Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Trường THPT Thị Xã Trà Vinh

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Trường THPT Thị Xã Trà Vinh

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ.

2. Cách viết sử biên niên là sự kết hợp giữa biên niên và tự sự.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc với gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 144 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Trường THPT Thị Xã Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái sư Trần Thủ Độ
(Trích Đại Việt Sử kí toàn thư)
 Ngô Sĩ Liên
A. mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ.
2. Cách viết sử biên niên là sự kết hợp giữa biên niên và tự sự.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C. cách thức tiến hành
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc với gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Người viết sử ít nhất phải có hai phẩm chất:
+ Một là, tài năng và học vấn rộng.
+ Hai là, có dũng khí và trung thực.
Dũng khí thể hiện ở sự khen, chê rõ ràng, không khuất phục trước cường quyền, không bẻ cong ngòi bút, không a dua xu phụ. Dũng khí và trung thực cộng với tài năng lựa chọn sự kiện, không miêu tả dài dòng là yêu cầu cần thiết đối với một sử gia lớn. Để thấy được, chúng ta tìm hiểu đoạn trích: “Thái sư Trần Thủ Độ” trong “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
 1. Tiểu dẫn (HS đọc SGK)
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
Giới thiệu có tính khái quát: Tác giả sử gia: Ngô Sĩ Liên, tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư” và vài nét về Trần Thủ Độ: 
+ Gồm hai phần Ngoại kỉ và Bản kỉ. Phần Ngoại kỉ viết về lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng đến thế kỉ thứ X. Phần Bản kỉ viết tiếp từ Đinh Tiên Hoàng đến thời hậu Lê.
 + Tác phẩm là công trình của một nhóm tác giả do Ngô Sĩ Liên đứng đầu và hoàn thành năm 1498, dựa vào Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Đại Việt sử kí toàn thư gồm 15 quyển, sau đó nhóm Phạm Công Trứ viết 5 quyển nữa là 20 quyển.
- Trần Thủ Độ: Người có công dựng lên nhà Trần, giúp Trần Thái Tông ổn định chính trị, kinh tế đất nước.
- Lựa chọn bốn sự kiện và cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc hoạ một nhân cách không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và khuyến khích cấp dưới làm như mình của Trần Thủ Độ.
- Linh Từ Quốc Mẫu với Công Chúa là một. Nguyên do cụ thể: Bà là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông, là mẹ đẻ của Lí Chiêu Hoàng. Khi nhà Lí mất, bà bị giáng làm công chúa và lấy Trần Thủ Độ.
 Thái sư Trần Thủ Độ
1. Giới thiệu về Trần Thủ Độ
 a. Ngày, tháng, năm qua đời được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.
 b. Sinh thời không có học vấn nhưng tài lược hơn người. Làm quan triều Lí được mọi người mến mộ.
 c. Trần Cảnh lấy được thiên hạ nhờ Trần Thủ Độ, nên Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua.
2. Phẩm chất tính cách của Trần Thủ Độ:
 a - Với người hặc tội mình (chú ý lời nói và hành động của Trần Thủ Độ).
 b - Với việc làm của người lính ở thềm cấm
 c - Với việc Quốc Mẫu xin riêng cho một người làm Câu đương (chức xã quan thời xưa).
 d - Với việc Thái Tông muốn cho anh ruột Trần Thủ Độ làm tướng.
3. Vài nét đánh giá (khen) của sử gia
 + Làm tướng nhưng việc gì cũng để ý
 + Giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt.
 + Thái Tông làm bài văn bia thờ Thủ Độ khi còn sống.
2. Văn bản (HS đọc SGK)
- Nêu chủ đề
II. Đọc - hiểu
 1. Cho biết Quốc Mẫu, Công chúa là ai? Có quan hệ như thế nào với Trần Thủ Độ?
 2. Lập dàn ý cho văn bản.
3. Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, người viết sử đã chọn bốn sự kiện. Đó là những sự kiện nào? Hãy phân tích các sự kiện đó. Anh (chị) thấy Trần Thủ Độ là người như thế nào?
4. Lối viết sử của tác giả hấp dẫn tạo được yếu tố bất ngờ có kịch tính nhưng lại kiệm lời. Hãy làm sáng tỏ.
III. Củng cố
Bài tập nâng cao:
Qua hai đoạn trích "Thái phó Tô Hiến Thành" và "Thái sư Trần Thủ Độ" hãy nhận xét về thái độ của hai sử gia đối với nhân vật lịch sử.
I. Tìm hiểu chung
 1. Tiểu dẫn (SGK)
- Ngô Sĩ Liên: Người Chúc Lí, Chương Mĩ, Hà Tây, chưa rõ năm sinh, năm mất, đậu tiến sĩ năm 1442, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” cả về phương pháp biên soạn lẫn nội dung tác phẩm.
 - Đại Việt sử kí toàn thư 
 + Gồm hai phần Ngoại kỉ và Bản kỉ. Phần Ngoại kỉ viết về lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng đến thế kỉ thứ X. 
 + “Thái sư Trần Thủ Độ” trích từ quyển 5, phần Bản kỉ của “Đại Việt sử kí toàn thư”.
 - Trần Thủ Độ: Người có công dựng lên nhà Trần, giúp Trần Thái Tông ổn định chính trị, kinh tế đất nước.
- Lựa chọn bốn sự kiện và cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc hoạ một nhân cách không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và khuyến khích cấp dưới làm như mình của Trần Thủ Độ.
- Linh Từ Quốc Mẫu với Công Chúa là một. Nguyên do cụ thể: Bà là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông, là mẹ đẻ của Lí Chiêu Hoàng. Khi nhà Lí mất, bà bị giáng làm công chúa và lấy Trần Thủ Độ.
 Thái sư Trần Thủ Độ
II. Đọc - hiểu
1. Giới thiệu về Trần Thủ Độ
 a. Ngày, tháng, năm qua đời được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.
 b. Sinh thời không có học vấn nhưng tài lược hơn người. Làm quan triều Lí được mọi người mến mộ.
 c. Trần Cảnh lấy được thiên hạ nhờ Trần Thủ Độ, nên Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua.
2. Phẩm chất tính cách của Trần Thủ Độ:
 a - Với người hặc tội mình (chú ý lời nói và hành động của Trần Thủ Độ).
 b - Với việc làm của người lính ở thềm cấm
 c - Với việc Quốc Mẫu xin riêng cho một người làm Câu đương (chức xã quan thời xưa).
 d - Với việc Thái Tông muốn cho anh ruột Trần Thủ Độ làm tướng.
3. Vài nét đánh giá (khen) của sử gia
 + Làm tướng nhưng việc gì cũng để ý
 + Giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt.
 + Thái Tông làm bài văn bia thờ Thủ Độ khi còn sống.
a) Với người hặc tội mình
 Thói đời, người ta thường ghét ai đó vạch tội mình, chí ít cũng không bằng lòng. Trái lại, Trần Thủ Độ khác hẳn. Ông thừa nhận trước mặt vua, người hặc tội: “Đúng như lời người ấy nói” và bất ngờ “lấy tiền lụa thưởng cho anh ta”.
 Rõ ràng, Trần Thủ Độ thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân. Ông còn khích lệ cấp dưới trung thực, dũng cảm vạch sai lầm, tội lỗi của người khác, cho dù đó là bề trên của mình.
b) Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm.
 Đây là thể hiện thái độ của Trần Thủ Độ với cấp dưới của mình. Ông không vì vợ yêu quý của mình mà vì kỉ cương phép nước. Cho nên, ông đã khích lệ người dưới quyền của mình giữ phép nước: “Người ở cấp thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa”, bèn lấy vàng, lụa ban thưởng rồi cho về.
c) Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước
Trần Thủ Độ có cách ứng xử rất tế nhị:
 + Không làm mất lòng vợ
 + Răn đe kẻ hay cậy nhờ xin chức tước mà bản thân không đủ tư cách đảm nhiệm.
 + Cũng là răn đe vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy.
d) Chống lại thói kéo bè, kéo đảng, đưa anh, em họ hàng vào nắm chức vụ trong triều đình.
Qua bốn sự kiện trên, có thể thấy Trần Thủ Độ là một con người thẳng thắn, cương trực, không vì mình, luôn giữ gìn kỉ cương phép nước. Đồng thời khích lệ cấp dưới thực hiện như mình. Chân dung con người Trần Thủ Độ hiện lên khá rõ.
 a) Lối viết sử hấp dẫn, tạo được yếu tố bất ngờ, có kịch tính.
 + ở mỗi sự kiện, Trần Thủ Độ xử sự đi ngược lại với dự đoán của người đọc.
Với người hặc tội và người lính quân hiệu giữ thềm cấm, cứ tưởng họ phải bị chịu những cơn thịnh lộ của Trần Thủ Độ giáng xuống đầu. Song thật bất ngờ, Trần Thủ Độ thản nhiên trả lời: “Đúng như lời người ấy nói” và “Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế ta còn trách gì nữa”. Cả hai trường hợp đều lấy lụa vàng ban thưởng cho. Từ bất ngờ này, dẫn đến bất ngờ khác. Bất ngờ sau lớn hơn bất ngờ trước, kịch tính càng cao.
Sự kiện người xin giữ chức Câu đương càng giàu kịch tính hơn. Khi nghe vợ thỉnh cầu xin cho người giữ chức, Trần Thủ Độ “gật đầu và biên họ tên quê quán của người đó”. Người đọc nghĩ Trần Thủ Độ đã đồng ý. Kịch tính càng cao khi “người ấy mừng chạy đến” khi nghe gọi tên mình. Một câu nói của Trần Thủ Độ làm cho người trong cuộc và cả chúng ta không thể đoán được “ngươi vì có công chúa xin cho làm chức câu đương, không ví như người câu đương khác được”. Cứ tưởng người đó sẽ rất được ân sủng. Nào ngờ, Trần Thủ Độ hạ câu rất tự nhiên: “phải chặt một ngón chân để phân biệt” kết quả là “từ đó không ai dám đến thăm nhà riêng nữa”.
b) Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.
 + Mở nút mỗi sự kiện chỉ bằng hai câu. Một câu là lời nói của Trần Thủ Độ, một câu kể về hành động của ông. Người viết ngợi ca Trần Thủ Độ nhưng không có một câu ca ngợi nào. Cách viết ấy vừa kiệm lời vừa tự nhiên, vừa sâu sắc.
- Nhớ bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ để nhớ mãi nhân cách một con người thẳng thắn, không để tình nhà lấn át, giữ nghiêm kỉ cương phép nước và khuyến khích người cấp dưới mình làm tốt.
- Cách viết sử kiệm lời và tạo được kịch tính.
- Chúng ta càng tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, càng quý trọng di sản văn hoá dân tộc do cha ông để lại.
 - Người viết sử phải có tài năng và đức độ. Tài năng thể hiện ở sự lựa chọn tình tiết. “Thái phó Tô Hiến Thành” chỉ xoay quanh hai sự kiện. Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” có bốn sự kiện. Các tình tiết và sự kiện đều làm nổi bật nhân cách của nhân vật lịch sử. Tài năng ở người viết sử thể hiện tạo ra kịch tính bất ngờ, ứng xử linh hoạt. Cả hai đoạn trích đều thể hiện tài năng ấy. Bên cạnh tài năng, học vấn, thái độ của các tác giả sử học là giữ được phẩm chất ngòi bút, có gì đáng ca ngợi hoặc cần phải phê phán điều gì cụ thể. Ví dụ nói về Trần Thủ Độ “học vấn thấp nhưng tài thao lược”
 Qua hai đoạn trích, có thể thấy: nhìn chung các tác giả sử đều bộc lộ thái độ trân trọng và lòng ngưỡng mộ với hai nhân vật lịch sử - đó là thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ.
E. tham khảo
Trần Thủ Độ (1194-1264) là nhà chính trị lỗi lạc có công thành lập nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả họ Trần, sớm tham gia vào quân đội Trần Tự Khánh, giúp vua Lí dẹp loạn trở lại kinh đô. Năm 1224, ông được Lí Huệ Tông phong chức Điện tiền chỉ huy sứ, Tri thành thị nội ngoại chủ quản sự. Năm 1225, Lí Huệ Tông bị bệnh nặng, ông quyết định tổ chức cuộc thay đổi triều đại bằng việc đưa công chúa Chiêu Thánh mới 6 tuổi lên làm vua. Đầu năm 1226, ông lại tổ chức Đại hội ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập (1226), ông được giữ chức Thái sư, trông coi mọi việc triều chính giúp vua. Ông đã làm việc hết sức mình, như sử cũ nhận định : "Tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người", trong thì hoà giải mọi xích mích trong dòng họ mình, ngoài thì dẹp yên các lực lượng chống đối, chấn chỉnh bộ máy nhà nước, củng cố quan hệ với các thủ lĩnh dân tộc miền núi. Đầu năm 1258, quân Mông Cổ kéo sang xâm lược. Mặc dù đã hơn 60 tuổi, ông vẫn tích cực tham gia cùng vua lãnh đạo cuộc kháng chiến. Tình thế hết sức căng thẳng, vua Trần đi thuyền nhỏ đến hỏi ý kiến ông. Ông khảng khái đáp : "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo". Không lâu sau, theo đúng kế hoạch, quân ta phản công quyết liệt diệt được giặc Mông – Nguyên. Năm 1263, ông vẫn theo lệnh vua đi tuần nguồn sôn ...  trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi và thực hành.
D. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Lập bảng về Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Đặc điểm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cá thể
- Thể hiện tính cách, thói quen nét riêng của mỗi cá nhân trong trao đổi.
Tính thẩm mĩ
Ngôn ngữ xây dựng nên hình tượng, hình tượng phải mang tính thẩm mĩ. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.
Tính sinh động cụ thể
- Không sử dụng lối nói trừu tượng, chung chung mà chuộng lối nói sinh động, cụ thể đó là lời nói giàu âm thanh màu sắc mang dấu ấn rõ rệt của tình huống giao tiếp hàng ngày.
Tính đa nghĩa
- Thành phần biểu thị thông tin khách quan.
- Thành phần biểu thị tình cảm của nhà văn.
- Thành phần được xác định căn cứ vào câu chữ - Nghĩa tường minh.
- Thành phần suy ra từ nghĩa hàm ẩn.
- Nghĩa hầm ẩn vô cùng quan trọng.
Tính cảm xúc
Bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của người nói, viết một cách tự nhiên, trực tiếp theo khẩu ngữ hàng ngày.
Dấu ấn riêng của tác giả.
- Sở thích, sở trường của nhà văn rất khác nhau.
- Sở trường diễn ra đều đặn đến mức nào đó thì tạo thành dấu ấn riêng
Lập bảng về cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách
Cách sử dụng
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Về ngữ âm chữ viết
Phát âm thoả mái theo cách quen của mỗi người. Giọng nói thay đổi theo hoàn cảnh. Lời nói có thể kéo dài hoặc đứt quãng. Trong khi viết người ta có thể dùng các dấu câu (...), (:) 
Các yếu tố ngữ âm được khai thác triệt để xây dựng hình tượng hoặc ngữ âm gợi tả, biểu hiện nét nghĩa bổ sung (Thanh điệu), tất cả đều vần bằng, hoặc trắc, về chữ viết vận dụng mọi hình thức. 
Về từ ngữ 
- Thường dùng những từ ngữ biểu cảm thể hiện trực tiếp xúc cảm của người nói, từ ngữ nhiều khi suồng sã, thông tục,...
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng rất nhiều tình thái từ, phó từ, từ ngữ đưa đẩy, thán từ, từ ngữ địa phương, cả thổ ngữ.
- Sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các từ ngữ của các phong cách khác nhau.
- Ngoài những lớp từ chung, phong cách ngôn ngữ (thơ) còn có lớp từ riêng (giang sơn, thiên thu, lệ, nguyệt, chàng, nàng). 
Về ngữ pháp
- Dùng tất cả các kiểu câu với tính cụ thể sinh động của nó (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật). 
Dùng nó làm chủ ngữ giả
Dùng thêm từ gì mà (X + gì mà)
Nhiều từ ngữ chêm xen thì là. 
Sử dụng tất cả các kiểu câu trong thơ có hiện tượng ngắt dòng tách câu, buông lửng.
Về biện pháp tu từ 
Ưa với lối ví von so sánh
Trong xưng hô có cách gọi: Cún ơi! chó con ơi!. 
Biện pháp nói quá sử dụng nhiều
Có lối nói iếc hoá 
Hơn các phong cách ngôn ngữ khác tận dụng mọi biện pháp tu từ.
Các biện pháp tu từ liên quan tới ngữ âm, từ vựng, cú pháp. 
Về bố cục trình bày
- Thích diễn biến tự nhiên, cảm xúc, ý tưởng, đề tài luôn thay đổi.
- Nhiều đoạn, câu, từ lặp vì không có chuẩn bị.
- Hoặc vô ý mà trình bày lẫn lộn 
- Hết sức coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hoà.
- Bố cục được trình bày như là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất là thơ
Bảng xác định yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt 
Nhìn yêu cầu chung
Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết 
Khi nói và viết phải đúng âm tiếng Việt. 
Đúng chính tả, chú ý nhịp điệu tiết tấu 
Từ ngữ
Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa của nó
Mỗi từ ngữ có nghĩa riêng cần phân biệt.
Chú ý coi trọng tính nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ. Phải trau dồi hiểu biết về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ngữ pháp
Cần phải tuân thủ các quy tắc ngữ pháp 
Nói và viết đúng quy tắc ngữ pháp sẽ tránh được sự hiểu lầm. 
- Phải tuân thủ, tôn trọng tính chất chặt chẽ bó buộc của các quy tắc ngữ pháp. Song cần vận dụng linh hoạt các quy tắc đó. 
Yêu cầu về phong cách chức năng 
Nói, viết theo phong cách nào phải sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt của phong cách ấy. 
Tránh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của phong cách này sang phong cách khác.
Ví dụ: Không thể sử dụng bừa bãi, không đúng chỗ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 
Bài tập 4. Đặc điểm văn bản nói và văn bản viết
Đặc điểm văn bản nói
Đặc điểm văn bản viết
- Dùng trong giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe. Đây là hình thức sống động, cơ bản, tự nhiên nhất của con người. 
- Sử dụng âm thanh ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Nó thường dùng theo các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ nên khả năng tác động gợi cảm mạnh mẽ hơn so với văn bản viết. 
- Thường được người tiếp nhận nghe chỉ một lần. Nên người nói thường sử dụng những yếu tố dư thừa lặp lại nhằm nhấn mạnh nội dung. 
- Thường được người viết tiếp nhận nghe chỉ một lần. Nên người nói thường sử dụng những yếu tố dư thừa lặp lại nhằm nhấn mạnh nội dung. 
- Người nói người nghe cùng có mặt nên hình thức tỉnh lược thường xuyên được sử dụng. Điều này làm cho văn bản nói nhiều khi không trau chuốt. 
- Thực hành bằng chữ viết: Do đó có khả năng lưu giữ lâu dài, hướng tới phạm vi người đọc hết sức rộng lớn.
- Do vắng mặt người tiếp nhận trực tiếp lại không sử dụng âm thanh, các yếu tố phi ngôn ngữ mà chỉ dùng kí hiệu chữ viết nên văn bản viết phải sử dụng hệ thống các dấu câu, kí hiệu quy ước để biểu đạt làm cho văn bản tự đầy đủ về ý nghĩa. 
- Có từ ngữ đặc thù không có trong văn bản nói.
- Diễn tả rõ ràng, lôgích, mạch lạc, văn bản viết thường có kiểu câu dài, nhiều thành phần, được nối kết chặt chẽ bằng các quan hệ từ. 
- Văn học viết thường tinh luyện và trau chuốt,...
Bài tập 5. Bảng xác định đặc điểm văn bản
Thống nhất về đề tài, 
nội dung và mục đích
Hoàn chỉnh 
về hình thức
Văn bản 
có tác giả
- Văn bản nào cũng nói và viết về một đề tài.
- Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn đều bám sát đề tài. 
- Người nói viết thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh (nội dung)
- Văn bản nào cũng có mục đích. Đó là sự tác động vào người nghe, người đọc.
- Đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích quy định cách chọn từ ngữ.
- Thường có bố cục gồm 3 phần 
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài 
- Hoặc theo sự quy định chặt chẽ như thơ cách luật, đơn từ hợp đồng. 
- Các câu, các đoạn sắp xếp hợp lí.
- Tạo lập văn bản nào cần sử dụng đúng quy tắc của văn bản ấy. 
- Lời nói của ai thì đó là tác giả 
- Văn bản hành chính thì có tên người với chức danh.
- Một bài báo, cuốn sách có tên người viết.
- Văn bản nghệ thuật mang dấu ấn riêng của tác giả. 
Bài tập 6. HS về nhà làm.
Bài viết số 8
(Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
* Yêu cầu	
1. Nắm vững nội dung cơ bản của các bài ở phần văn học, tiếng Việt và làm văn trong sách Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là tập 2. 
2. Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài kiểm tra theo yêu cầu và cách thức đánh giá mới. 
Trắc nghiệm (Kiểm tra toàn diện kiến thức đã học) chiếm 30 - 40% số điểm. 
Tự luận: Kiểm tra cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học.
Tổng kết phương pháp 
Đọc - hiểu văn bản văn học 
A. mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Củng cố những hiểu biết về phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học.
2. Có ý thức vận dụng phương pháp đọc - hiểu để hình thành năng lực đọc văn bản văn học.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C. cách thức tiến hành
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Bài tập 1. Lập bảng xác định
Tác phẩm
Ngữ cảnh văn bản
Ngữ cảnh tình huống
Ngữ cảnh văn hoá
Phú sông Bạch Đằng 
- Từ ngữ thể hiện ngữ cảnh văn bản 
+ Khách  miết
+ Đến sông Bạch Đằng
+ Bát ngát.. còn lưu 
+ Chừ hổ mặt 
Chù lệ chan
- Chia đoạn là thể hiện ngữ cảnh văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác bài Phú. Nhà Trần đang trên đường suy thoái
- Hồi tưởng của một tâm hồn nghệ sĩ có ý thức trách nhiệm với vận mệnh đất nước. 
Đại cáo bình Ngô 
- Từ ngữ 
+ Việc nhân nghĩa.. 
Việc xưa xem xét chứng cớ còn ghi, ...
+ Kiên quyết tiêu diệt kẻ thù (trận Bồ Đằng ... vỡ). 
+ Từ ngữ Liệt kê chiến thắng. 
- Chia đoạn làm rõ ngữ cảnh văn bản 
- Sáng tác sau không khí nóng hổi của cuộc chiến thắng lợi của ta, thất bại của địch. 
- Thay mặt Lê Lợi viết ra. 
- Thù nhà, nợ nước đã trả xong 
- Tâm hồn của nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, quân sự, ngoại giao. 
- Người anh hùng
- Nhà thơ có mặt trong trận chiến
Trao duyên 
- Diễn biến ý thức nhân vật qua hai đoạn 
- Tâm trạng rối bời việc nhà tạm ổn. Chuyện tình thật đau.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn giữa tình yêu và hoàn cảnh. 
- Trong tình yêu biết lo lắng cho người yêu. 
- Biết dùng lời lẽ để thực hiện mục đích.
Nỗi thương mình 
“Biết bao ... khách” 
“Khi tỉnh ... thân “
“Mặc ...là gì “
“Vui là ... chi ai: 
- Chia 2 đoạn 
- Tâm trạng tan nát đau đớn đến ê chề mỏi mệt
- Tiếc thân, tiếc đời. 
- Thờ ơ với tất cả 
- Vẻ đẹp của ý thức nhân phẩm 
Chí khí anh hùng 
“Nửa... thẳng dong”
“Sao... tình”
“Quyết ...lắm khởi” 
- Tình vợ chồng đang say sưa nồng ấm.
Vẻ đẹp của người anh hùng 
Bài tập 2.
Tác phẩm
Tư tưởng chính
Chi tiết
Cảnh ngày hè
- Cảm xúc sôi nổi về sức sống của thiên nhiên 
- Khát vọng mong mỏi cuộc sống no đủ 
- Màu xanh của lá hoè 
- Màu đỏ của hoa lựu 
- Hương của loài sen 
- Lao xao ở một làng chài
- Tiếng ve kêu 
- Lẽ có Ngu Cầm ... phương 
Trao duyên
Mâu thuẫn giữa ý thức nghĩa vụ (tự nguyện trao duyên) và ý thức về quyền sống quê hương hạnh phúc.
- Biết mình không còn được yêu chàng Kim vẫn chăm lo hạnh phúc cho người mình yêu 
- Chiếc vành ... của chung
- Xót người phận bạc.
- Thấy hiu hiu ...chị về 
- Dạ đài ...thác oan 
- Phận bạc, hoa trôi phụ chàng. 
Thái sư Trần Thủ Độ 
Nhân cách cứng cỏi, kiên quyết tế nhị giữ vững kỉ cương phép nước không kéo bè kéo đảng 
- Với người hặc tội
- Với người lính giữ thềm cấm 
- Với vợ mình và người xin chức câu đương
- Với cả người anh ruột 
Bài tập 3
- Các nhận định đều không đúng và chính xác. Cụ thể là:
+ Bài “Tỏ lòng” đúng nhưng phải nói rõ và hiểu công danh là lập công lớn cho sự nghiệp đất nước
+ Bài “Độc Tiểu Thanh kí” chưa đầy đủ, còn phiến diện. Vì cảm hứng của bài thơ là sự đồng cảm, chia sẻ với người tài hoa mà bất hạnh.
+ Nỗi thương mình không đúng. Vì chủ yếu đoạn trích này là nỗi xót xa đau đớn về thân phận. 
Viết văn bản quảng cáo
A. mục tiêu bài học
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để viết một văn bản quảng cáo. 
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C. cách thức tiến hành
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi và thực hành.
D. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
1. Nhắc lại các nội dung cần có trong bản quảng cáo. 
2. Giới thiệu tình huống quảng cáo (SGK) phân công cho tổ 
Tổ 1. → tình huống 1
Tổ 2. → tình huống 2
Tổ 3. → tình huống 3
Tổ 4. → tình huống 4 
Các thành viên nhận tình huống, bàn bạc trao đổi. Chọn bản quảng cáo hay nhất.
3. Mỗi tổ cử một đại diện thuyết minh ý đồ quảng cáo đã thống nhất trong tổ. 
Mọi tổ khác lắng nghe bổ sung góp ý 
Thầy giáo tổng kết cho điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 10.doc