I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sâu sắc của Lê Hữu Trác trong đoạn trích.
- Miêu tả được cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi Phủ Chúa Trịnh.
2. kĩ năng:
- Biết cảm thụ và phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể loại kí sự
3. Thái độ:
- phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa
- trân trọng lương y, có tâm có đức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
NS ND Tuần: 1. Tiết:1-2. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH. (Trích Thượng Kinh Kí Sự - Lê Hữu Trác) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sâu sắc của Lê Hữu Trác trong đoạn trích. - Miêu tả được cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi Phủ Chúa Trịnh. 2. kĩ năng: - Biết cảm thụ và phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể loại kí sự 3. Thái độ: - phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa - trân trọng lương y, có tâm có đức II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - SGK, SGV III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định kiểm tra bài cũ: Bài mới: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng, mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự phát triển của thể loại kí. Để hiểu rõ về tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam ở thế kỉ XVIII. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học này. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn. GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn GV: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? HS trả lời GV nhận xét I. Tiểu dẫn 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724-1791), Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt làm quan. - Chữa bệnh gỏi, soạn sách, mở trường truyền bá y học. - Tác phẩm nổi tiếng: “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”66 quyển. 2. Tác phẩm: - Thượng Kinh Kí Sự là quyển cuối cùng trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” - Kí sự là thể loại văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV: Quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cảnh vật và sinh hoạt của mọi người ở đây có đặc điểm gì?Hình ảnh, chi tiết nào chứng tỏ tài quan sát, kỹ càng, sắc sảo của tác giả? HS trả lời GV bổ sung: - Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với “ những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi cửa đếu có vệ sĩ canh gác.. - Bên trong phủ là những nhà” Đại đường”, “ Quyến bồng”, “gác tía” với kiệu so, võng điềuđồ dùng tiếp khách toàn là “ mâm vàng, chén bac”. - Đến nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng, gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt GV: em có nhận xét gì về quang cảnh trong phủ chúa? HS trả lời GV chốt GV: Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa như thế nào? HS trả lời GV bổ sung: - Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường” và “ cáng chạy như ngựa lồng”. Trong phủ chúa “ người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Những chi tiết trên cho thấy chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền lực tối thượng trong triều đình. - Bài thơ của tác giả minh chứng rõ thêm uy quyền nơi phủ chúa “ Lính ngàn.cả trời Nam sang nhất là đây!” - Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính và lễ độ: “ Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “ chưa thể yết kiến”, “ hầu mạch Đông cung thế tử” - Chúa Trịnh luôn có “ Phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không được thấy mặt mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại: xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ Khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “ nín thở đứng chở ở xa”, “ khúm núm đến trước sập xem mạch” - Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “ mấy người đứmh hầu hai bên”. Thế tử chỉ là một đứa bé năm, sáu tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già- phải quỳ lạy bốn lạy, xem mạch xong lại lạy bốn lạy trước khi lui ra. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử. GV: Qua phần phân tích trên em có nhận xét gì về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa? HS trả lời GV chốt GV: hãy cho biết thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào? HS trả lời GV bổ sung- chốt - Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu, kẻ hạ tác giả nhận xét: bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của chúa thực khác hẳn người thường!” và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả trong phủ chúa( với “ gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc”, “ vườn ngự” có hoa thơm, chim biết nói, “nghìn cửa lính gác nghiêm ngặt. trong đó có lời khái quát: cả trời Nam sang nhất là đây!) - Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét: “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. - Đường vào nội cung của thế tử được tác giả cảm nhận: “ ở trong tối om không thấy có cửa ngõ gì cả”. Cảnh nội cung cũng được miêu tả chi tiết như củng cố thêm cho những nhận xét của tác giả khi vừa vào đến phủ. - Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: “vì thế tử ở trong chốn màn che trường phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. GV kết luận: Như vậy qua những chi tiết trên, có thể thấy mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, song GV: hãy phân tích những chi tiết trong đoạn tích mà em cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm? HS phân tích GV bổ sung: GV: cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này? -Là một người thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm. - Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ. - Hơn nữa ông còn có những phẩm chất cao quý như khinh tường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quên nhà GV: theo em bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? phân tích những nét đặc sắc đó? HS chỉ ra những nét đặc sắc GV bổ sung: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. Có thể nói, tính chân thực của Thượng Kinh Kí Sự, đặc biệt là đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, có một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc. II. Đọc- hiểu văn bản 1.Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa a. Quang cảnh trong phủ chúa: Quang cảnh của phủ chúa được kể- tả lại từ những điều trực tiếp mắt thấy, tai nghe lần đầu của tác giả nên rất cụ thể và sống động. b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy quyền uy tối thượng nằm trong tay chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm cùng gia đình 2) Thái độ của tác giả: Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. Củng cố: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài tiếng việt Rút kinh nghiệm: NS ND Tuần :1 Tiết: 3 TIẾNG VIỆT: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm: Biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan của chúng. Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời, rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. Vừa có ý thức tôn trọng những nguyên tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, SGV, tài liệu tham khảo III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP ổn định, kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Bài mới: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp. Vậy ngôn ngữ chung của xã hội có mối quan hệ như thế nào với lời nói riêng của cá nhân. Chung ta tìm hiểu bài học này. Hoạt động Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. GV: Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội? Các nhà ngôn ngữ học cho rằng: “sau lao động và đồng thời với lao động là tư duy và ngôn ngữ”, tức là ngôn ngữ của xã hội loài người nói chung, của mỗi cộng đồng dân tộc nói riêng đều ra đời từ rất sớm. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng, tình cảm và từ đó tạo lập được các quan hệ xã hội với nhau. Nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện chung của xã hội mà mỗi cá nhân đều phải sử dụng để “phát tin”, và “nhận tin” dưới các hình thức nói hoặc viết. Như vậy, giữa ngôn ngữ chung của xã hội và việc vận dụng ngôn ngữ vào từng lời nói cụ thể của mỗi cá nhân là một quá trình “giống mà khác”, nhưng không đối lập mà vẫn có mối quan hệ qua lại gắn bó chặt chẽ. GV: Vậy cái chung ở đây là gì? HS trả lời GV bổ sung - các yếu tố chung về mặt âm thanh - từ ngữ - quy tắc, phương thức GV: Các yếu tố chung về mặt âm thanh bao gồm những gì? HS trả lời GV bổ sung - Âm vị nguyên âm: khi phát âm luồng hơi đi ra tự do, nhẹ nhàng, không bị cản trở, bộ máy phát âm điều hòa: Ví dụ : i, e, a, o,.. - Âm vị phụ âm: khi phát âm luồng hơi đi ra không tự do, phải cọ xát hoặc phá cản mới thoát ra được, bộ máy phát âm lúc căng lúc chùng. Ví dụ: m, n, t, h - Thanh điệu: sáu thanh “không, hỏi, ngã, huyền, sắc, nặng” luôn gắn liền với các tiếng (âm tiết). Ví dụ: tiên, tiển, tiễn, tiền, tiến, tiện. Ví dụ: Phụ âm nh (nhờ) + nguyên âm a + thanh huyền = nhà Phụ âm c (cờ) + nguyên âm â + bán âm y + thanh không = cây. GV: Các yếu tố chung về mặt từ ngữ gồm những gì? - Các từ đơn: trời, biển, đồi, núi, cỏ, cây - Các từ phức: quần áo, điện máy, xăng dầu, xe cộ - Các thành ngữ : mẹ tròn con vuông, qua cầu rút ván, đem con bỏ chợ.. - Các quán ngữ: nói tóm lại, một mặt là, trở lên trên.. GV: Các yếu tố chung về quy tắc và phương thức bao gồm những gì? Ví dụ: Cụm từ đẳng lập: giáo viên và học sinh, bộ đội và du kích Cụm từ chính phụ: những cái bàn xanh bằng gỗ này ( cụm danh từ), đang chạy về phía bờ sông (cụm động từ), đẹp như trăng mới mọc (cụm tính từ) Kết hợp từ với cụm từ để tạo thành câu đơn, câu ghép: anh Nam đi Hà Nội, Vì trời mưa nên đường ướt. I.Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Nhưng ngôn ngữ lại tồn tại trong mỗi cá nhân, do mỗi cá nhân chiếm lĩnh và sử dụng khi giao tiếp. 1. Các yếu tố chung về mặt âm thanh a. Hệ thống âm vị: - Âm vị nguyên âm: i, e, a, o,.. - Âm vị phụ âm: m, n, t, h - Thanh điệu: tiên, tiển, tiễn, tiền, tiến, tiện. b. Các tiếng (âm tiết): sự kết hợp của các âm vị và thanh điệu theo những quy tắc nhất định (âm là cách gọi tắt của âm vị, thanh là cách gọi tắt của thanh điệu). 2.Các yếu tố chung là từ ngữ Các từ đơn Các từ phức Các thành ngữ Các quán ngữ 3.Các quy tắc và phương thức: - Quy tắc kết hợp âm vị với âm vị để tạo thành tiếng - Quy tắc kết hợp từ với từ để tạo thành cụm từ ( ngữ) - ... của người nói đối với người nghe. - Có thể biẻu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái 4.Củng cố: GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập ở từng nội dung ôn tập 5. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung ôn tập tiếp theo 6. Điều chỉnh: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 34 Tiết: 116 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT( Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm - Rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt và khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo II. Đồ dùng - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của Thầy- Trò Nội dung Hoạt động 1: Đặc điểm loại hình tiếng việt Đặc điểm loại hình tiếng việt Ví dụ minh họa 1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là một từ hoặc một yếu tố cấu tạo từ. - Về mặt ngữ âm, tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, rất dễ nhận biết trong ngữ lưu, trong khi đọc chúng được ngăn cách bởi những khoảng cách ngắt hơi ngắn, trên văn bản chúng có một khoảng cách nhất định. - Về mặt nghĩa ngữ, tiếng là một yếu tố cấu tạo từ (hình tiết, hình vị), tức là một đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất (trùng với hình vị). - Về mặt sử dụng, tiếng có thể là một từ đơn ( từ đơn được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị: tác động vào một hình vị để hình vị mang đầy đủ những đặc điểm về ý nghĩa và ngữ pháp của một từ mà không cần thêm bớt gì vào hình thức ngữ âm của nó) 2. Từ không biến đổi hình thái: trong bất cứ tình huống nào, ngữ cảnh nào và đảm nhiệm bất cứ chức vụ ngữ pháp gì thì cũng bất biến về hình thái. 3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ: Do từ không biến đổi về hình thái, nên vai trò của trật tự từ và hư từ là đặc biệt quan trọng. Nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi trật tự từ hoặc bỏ quan hệ từ là ý nghĩa của câu đã thay đổi. - Nhà/máy/của/chúng/tôi/đã/hoàn/thành/kế/hoạch/ trước/hai/tháng. ( câu trên có 15 tiếng) - Từ nhà máy do hai tiếng nhà và máy tạo nên. Từ chúng tôi do hai tiếng chúng và tôi tạo nên. Từ hoàn thành do hai tiếng hoàn và thành tạo nên. Từ kế hoạch do hai tiếng kế và hoạch tạo nên. - Trăng đã lên. (ba tiếng, ba âm tiết, ba từ đơn) - Nó đánh tôi, nhưng tôi không đánh nó. - Gà mẹ lang thang trong vườn./Gà của mẹ lang thang trong vườn. - Nam đi tìm Bắc và gặp Đông./ Nam gặp Đông và đi tìm Bắc. Hoạt động 2: Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ chính luận 1. khái niệm 1. khái niệm 2. Các đặc trưng Tính thông tin thời sự Tính ngắn gọn Tính hấp dẫn, lôi cuốn 2. Các đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận Tính truyền cảm thuyết phục 4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm bài tập 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới 6. Điều chỉnh: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 34 Tiết: 117 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. Mục đích yêu cầu. - Nắm vững hơn cách tóm tắt văn bản nghị luận. - Vận dụng kỹ năng đã học vào việc tóm tắt các văn bản nghị luận trong chương trình THPT. - Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận có độ dài 1000 chữ. II. Đồ dùng - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của Thầy- Trò Nội dung Hoạt động 1 : Luyện tập GV yêu cầu HS đọc yêu cầu mục 1 và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu mục 2 và trả lời câu hỏi. Thân bài gồm các ý sau: * Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn * Những biểu hiện của cái tôi - cá nhân trong thơ mới * Tình yêu, sự tôn vinh tiếng Việt. Bài tập 1. - Bổ sung 2 ý : + Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng. + Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. Bài tập 2. - Vấn đề nghị luận: Tinh thần thơ mới. - Mục đích nghị luận: Giúp người đọc nhận thức đúng về cuộc cách mạng của thơ mới với hai thành tựu nổi bật là công bố cái tôi – cá nhân, và đưa tiếng Việt lên một tầm cao mới. - Bốcục đoạn trích: + Phần mở đầu: câu đầu + Thân bài (ba ý). + Phần kết : Nhấn mạnh tính thần thơ mới 4. Củng cố : Theo nội dung bài học. Tập tóm tắt một văn bản nghị luận khoảng 1000 chữ. 5. Dặn dò : Soạn bài theo phân phối chương trình. 6. Điều chỉnh : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 35 Tiết: 118 ÔN TẬP LÀM VĂN( Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về làm văn đã học từ đầu năm. - Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. II. Đồ dùng - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung Hoạt động 1 : Ôn tập về văn nghị luận GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Văn nghị luận là gì ? Các đặc trưng của văn nghị luận ? Các yếu tố và mối quan hệ trong văn nghị luận ? Các phương thức biểu đạt của văn nghị luận ? HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi 1. Văn nghị luận là gì 2. Các đặc trưng của văn nghị luận : - Tính triết lí sâu sắc - Tính biện luận mạnh mẽ - Tính thuyết phục cao 3. Các yếu tố và mối quan hệ trong văn nghị luận : - Luận điểm - Luận cứ - Luận chứng 4. Các phương thức biểu đạt của văn nghị luận : - Nghị luận - Thuyết minh - Tự thuật và miêu tả Hoạt động 2 : GV yêu cầu HS về nhà làm tiếp bài tập phần văn nghị luận 4. Củng cố : Theo nội dung bài học Dặn dò : chuẩn bị ôn tập tiếp theo Điều chỉnh : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 35 Tiết: 119 ÔN TẬP LÀM VĂN( Tiết 2) I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về làm văn đã học từ đầu năm. - Biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. II. Đồ dùng - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động Thầy- Trò Nội dung Hoạt động 1 : Ôn tập về các thao tác lập luận GV yêu cầu HS đọc đoạn văn 1 trong SGK và trả lời câu hỏi Tìm luận điểm được thể hiện trong bài văn? Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã phân tích những luận cứ nào? Em hiểu thế nào là lập luận phân tích? lập luận phân tíchcần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nào? GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh? Phân tích điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh? Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích? Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh? GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK Vấn đề được bác bỏ văn bản này là gì? Tác giả đã bác bỏ bằng những luận điểm nào? GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK Vấn đề được bình luận là gì? Mục đích của thao tác lập luận bình luận là gì? GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK 1.Thao tác lập luận phân tích 2.Thao tác lập luận so sánh 3. Thao tác lập luận bác bỏ 4. Thao tác lập luận bình luận 5. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Hoạt động 2: Luyện tập GV yêu cấu HS làm bài tập còn lại trong SGK 4. Củng cố : theo nội dung bài học 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 7 6. Điều chỉnh: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 35,36 Tiết: 120,121 BÀI VIẾT SỐ 7 I.Mục tiêu bài học: Củng cố và hệ thống hóa kiến thức- kĩ năng cơ bản về Văn học, Tiếng việt và làm văn đã học trong chương trình và SGK Ngữ văn lớp 11. II.Đồ dùng: SGK, Sách thiết kế III. Tiến trình lên lớp Ổn định Phát đề Làm bài Thu bài Đề bài: Chỉ còn một năm nữa là các anh (chị) đã đứng trước sự lựa chọn thi vào trường đại học( cao đẳng) liên quan đến việc lựa chọn nghề trong tương lai. Trình bày quan niệm lựa chọn riêng của anh (chị)? Đáp án: Trình bày quan niệm chọn trường, chọn nghề của bản thân miễn sao nêu rõ và lí giải, bình luận để người đọc biết và cảm thông, có thể đồng tình, chia sẻ với tư tưởng của mình, bác bỏ các quan điểm khác. Nhĩa là không thể trả lời đơn giản rằng tôi thích hay không tích hoặc đơn giản hơn nữa: chẳng biết lựa chọn thế nào, thế nào cũng được, nhà sự giúp đỡ của bố mẹ.(3đ) Có thể đề ra những căn cứ lựa chọn: (5đ) + Chọn theo ý thích cá nhân bản thân. + Chọn theo thời thượng, phong trào thời sự của lớp trẻ. + Chọn theo sở trường, năng lực bản thân, truyền thống gia đình + Chọn tình cờ ngẫu nhiên, chờ cơ may + Chưa có ý định vì sớm quá. Trình bày ý nghĩ, mong muốn một cách trung thực, sáng tỏ, sâu sắc (1đ) Diễn đạt, hình thức trình bày (1đ) Dặn dò: Điều chỉnh: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 36 Tiết: 122 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7 I. Mục tiêu bài học: - Đánh giá ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra để có kế hoạch và nội dung ôn tập và bồi dưỡng trong hè. - Tiếp tục rèn luyện cách làm bài kiểm tra tổng hợp. II. Tiến trình lên lớp Ổn định Trả bài Sửa bài Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, đáp án, lập dàn ý HS trình bày những yêu cầu chng, những ý chính cần có ( sau khi nhận bài trả, HS tự xây dựng) GV trình bày và giải thích một số điểm cần thiết từ đáp án HS đối chiếu, so sánh với bản đáp án của bản thân để hiểu sâu hơn yêu cầu của đề Hoạt động 2: Nhận xét kết quả bài làm Ưu điểm: dẫn chứng ( so với kết quả bài kiểm tra học kì I) Nhược điểm: dẫn chứng ( so với kết quả bài kiểm tra học kì I) Dặn dò: Điều chỉnh: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NS: ND: Tuần: 36 Tiết: 123 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRONG HÈ
Tài liệu đính kèm: