lập trường nhân sinh. Những ràng buộc khắc khe trong tình yêu hôn nhân, trong hạnh phúc lứa đôi, các thành kiến coi khinh phụ nữ đều bị tấn công, đã kích. Thơ Hồ Xuân Hương đã phản kháng nam quyền.
	“Ví đây đổi phận làm trai được
	Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
	(Hồ Xuân Hương)
- Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều đã bênh vực quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.
	“Đang tay muốn đứt tơ hồng
	Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”
3/.Tóm lại:
- Với số lượng sáng tác đa dạng và phong phú, VH từ giữa TK XVI à giữa TK XIX đã phản ánh nhiều mặt trong XHPK suy tàn, có nội dung phê phán hiện thực, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo, chống lại những sự ràng buộc của chế độ phong kiến. Do đó VH giai đoạn này vừa có giá trị phản ánh lịch sử XH, vừa có giá trị nhân văn sâu sắc.
4/.Củng cố: 
 - Ở mỗi một thời đại, ở mỗi biến động lịch sử VH đều nắm bắt kịp thời để phản ánh
5/.Dặn dò: 
 - Học bài và tập tìm hiểu thêm qua một số TP trong chương trình về CN yêu nước và tinh thần nhân đạo. 
V/.RÚT KINH NGHIỆM: 
........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 10(14).doc