Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 57: Luyện tập về biện pháp tu từ

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 57: Luyện tập về biện pháp tu từ

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/.Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ: ẩn dụ; nói giảm, nói tránh; nói quá.

2/. Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu v/bản và làm văn.

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, k/thức c/bản của các kiểu VB.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu đặc điểm của VB nói và cho TD?

- H trả lời như mục II

 Nêu đặc điểm của VB viết và cho TD?

- H trả lời như mục III

3.Giảng bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2501Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 57: Luyện tập về biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57
Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
A/. MỤC TIÊU: 
 Giúp H:
1/.Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ: ẩn dụ; nói giảm, nói tránh; nói quá.
2/. Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu v/bản và làm văn.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, k/thức c/bản của các kiểu VB.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu đặc điểm của VB nói và cho TD?
- H trả lời như mục II 
? Nêu đặc điểm của VB viết và cho TD?
- H trả lời như mục III
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hướng dẫn luyện tập củng cố kiến thức.
G: Hướng dẫn H làm các BT1,2,3 từ đó củng cố khắc sâu kiến thức đã học về các phép tu từ.
H: Thảo luận về các BT để nắm vững kiến thức.( G dựa vào các câu hỏi để gợi ý cho H )
G: Trong các câu thơ đã trích ở bài “ KDK” của NK, nếu nói thẳng sự việc phải dùng từ gì?Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để thực hiện BPTT nói giảm, nói tránh? Tác dụng của BPTT này là gì?
H: Chỉ ra các từ ngữ và phân tích tác dụng.
G: Hãy nêu khái niệm nói giảm, nói tránh?
G: Yêu cầu H tìm ra BPTT, phân tích và kết luận ( nhắc lại kh/niệm).
H: Phát hiện, dùng khái niệm để giải thích.
* Luyện tập vận dụng kiến thức, thực hành kĩ năng.
G: Hướng dẫn H làm các BT4,5.
H: Thi theo nhóm ( thi tìm và thi tự viết, BT4 )
G: Chia H thành 2 nhóm, 1 nhóm thi tìm, 1 nhóm thi tự viết ( 5’) sau đó kiểm tra kết quả, nhận xét.
G: Yêu cầu H tự làm trước ở nhà( lấy bài số 3 hoặc tự viết một bài ngăn) đến lớp chọn 1 h trình bày cho cả lớp thảo luận.
I/. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
1/BT1: BPTT ẩn dụ.
a) Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- “giọt máu đào” chỉ người có quan hệ huyết thống thân thích, “ao nước lã” chỉ người dưng, người không có quan hệ huyết thống.
* Aån dụ tu từ: là biện pháp lâm thời chuyển nghĩa của từ theo cách gọi tên một sự vật bằng tên một sự vật khác có quan hệ tương đồng.
b) Bài ca dao có 3 ẩn dụ: “ mận” chỉ người con trai, “đào” chỉ người con gái, “ vườn hồng” chỉ tình trạng hôn nhân.
Tác dụng: Nhờ có cách nói ẩn dụ mà lời ướm hỏi, tỏ tình cũng như lời đáp lại trở nên kín đáo, tế nhị. Điều khó nói đã được nói một cách hình ảnh và gợi cảm.
2/ BT2: BPTT nói giảm, nói tránh
* Nếu nói thẳng, nói trúng bản chất sự việc thì phải dùng từ “ chết”. Nhưng NK lại dùng những từ: “ thôi đã thôi rồi”, 
“ về”, “ chán đời”, “ lên tiên”, “ chẳng ở” để th/hiện BPTT nói giảm, nói tránh.
* Tác dụng: 5 lần dùng 5 cách nói khác nhau để diễn tả nỗi đau quá sức chịu đựng, không thể tin được bạn đã qua đời. Nói như vậy để tránh đi, giảm đi cảm giác nghiệt ngã của sự việc. Song đó là sự thật nên những câu thơ đọc lên như có tiếng nấc nghẹn.
* Nói giảm, nói tránh:( khinh từ, uyển ngữ, nhã ngữ) là BPTT dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây c/giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục , thiếu lịch sự
3/BT3: BPTT nói quá
a) Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
b) Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Câu a: nói về một việc không thể: “tát biển Đông cũng cạn” để đề cao sự hoà thuận vợ chồng ( thuận vợ thuận chồng thì biến cả việc không thể thành có thể).
+ Câu b: Cái nết không thể “ đánh chết” cái đẹp. Nói như vậy để đề cao cái nết, cái nết là trước hết, trên hết, cái nết chiến thắng.
* Nói quá: ( khoa trương, phóng đại, thậm xưng, cường điệu, ngoa ngữ) là BPTT phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
II/.LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC:
4/ BT4: Có thể lấy các câu như: 
+ Aån dụ:
- “ Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
- “ Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”.
+ Nói giảm, nói tránh:
- “ Bác đã đi rồi. Sao Bác ơi!” ( Tố Hữu)
- Hội người khiếm thị; Hội người khiếm thính.
+ Nói quá:
- “ Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
 ( Hoàng Trung Thông)
- “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
5/ BT5:
Cơn bão số 9 đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong lòng của những người có thân nhân ra đi vẫn tiếp diễn. 
4/. Củng cố và luyện tập:
Hãy nhắc lại các khái niệm .
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà: 
- Học bài. Chuẩn bị bài : Liên tưởng, tưởng tượng.
+ Liên tưởng? Cho TD?
+ Tưởng tượng? Cho TD?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap ve bien phap tu tu 10NC.doc