Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Học kì II

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Học kì II

A. Mục tiêu bài học.

- Học sinh cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú Sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí. đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.

- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lich sử.

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1836Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 57
Đọc văn:
Phú Sông Bạch Đằng
(Trương Hán Siêu)
A. Mục tiêu bài học.
- Học sinh cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú Sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí. đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lich sử.
B. Phương tiện thực hiện.
- Bài soạn của học sinh, tài liệu tham khảo, vốn sống thực tế.
- Thiết kế bài dạy.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp phân tích, phát vấn, khái quát kiến thức cơ bản.
D. Tiến trình dạy học.
D1. ổn định tổ chức:
Sĩ số : 10A.10A310A7..
D2. Kiểm tra bài cũ.
? Đặc điểm thơ Hai Cư - Ba - Sô?
? Đọc thuộc lòng bài số 1, 2, 3, 4 và nêu những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong các bài thơ đó?
D3. Bài mới.
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
 ? Dựa vào tiểu dẫn, nêu những nét cơ bản về Trương Hán Siêu?
GV: Về văn hoá: Ông cùng Trung Ngạn soạn “Hoàng triều đại điển” và “Kinh thư”.
- Nét chủ đạo trong sáng tác của ông là tinh thần yêu quý non sông đất nước, tự hào với những truyền thống vẻ vang, oanh liệt, nhưng vẫn bàng bạc sắc thái tứ tình hoài cổ.
GV: +Trần Ninh “Bạch Đằng Giang”: “ánh nước chiều hôm qua đỏ khé. Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”.
 + Đại Nam Quốc sử diễn ca: “Bạch Đằng một cõi chiến trường. Xương bay trống đất máu màng đỏ sông”.
? Hoàn cảnh sáng tác bài Phú Sông Bạch Đằng?
GV: Phú cổ thể có trước đời Đường Trung Quốc, có vần không có đối - như bài ca dài hoặc bài văn xuôi vần; Phú đường luật - từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc.
? H/S đọc, GV đọc mẫu.
? Cấu tứ tác phẩm 
- Theo lối kể chuyện có một vị khách giong thuyền chơi sông qua nhiều cảnh đẹp..đến Sông Bạch Đằng, các bô lão kể về chiến công, hết lời kể có lời ca về chiến công khách cũng có lời ca nối tiếp.
 ? Bài Phú Sông Bạch Đằng có mấy loại nhân vật? 2 loại nhân vật “Khách” có thể là ai đó, có thể là tác giả; Các bô lão địa phương.
? Bố cục của bài phú 
- Đoạn 1:còn lưu - cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc Sông Bạch Đằng.
- Đoạn 2:...nghìn xưa ca ngợi - các bô lão kể với khách về chiến công..
- Đoạn 3:.chừ lệ chan - suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến công xưa.
- Đoạn 4:đức cao – lời kết , bình luận của các bô lão và nhân vật khách.
GV: Giới thiệu cách tìm hiểu chi tiết.
HS đọc diễn cảm lại đoạn 1.
? Trong đoạn phú đầu tiên ( từ đầu đến vẫn còn tha thiết) có cụm từ nào khái quát ý chung của cả đọan
-HS : “tráng chí bốn phương”
GV : Khách có thể là ai đó, hoặc tác giả, một danh sĩ đời Trần, cương trực, phóng khoáng; “Khách” là một tao nhân với bầu rượu, túi thơ “Chơi vơi theo cánh buồm làm bạn với gió trăng qua miền sông biển..”; đây là thú vui quen thuộc của người xưa. Nhưng khách không chỉ dạo chơi ngắm cảnh đẹp mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức, tìm đến nơi có nhiều chiến công oanh liệt xưa để chiêm ngưỡng. 
? Có thật ông khách đã lướt bể chơi trăng đến tất cả những điah danh nổi tiếng ấy không 
? Nhận xét cách nói trong vừa đọc
 GV: Đầm Vân Mộng - là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh mà 
HS đọc đoạn “Bèn giữa dòng...luống còn lưu”
? Cảnh sông nước Bạch Đằng hiện lên qua lời kể – tả và cảm xúc của tác giả như thế nào 
? Phân tích tư thế và diễn biến tâm trạng của khách khi đứng trước dòng sông lịch sử 
“Bát ngátthướt tha Một bức tranh, một vùng non nước mở ra.
“Bờ laugò đầy xương khô” - hoang vu, hiu hắt - nét vẽ hoành tráng, giọng văn buồn.
GV liên hệ : Nguyễn Trãi có nỗi buồn tương tự, cũng viết “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm, giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” (Cửa biển Bạch Đằng).
? Nhận xét về cảnh và người trong đoạn văn: 
? Nhận xét giọng văn?
- Giọng vừa sảng khoái trầm lắng, vừa hào hùng, bi thiết.
+ Tự hào trước chiến tích của cha ông.
+ Tiếc thương cảnh chiến trường oanh liệt đã bị thời gianvắng vẻ (nỗi niềm hoài cổ, cảnh đấy mà người đâu).
? Qua đó ta thấy “khách” là người như thế nào 
? Các bô lão đến với “khách” với thái độ như thế nào?
GV: Nhận vật các bô lão có thể có thật, là những người dân địa phương ven song Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh, có thể là nhân vật có tính chất hư cấu, là tâm tư tình cảm của chính tác giả hiện thành nhân vật trữ tình.
? Họ đã kể chuyện gì với “khách”
(Kể với tư cách là người trong cuộc, về hai trận trên sông Bạch Đằng).
? Trận thuỷ chiến hiện ra qua lời kể của các bô lão như thế nào?
? Nhận xét những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn, hiệu quả ra sao
? Nhận xét về giọng văn 
? Nhận xét lời bình xen lẫn lời kể ?
? Theo lời các bô lão thử tìm nguyện nhân và ý nghĩa của trận thắng Bạch Đằng
HS đọc diễn cảm 8 câu lục bát cuối bài
? Hai lời bình luận nối tiếp nhau dưới dạng liên ngâm. Nội dung từng bài ca có gì riêng biệt, có gì chung 
? Qua việc đọc hiểu, rút ra những kết luận về nội dung, nghệ thuật? 
- Liên hệ với các bài thơ, văn khác thể hiện hào khí Đông A( Thuật hoài, Phò giá về kinh...)
? Tư tưởng yêu nước trong bài phú thể hịen nổi bật tập trung ở điểm nào
? Tư tưởng nhân văn trong bài phú thể hiện rõ ở điểm nào 
? Đặc sắc nghệ thuật 
HS đọc ghi nhớ- SGK
GV hướng dẫn HS làm bài tập 
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả.
- ? 1354, có tài về chính trị, văn chương, từng làm quan đời Trần.
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm.
- Được mọi người kính trọng, vua tin tưởng.
2. Hoàn cảnh sáng tác.
- Địa danh “Sông Bạch Đằng”: Di tích lịch sử lừng danh đề tài sáng tác.
- Trương Hán Siêu, đáng lúc là trọng thần của vương triều nhà Trần, dạo chơi Sông Bạch Đằng và làm bài phú này (khoảng 50 năm sau chiến thắng 1288) Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã.
3. Thể phú.
- Phú: Bày tỏ, phô bày, là thể văn vần để tả cảnh, phong tục, kể sự việccó thể xen lẫn văn xuôi.
- Thường có 2 loại: Phú cổ thể, Phú đường luật.
- Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc Phú cổ thể, có phần theo điệu sở từ.
4. Đọc văn bản.
5. Giải thích từ khó :
Kết hợp trong quá trình phân tích văn bản.
6.Bố cục : 4 phần
II. Phân tích :
1. Hình tượng nhân vật khách :
- Giọng điệu chung của đoạn văn : nhẹ nhàng thanh thản.
- Không gian rộng lớn thú thưởng ngoạn ung dung, phóng khoáng, tự hào.
+ “Khách”: Hết mình với thiên nhiên, du ngoạn thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. (Đêm chơi trăng, ngàythời gian chuyển tiếp nhanh).
+ Những địa danh nổi tiếng:
* Địa danh ở Trung QuốcCửu Giang. Nơi có người đi đâu mà chẳng biết “Đầm Vân Mộng. tha thiết” hoài bão tráng trí bốn phương, lấy việc du ngoạn làm lạc thú và tự hào về nó.
 Lối khoa trương, ẩn dụ, tạo câu văn đẹp, tâm hồn phong phú thanh cao.
Địa danh của đất Việt, với không gian cụ thể (cửa Đại Than) đây là hình ảnh thật có tính chất đương đại đang hiện ra trước mắt cách nói vừa ước lệ ( dùng những điển cố trong văn chương Trung Quốc) vừa mô tả trực tiếp.
+ Qua đó, thể hiện tráng chí hải hồ của chim bằng, chim phượng, bậc đại trượng phu tung hoành thiên hạ.
 Cảnh thiên nhiên thực, hùng vĩ, hoành tráng “Bát ngátmột màu”; song cũng ảm đạm, hiu hắt “Bờ lauxương khô”.
+ Tâm trạng của tác giả : nỗi buồn vì cảnh vật hiu quạnh, tiếc thương những anh hùng chiến trận lừng lẫy một thời đã đi vào dĩ vãng, nuối tiếc chiến công xưa ( cảm hứng hoài cổ ).
 Cảnh đẹp, giàu chất thơ, thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ và cũng hoang vắng, tâm hồn phong phú, nhạy cảm, tác giả vừa vui, vừa tự hào, biểu lộ lòng thương tiếc (chiến tranh xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết) và biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng.
 Tâm hồn phong phú, thanh cao của nhân vật trữ tình.
2. Các bô lão đến với khách, kể chuyện chiến công xưa trên sông Bạch Đằng.
- Đại diện cho nhân dân địa phương với lòng tôn kính khách.
- Nhiệt tình kể chuyện, bình luận chiến công xưa, kể tự nhiên, hấp dẫn.
“Đây là
..Cũng là..”
12 âm tiết - không khí trang nghiêm, đĩnh đạc làm nền cho việc miêu tả trận chiến.
- “Thuyền bègiáo gươm..”
- Kể theo trình tự diễn biến tình hình, ngay từ đầu ta và địch tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết định.
- Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt “được thua chửa phân” “Bắc Nam chống đối” - sự đối đầu không chỉ về lực lượng mà còn là đối đầu về ý chí.
+ Nghệ thuật : cách nói khoa trương, phóng đại; so sánh liên tưởng địch – ta, xưa – nay làm nổi bật sự đại bại của quân giặc, dùng điển tích, lời kể vắn tắt và rất sinh động.
- Giọng sôi nổi, hùng tráng - khí thế của dân tộc (hình tượng kỳ vĩ, mang tầm vóc của đất trời).
- Chính nghĩa - chiến thắng. “Đến naykhôn rửa nổi”. đó là qui luật chân lí tất yếu, bất biến vĩnh hằng như dòng sông Bạch Đằng.
 Giọng kể nhiệt huyết, tự hào, súc tích, cô đọng, gợi được không khí của trận đánh hết sức sinh động. Kết hợp câu dài, ngắn phù hợp với diễn biến trận đánh.
* Bình, suy ngẫm :
- Nêu ra nguyên nhân, ý nghĩa của chiến thắng.
* Nguyên nhân :
+ Ta thắng vì ta được lòng trời, lòng người, ta có chính nghĩa, nhân nghĩa ; giặc hung đồ, phi nghĩa làm trái lòng trời nên đại bại ( thiên thời).
+ Tiếp theo là địa lợi : ( địa linh )- đất hiểm.
+ Nhờ có nhân tài ( nhân kiệt), đặc biệt có Đại vương Hưng Đạo tài giỏi.
* ý nghĩa của trận đại thắng : là rửa nhục cho đất nước, tái tạo công lao để tiếng thơm còn mãi với lịch sử, thời gian.
3. Lời bình luận và kết thúc của các bô lão và của khách.
* Lời ca của các bô lão : khẳng định chân lí - qui luật thiên nhiên và lịch sử. 
+ Dòng sông Bạch Đằng mênh mông rộng lớn chảy về biển Đông.
+ Kẻ bất nghĩa nhất định bị tiêu vong.
+ Người anh hùng nghìn năm lưu danh.
- Khẳng định vị trí, vai trò của con người. Tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc “Kìa..không mòn”. 
- Tuyên ngôn về chân lý: “Bất nghĩa tiêu vong..anh hùng lưu danh..”
 Giá trị nhân văn và triết lí sâu sắc.
* Lời ca của khách :
+ Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quân (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông).
+ Ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng lịch sử.
+ Yếu tố quyết định chiến thắng quan trọng không chỉ đất hiểm mà bởi nhân tài có đức cao.
 Tự hào dân tộc, giá trị nhân văn cao đẹp, giọng văn hào hùng, sâu lắng.
III. Kết luận.
- Nội dung: 
+ Tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí - Trần, thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi tinh thần anh ngf bất khuất, niềm tự hào dân tộc qua chiến thắng trên sông Bạch Đằng, vẫn sáng ngời hào khí Đông A.
+ Ca ngợi và khẳng định truyền thống đạo lí chính nghĩa, nhân nghĩa sáng ngời, đề cao, ca ngợi con người.
- Đặc sắc nghệ thuật : 
+ Kết cấu chủ – khách đối đáp ; bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ ; 
+ Hình tượng nghệ thuật sống động, hình tượng hoành tráng mà trữ tình : dòng sông Bạch Đằng trong quá khứ oai hùng và trong hiện tại bát ngát hoang vu, hiu quạnh. 
+ Hai không gian, hai thời gian và một truyền thống dân tộc được nối kết, thống nhất, nghệ thuật hoá hoàn hảo.
+ Lời văn khoa trương, tự nhiên, phóng túng...
IV.ghi nhớ : SGK
V. Bài tập :
1. Đọc thuộc lòng tại lớp những câu mà em thích nhất.
2. So sánh đoạn kết Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng( Nguyễn Sưởng ) :
* Gần gũi :
- Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng.
- Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng.
- Nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.
- Cùng viết bằng chữ Hán.
* Khác biệt :
+ Thể loại 
Sông Bạch Đằng : Thơ đường ngắn.
Bạch Đằng giang phú : Phú cổ thể.
+ Quan hệ giữa thiên nhiên và con người :
Sông Bạch Đằng : không thật nổi rõ, hơn yếu tố con người ; không rõ yếu tố phẩm chất người anh hùng.
Khẳng định yếu tố quyết định nhất của người anh hùng với đạo đức cao cả.
D4. Củng cố:
- Chốt lại kiến thức cơ bản, liên hệ với một số bài thơ khác cùng chủ đề.
D5. Hướng dẫn học bài:
- Soạn bài, làm các bài bài tập, giờ sau học Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi ( soạn theo HDHB, đọc trước văn bản.
E. Rút kinh nghiệm:
- Rèn kỹ năng đọc văn bản thuộc thể phú.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 10 HKII.doc