Giáo án môn Ngữ văn 11 - Gian lận thi cử chỉ là biểu hiện dễ thấy của một nền văn hoá có vấn đề Phạm Thanh Hùng

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Gian lận thi cử chỉ là biểu hiện dễ thấy của một nền văn hoá có vấn đề Phạm Thanh Hùng

Mấy ai tin rằng vụ tham nhũng chỉ xảy ra ở riêng PMU18 trong vô số các PMU thuộc bộ Giao thông - Vận tải? Mấy ai tin rằng những bê bối tài chính chỉ xảy ra ở tổng công ty Dầu khí mà không xảy ra ở tổng công ty Vietnam-Airlines, Điện lực và tất cả các công ty độc quyền khác? Mấy ai tin rằng tham nhũng về đất đai thấp hơn tham nhũng ở các ngành khác? Có lẽ cần một cuộc đại phẫu để giải quyết các khuyết tật trong hệ thống của chúng ta. Điều tôi tiếp thu được qua tất cả các ý kiến góp với đại hội đảng là cần một Đổi Mới II, vì Đổi Mới I đã “đuối sức”, không còn phù hợp để được tiếp tục. Tất cả các vấn nạn đã (và sẽ) phát hiện đều xảy ra vào cuối Đổi Mới I.

Và gần đây nhất, mấy ai tin rằng gian lận thi cử chỉ xảy ra vào năm 2006 và chỉ ở vài ba trường thuộc tỉnh Hà Tây?. Việc thi hành kỷ luật dăm bảy người liên quan ở vài ba hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc tỉnh này có lẽ chỉ giải toả bức xúc cho số rất ít người, chớ mấy ai tin rằng đây là cách giải quyết cả một vấn nạn của đất nước?. Có lẽ mọi người đều cho rằng là đây chỉ thứ thuốc xoa tại chỗ chữa triệu chứng ngoài da của một căn bệnh đã thấm vào các phủ tạng.

Về khía cạnh nào đó, mọi người có thể thông cảm với những ai bị kỷ luật lần này. Vì, hàng trăm, ngàn, vạn, ức người mắc, thậm chí mắc ở mức độ nặng hơn, ở cấp cao hơn, vậy mà trước mắt chỉ có dăm bảy người giơ đầu chịu báng. Chỉ cần phát hiện một tấm bằng “thật” cấp cho một quan chức học “giả”, lẽ ra đã đáng để số người bị kỷ luật phải nhiều hơn thế, mức kỷ luật nặng hơn thế, và ở cấp cao hơn thế (chớ không phải chỉ là cỡ hội trưởng, hội phó một hội phụ huynh - tự thành lập, không cần xin phép và nêu điều lệ - của một trường trung học).

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Gian lận thi cử chỉ là biểu hiện dễ thấy của một nền văn hoá có vấn đề Phạm Thanh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gian lận thi cử chỉ là biểu hiện dễ thấy của một nền văn hoá có vấn đề
Phạm Thanh Hùng
 lịch sử cho thấy những người tài đức bất xứng với ngôi vị - dù ngôi vị rất không cao - đều mắc bệnh kém hoặc không trung thực  
Nguyễn Ngọc Lanh
Mấy ai tin rằng vụ tham nhũng chỉ xảy ra ở riêng PMU18 trong vô số các PMU thuộc bộ Giao thông - Vận tải? Mấy ai tin rằng những bê bối tài chính chỉ xảy ra ở tổng công ty Dầu khí mà không xảy ra ở tổng công ty Vietnam-Airlines, Điện lực và tất cả các công ty độc quyền khác? Mấy ai tin rằng tham nhũng về đất đai thấp hơn tham nhũng ở các ngành khác? Có lẽ cần một cuộc đại phẫu để giải quyết các khuyết tật trong hệ thống của chúng ta. Điều tôi tiếp thu được qua tất cả các ý kiến góp với đại hội đảng là cần một Đổi Mới II, vì Đổi Mới I đã “đuối sức”, không còn phù hợp để được tiếp tục. Tất cả các vấn nạn đã (và sẽ) phát hiện đều xảy ra vào cuối Đổi Mới I. 
Và gần đây nhất, mấy ai tin rằng gian lận thi cử chỉ xảy ra vào năm 2006 và chỉ ở vài ba trường thuộc tỉnh Hà Tây?... Việc thi hành kỷ luật dăm bảy người liên quan ở vài ba hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc tỉnh này có lẽ chỉ giải toả bức xúc cho số rất ít người, chớ mấy ai tin rằng đây là cách giải quyết cả một vấn nạn của đất nước?. Có lẽ mọi người đều cho rằng là đây chỉ thứ thuốc xoa tại chỗ chữa triệu chứng ngoài da của một căn bệnh đã thấm vào các phủ tạng. 
Về khía cạnh nào đó, mọi người có thể thông cảm với những ai bị kỷ luật lần này... Vì, hàng trăm, ngàn, vạn, ức người mắc, thậm chí mắc ở mức độ nặng hơn, ở cấp cao hơn, vậy mà trước mắt chỉ có dăm bảy người giơ đầu chịu báng. Chỉ cần phát hiện một tấm bằng “thật” cấp cho một quan chức học “giả”, lẽ ra đã đáng để số người bị kỷ luật phải nhiều hơn thế, mức kỷ luật nặng hơn thế, và ở cấp cao hơn thế (chớ không phải chỉ là cỡ hội trưởng, hội phó một hội phụ huynh - tự thành lập, không cần xin phép và nêu điều lệ - của một trường trung học). 
Thi cử trung thực là cách quan trọng nhất để tuyển chọn người có năng lực phù hợp với công việc dự kiến sẽ giao. Cá nhân, nhóm hay đoàn thể “giới thiệu nhân tài” chỉ là cách làm hãn hữu. Nếu gian lận thi cử trở thành phổ biến ở mọi cấp như hiện nay thì mọi cách chọn người – dù quy trình (trên giấy) rất chặt chẽ - vẫn để lọt ngày càng nhiều kẻ bất tài. Trong tình hình hiện nay, ngay việc kết nạp đảng cũng chỉ là cách thi cử đầy bất trắc. Xin nói luôn ở đây và sau còn nhắc lại: lịch sử cho thấy những người tài đức bất xứng với ngôi vị - dù ngôi vị rất không cao - đều mắc bệnh kém hoặc không trung thực. Họ có thể mắc bệnh trước hoặc sau khi có ngôi vị. Nhưng họ sẽ phản ứng rất nhanh nhạy, gay gắt và rất độc ác với ai dưới quyền họ lại dám cả gan đụng chạm trực tiếp hay gián tiếp, gần hay xa xôi, đến căn bệnh của họ. 
Bản thân thí sinh rất đáng trách khi gian lận thi cử, nhưng điều nhãn tiền họ rút ra được trong quá trình sống và học tập là “không gian lận là ngu” thì mức đáng trách với họ là thấp nhất so với những người khác cũng mắc lỗi như họ. Sự gian lận lan rộng khởi đầu từ đối tượng này. Tuy nhiên, thí sinh không thể có mưu mô và biện pháp gì ghê gớm để thực hiện sự gian lận ngoài những thứ rất “cổ điển”, rất dễ bị vô hiệu hoá và phanh phui nếu những khâu khác của hệ thống thi cử là chặt chẽ và nghiêm túc. 
Người thân của thí sinh nếu tham gia gian lận thi cử còn đáng trách hơn nữa, nhưng mức độ đáng trách vẫn còn thấp so với các giám thị và cũng là các thầy cô dạy học. Thoạt đầu, do bản chất nghề nghiệp, hầu hết thầy cô đều muốn kết quả thi cử phải phản ánh trung thực trình độ thí sinh. Nhưng những phát hiện gian lận thi cử của họ đã bị ngay cấp trên của họ - vốn mắc bệnh thành tích - bỏ qua, thậm chí đe doạ, cô lập, trấn áp... do vậy họ cay đắng chịu thua, thậm chí tiến tới... vào hùa. Ai mà chẳng biết bệnh thành tích chỉ có thể tồn tại và lây lan giữa những con người thiếu trung thực, trong môi trường xã hội thiếu trung thực? 
Một Con Người sống trong xã hội với đồng bào, đồng loại, cần nhiều đức tính: lòng khoan dung, nhân ái, tin người, hoà hợp, vị tha... nhưng cơ bản nhất phải là lòng trung thực. Trung thực là xuất phát điểm cho mọi đức tính khác cũng như cho quá trình khác phục sai sót. Đây là điều mà bất kỳ một nền giáo dục chân chính nào cũng phải dạy dỗ, trau dồi cho các thành viên xã hội ngay từ khi họ ra đời và nhất là từ khi cắp sách tới trường. Do vậy, phải thấy hết tầm nghiêm trọng cho xã hội ta khi một vị phụ trách văn phòng quốc hội bằng quá trình sống và công tác đã cảnh báo rằng bệnh nói dối đang lan tràn. Trước hết nó nói lên nền văn hoá của chúng ta có vấn đề mà bệnh thành tích (một biểu hiện của bệnh nói dối) chỉ là một triệu chứng bên ngoài dễ thấy. 
Mục đích của giáo dục không phải là tạo ra những con người ngoan ngoãn cho xã hội sử dụng (ví dụ, xã hội mà sự dối trá đã ở mức báo động). Mục đích cao nhất của giáo dục là tạo ra những con người có năng lực và bản lĩnh cải tạo xã hội cho tốt đẹp hơn (cho dù hiện tại nó đã được coi là đủ tốt đẹp). 
Đất nước thống nhất trên 30 năm. Những người dưới 40 tuổi - đang chiếm từ quá bán tới 2/3 dân số - được hưởng trọn vẹn nền giáo dục do chính ta xây dựng,quản lý, điều hành . Chính họ là nòng cốt tạo nên bộ mặt văn hoá hiện thời của xã hội ta. Họ được dạy rất đủ và quá đủ về lòng trung thành. Rồi khi vào Đội, vào Đoàn, vào Hội, vào Đảng, lĩnh bằng, đề bạt... lại là một dịp để họ được cấp trên nhắc nhở, hoặc chính họ nói lời hứa hẹn về lòng trung thành. Điều này là cần và có lẽ càng cần trong tình hình “phai lạt lý tưởng” hiện nay - mà đảng ta đã tổng kết trong văn kiện đại hội X là trầm trọng và ngày càng nặng. Nhưng họ chưa được dạy dỗ cho kỳ được để trở thành người trung thực. 
Một con người thiếu hoặc không trung thực thì dù có nhiều lần thề bồi “trung thành” thì liệu lời thề này đáng giá đến đâu?. Và hệ thống của chúng ta cũng chưa khuyến khích và bắt buộc mỗi người phải trung thực. Chẳng hạn, cơ chế của chúng ta chưa đủ minh bạch để duy trì tính trung thực và vạch trần những gì thiếu trung thực. Ví dụ, một giám đốc sở giáo dục nếu trung thực chỉ cần nghe một giám thị phàn nàn về gian lận thi cử sẽ đủ nhanh nhạy và dũng cảm giúp giám thị này điều tra để rút kết luận cho thật minh bạch, chứ không “đòi chứng cớ xác đáng” để đẩy ông ta vào tình huống phải đối đầu, tự vệ. Trung thực là cha đẻ của dũng cảm (ví dụ trường hợp thầy Khoa dám tố cáo gian lận thi cử), còn thiếu trung thực chỉ có thể tạo ra sự hèn nhát, dễ phát khùng và hung hãn khi nghe những lời trung thực có hại cho lợi ích riêng của mình. Ví dụ khác. Một bộ trưởng tỏ ra lúng túng, trả lời kém minh bạch trước một câu chất vấn rất dễ hiểu, rất cụ thể và thẳng thắn... thì làm sao che dấu nổi sự thiếu trung thực trước con mắt bàn dân thiên hạ? Có lẽ một trong những cái thiếu lớn nhất của chúng ta hiện nay để khắc phục mọi vấn nạn, kể cả vấn nạn gian lận thi cử, là sự minh bạch. 
Sự trung thành mà chúng ta rất quan tâm giáo dục có là một đức tính hay không thì còn tuỳ trường hợp, vì lịch sử cho thấy nhiều nhân vật khảng khái nhận cái chết nhẹ như lông hồng vẫn chỉ là “ngu trung”. Tôn giáo rất cần lòng trung thành của tín đồ, nhưng nếu một tôn giáo đòi hỏi tín đồ cả lòng trung thực thì đó là một tôn giáo đường đường chính chính, sẽ phát triển và trường tồn. Một đảng hay một hội chính trị nào đó cũng cần lòng trung thành của đảng viên và hội viên,nhưng trung thành chưa đủ mà quan trọng hơn đó là TRUNG THỰC 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHIEU TRUNG THUC 4.doc