Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Ra - Ma buộc tội

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Ra - Ma buộc tội

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Nắm được cốt truyện " Ra-ma-y-a-na ", vị trí và ý nghĩa của đoạn trích.

 Hiểu được diễn biến tâm trạng của Ra- ma.

 Nắm được nghệ thuật và xây dựng nhân vật qua đoạn trích.

B. Các bước lên lớp:

 Ổn định tổ chức: sĩ số.

 Kiểm tra bài cũ:

 Hỏi: Trình bày diễn biến tâm lí của Pê-lê-nốp trước tác động của nhũ mẫu và con trai? Em có suy nghĩ gì trước cảnh gia đình sum họp?

 Đ.A: - Trước tác động của hai người, tâm trạng của Pê.:

 +Nhũ mẫu: Thận trọng, không tin -> Có phân vân -> Sắp gặp: Rất đỗi phân vân -> Gặp: Giằng xé dữ dội về lí trí.

 + Con trai: Phân vân cao độ , xúc động dữ dội.

 - Cảnh gia đình sum họp:

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 16959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Ra - Ma buộc tội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2007 Ra- Ma buộc tội
Tiết theo PPCT: 17 ( Trích sử thi “Ra- ma-ya-na”-Van-Mi-Ki )
Lớp dạy 10A3 
A. Mục tiêu bài học:
Nắm được cốt truyện " Ra-ma-y-a-na ", vị trí và ý nghĩa của đoạn trích.
 Hiểu được diễn biến tâm trạng của Ra- ma. 
 Nắm được nghệ thuật và xây dựng nhân vật qua đoạn trích.
B. Các bước lên lớp:
 ổn định tổ chức: sĩ số.
 Kiểm tra bài cũ:
 Hỏi: Trình bày diễn biến tâm lí của Pê-lê-nốp trước tác động của nhũ mẫu và con trai? Em có suy nghĩ gì trước cảnh gia đình sum họp?
 Đ.A: - Trước tác động của hai người, tâm trạng của Pê...:
 +Nhũ mẫu: Thận trọng, không tin -> Có phân vân -> Sắp gặp: Rất đỗi phân vân -> Gặp: Giằng xé dữ dội về lí trí.
 + Con trai: Phân vân cao độ , xúc động dữ dội.
 - Cảnh gia đình sum họp: 
 + Khẳng định tấm lòng chung thuỷ sắc son của Pê... và sự khéo léo của nàng khi xác minh sự thật.
 + Trí tuệ sắc bén của Uy... khi vượt qua bao thử thách để được đoàn tụ cùng gia đình
Giới thiệu bài mới:
 Nếu người anh hùng Uy- lít-xổytng sử thi Hy- lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm-săn trong sử thi Tây nguyên VN là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ; đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng ; thì Ra-ma - người anh hùng trong sử thi ấn Độ lại được ngợi ca bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân.Để thấy rõ điều đó , chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích " Ra-ma buộc tội ", trích sử thi " Ra-ma-ya-na" của Van-mi-ki.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 ( Gọi HS đọc tiểu dẫn )
Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? ( Trình bày những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm )
Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Ra....?
( Học sinh đọc theo phân vai) 
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta là cuộc gặp gỡ như thế nào?(Có giống cuộc gặp của Pê-lê-nốp và Uy-lít-xơ không?)
 * Diễn biến tâm trạng của Ra-ma:
Sau chiến thắng quỷ vương Ra-va-na cứu được Xi-ta,Ra-ma đã nói những gì với ai?
-Lời lẽ của Ra- ma với Xi- ta thể hiện như thế nào? Nó có phù hợp với tâm trạng của một người chồng xa vợ lâu ngày không?
- Ra-ma còn bộc lộ mục đích chiến đấu của mình như thế nào?
 Em có nhận xét gì về sự khẳng định ấy? 
 Ngoài đề cao lí tưởng chiến đấu của cộng đồng , Ra- ma còn bộc lộ thái độ gì?
 ( Ra- ma nghi ngờ Xi- ta vì những lẽ gì, buộc Xi- ta những tội gì? )
Vì sao Ra- ma ra sức cứu Xi-
ta rồi lại kết tội và ruồng bỏ nàng? 
 Động cơ và thái độ của Ra.. đúng hay sai? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Ra-ma ?
 Thái độ của Ra-ma thể hiện như thế nào khi Xi-ta bước lên giàn hoả thiêu? 
I.Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn: Về tác giả và tác phẩm:
 - Về tác giả:
 + Theo truyền thuyết, Van- mi- ki sống vào khoảng thế kỷ III trước CN, xuất thân từ đẳng cấp Bàlamôn.
 + Bị cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng làm nghề trộm cướp . ở đó ông được thánh Na-ra-đa khuyên răn , sau đó tu luyện trở thành đạo sĩ .
 + Van- mi-ki là người thông minh, có trí nhớ kì lạ, ăn nói lưu loát, xuất khẩu là thành thơ -> được thánh Na... truyền lại cho câu chuyện về chàng hoàng tử Ra- ma -> Ông ghi nhớ và sáng tác thành tuyệt tác Ra... ,; tác phẩm văn vần bằng tiếng Xăng- cơ- rít.
 - Về tác phẩm:
 + Là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng ấn Độ và thế giới ( Ma- ha-bra-ha-ta )
 + Người ấn độ xem Ra... như Kinh Thánh và tin rằng: " Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra.. còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi ".
 + Tác phẩm gồm 24.000 câu thơ đôi . 
 - Tóm tắt tác phẩm : SGK
 * Giá trị của tác phẩm:
 - Nội dung: + Là bức tranh rộng lớn về XH ấn Độ cổ đại 
 + Ca ngợi đức tính cao quý của con người
 + Thể hiện giá trị nhân văn.
 - Nghệ thuật:+ Cách kể giản dị, lôi cuốn.
 + Tâm lí được diễn tả tinh tế.
2. Đoạn trích:
a.Vị trí đoạn trích:
 - Nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79
b. Bố cục đoạn trích:
 - Đoạn trích chia làm 2 phần:
 + Phần 1: Từ đầu đến " Ra-va-na đâu có chịu được lâu " : Cuộc gặp gỡ giữa Ra- ma và Xi- ta; và diễn biến tâm trạng của Ra- ma.
 + Phần 2 ( còn lại ): Diễn biến tâm trạng của Xi- ta.
 c. Đại ý:
 - Miêu tả thái độ, hành động và diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi- ta sau khi Ra- ma đã cứu được Xi- ta.
II. Đọc- hiểu:
 1. Diễn biến tâm trạng của Ra- ma:
 * Cuộc gặp mặt giữa Ra-ma và Xi- ta:
 + Xi-ta phải đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo.
 + Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một viên quan toà có quyền kết án.
 => Đây không phải là một cuộc đoàn tụ mừng rỡ đầy yêu thương giữa 2 vợ chồng sau những ngày 
gian truân, xa cách; mà là một " Phiên toà "thật sự 
gay gắt và căng thẳng.
 * Tâm trạng của Ra-ma:
 - Ra-ma nói với tất cả mọi người để :
 + Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình .
 + Tuyên dương công trạng những người đã giúp
 đỡ mình - những người bạn hảo hán ( Như tướng khỉ Ha-nu-man và quỷ em Vi-phi-sa-na ...)
 -> Lời lẽ rành mạch, trịnh trọng, tự hào, lạng lùng.
 ( Nói trước những người khác thể hiện tính công khai của sử thi ). " Ta"
 - Xưng hô với Xi- ta rằng [
 " Phu nhân cao quý "
 -> Cách xưng hô trịnh trọng, oai nghiêm( quân vương ), thiếu yêu thương, thân mật theo lẽ thường
 -Nhấn mạnh mục đích chiến đấu:
 + " Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻ tầm thường".
 +"Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xoá bỏ 
vết ô nhục để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ
 lừng lẫy tiếng tăm"
 Không phải vì Xi-ta
 -> Mục đích [
 Vì danh dự, phẩm giá, nghĩa vụ
 đẳng cấp.
 {- > Ra- ma đúng là một Hoàng tử, một Quốc vương mẫu mực. Tính chất cộng đồng của sử thi biểu hiện ở sự khẳng định này.
 - Ra- ma còn bộc lộ nghi ngờ trinh tiết của Xi- ta,
vì:
 +" Nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ"
 +" Nàng bị quấy nhiễu trong vạt áo của Ra- va-na"
 + "Đôi mắt tội lỗi ...đă hau háu nhìn khắp người nàng "
 -> Đó là thái độ của một người ghen tuông, ích kỉ->
 Ra- ma đă lăng nhục Xi- ta trước mặt mọi người, không nhận nàng làm vợ, ruồng rẫy và đuổi nàng.
 + " Ta không cần đến nàng nữa"
 + " Nàng muốn đi đâu tuỳ ý "....
 + Có thể để tâm đến Lắc- ma-na...
 - Vì uy tín, danh dự của gia đình, dòng họ quyền 
quý cao sang; vì vinh quang chiến thắng , vì lòng tự hào của cả cộng đồng...Tất cả không cho phép Ra-
 ma chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm tổn hại đến danh dự.
 - Mặt khác con người ghen tuông, mối nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta đã nổi lên trong lòng chàng: 
 " Thấy người đẹp với gương mặt bông sen, với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình , lòng Ra- ma đau như dao cắt "
 Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỉ bộc lộ dần 
 -> Sự mâu thuẫn trong một con người:
 Chồng Anh hùng
 ............... > < ...................
 Yêu+ đau Danh dự
{-> Buông ra những lời tàn nhẫn, gay gắt, xúc phạm thô bạo trước mặt mọi người .
=> Thái độ bất bình thường của Ra- ma chứng tỏ lòng ghen đã bị dồn nén đến cao độ, lòng ghen tuông đó
đã làm cho vị quân vương thiếu bình tĩnh và sáng suốt.
 ==> Ra- ma tuy là một vị thần giáng sinh, nhưng vẫn mang đặc điểm của con người trần tục: Chàng yêu hết mình nhưng cũng ích kỉ, ghen tuông cực độ; Có lúc oai phong lẫm liệt nhưng cũng có lúc tầm thường nhỏ nhen ; Có lúc cương quyết rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu. 
 Bản chất thiện- ác; sáng- tối; tốt - xấu luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra- ma
 - Khi Xi-ta bước lên giàn hoả thiêu, Ra-ma:
 Câm lặng, không nói " mắt dán xuống đất lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy"
 -> Một tâm lí phức tạp giằng xé trong con người Ra- ma: 
 Anh hùng, thủ lĩnh( cao thượng) Đặc điểm
 [ ] nhân vật 
 Con người(Tầm thường, yếu mềm) sử thi
 -> Hoàn cảnh của Ra-ma thật ngặt nghèo, đòi hỏi chàng phải có sự lựa chọn quyết liệt: Tình yêu hay danh dự -> Chàng quyết định chọn danh dự .
 => Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế, chân thực
 về thái độ ghen tuông, ngờ vực của Ra- ma - một vị thần thánh, một bậc quân vương, nhưng cũng có đủ mọi cung bậc tình cảm của một con người trần tục. Những nét tính cách đó đã làm cho Ra- ma dù là một nhân vật sử thi, nhưng vẫn không hề công thức- ước
 lệ mà tràn đầy tính sinh động, cụ thể, hấp dẫn. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 2. Tâm trạng và thái độ của Xi- ta:
 Xi- ta đã ở trong hoàn cảnh như thế nào?
 Trước những lời lẽ buộc tội của Ra-ma, Xi-ta thể hiện thái độ và tâm trạng gì?
 Xi-ta đã bênh vực mình như thế nào? Lời đáp và hành động của Xi-ta cho thấy phẩm chất gì của nàng? 
 Xi-ta đã trách móc Ra-ma 
như thế nào? Nàng là người phụ nữ như thé nào?
 Trong hoàn cảnh của Xi-ta lúc này, nàng đã chọn cách
 giải quyết như thế nào?
 Tìm chi tiết mang tính huyền thoại và nêu ý nghĩa?( Xi-ta nhảy vào lửa và kết quả ra sao?)
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Xi-ta?
 III. Củng cố:
 Học xong bài này cần ghi nhớ những gì?
 IV. Bài tập nâng cao:
 Qua đoạn trích , tìm hiểu vài nét đặc trưng trong phong cách thể hiện nhân vật a. hùng của sử thi ấn độ 
 - Hoàn cảnh: Xa chồng + Quỷ vương dụ dỗ -> đấu tranh để giữ trinh tiết, lòng chung thuỷ.
 -> Được giải cứu, nàng rất vui và hạnh phúc .
 - Trước những lời buộc tội của Ra- ma, Xi-ta:
 + " Mở tròn đôi mắt đẫm lệ "- nàng ngạc nhiên đến sững sờ.
 + Nỗi đau tăng dần:
 . " Đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát" 
 . " Nàng muốn chôn vùi hình hài, thân xác của mình..."
 . " Mõi lời nói của Ra- ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên"
 . " Nước mắt nàng đổ ra như suối "
 . " Giọng nói nghẹn ngào nức nở "
 - Xi-ta bênh vực mình : " Số phận của thiếp đáng chê trách " -> Nàng đổ cho số phận của mình. Bởi nàng làm sao có thể cưỡng lại khi quỷ vương Ra-va-na dùng mưu để bắt cóc nàng.
 ( Khi người ta không tự quyết định được cuộc sống của mình, con người thường đổ cho số phận - Xi-ta cũng vậy )
 - Xi-ta khẳng định : " Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp , tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng "
 -> Nàng khẳng định trái tim và tình yêu của nàng vẫn dành cho Ra-ma.
 ( Nếu thể xác của nàng Ra-va-na xúc phạm, đó là vì thân phận yếu hèn dưới quyền của hắn; Còn trái tim không hề bị khuất phục, vẫn một mực thuỷ chung , hướng về chồng )
 - Nàng trách móc Ra-ma:
 + " Chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và những người bạn hữu của chàng đã khỏi phải chịu những phiền muộn đau khổ
 + " Như một người thấp hèn bị cơn dày vò, người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường"
 + " Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp ... vì sao hòi thanh niên chàng đã cưới thiếp "
 -> Nàng không chỉ trách móc, mà còn phê phán mạnh mẽ Ra-ma -> Xi-ta là một người không dễ dàng cam chịu những phũ phàng, ngang trái. Xi-ta
 là một con người mạnh mẽ, cương quyết . Nàng thực sự chung thuỷ trong tình yêu.
 - Xi-ta nói với Lắc-ma-na( em trai của Ra-ma)
 " ...Hãy chuẩn bị cho chị một giàn hoả thiêu....Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy...Chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa"
 ( Thần lửa có mặt ở khắp mọi nơi, biết tất cả những hành động tốt xấu mà con người đã làm )
 -> Vì thế Xi-ta chỉ còn cách bước lên ngọn lửa để thể hiện lòng chung thuỷ của mình - Nàng bình thản bước vào giàn hoả thiêu -> Sự chung thuỷ, biết hy sinh vì chồng .
 - Xi-ta nhảy vào lửa- một chi tiết huyền thoại . Trang tuyệt thế giai nhân đã nộp mình cho lửa
 -> Nàng không chết - Bởi nàng đã được thần lửa Anhi che chở - Quả thật đã có yếu tố thần linh -> 
Xi-ta đã chứng minh được tình yêu và đức hạnh
thuỷ chung.
 => Tác giả chọn chi tiết này cũng là cách giải quyết mâu thuẫn căng thẳng giữa tình yêu và nhân phẩm.Chỉ có thần linh mới chứng giám được, mới kiểm chứng được đức hạnh con người.
 - Tác giả đã khắc hoạ một Xi-ta trong sáng , chân thực, toàn vẹn - Một hình tượng người phụ nữ ấn Độ
 cổ đại hoàn thiện đáng được ngưỡng mộ -> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật => Tính bi hùng của sử thi .
 Ra- ma trọng danh dự, hi sinh cả tình yêu
 - [ Xi-ta là người vợ chung thuỷ, trong sáng, => Cả 2 đều trọng danh dự và nhân phẩm, cả 2 đều hi sinh tình yêu. Vì vậy tác phẩm nặng tính giáo huấn, xung đột gay gắt về đạo lí trong tâm trạng nhân vật .

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.18.Rama buoc toi.doc