Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 55: Nhàn

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 55: Nhàn

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/- Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lý trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựa chọn.

- Cảm nhận được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: lời tự nhiên, giản dị mà có ý vị, một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm.

2/. Rèn kỹ năng phân tích thể thơ thất ngôn bát cú.

3/. Giáo dục H yêu chuộng nếp sống thanh cao, khí tiết.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “ Nhàn” cả tiểu dẫn, tri thức đọc - hiểu lẫn phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1541Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 55: Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :55
Ngày dạy:
 NGUYỄN BỈNH KHIÊM 
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/- Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lý trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựa chọn.
- Cảm nhận được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: lời tự nhiên, giản dị mà có ý vị, một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm.
2/. Rèn kỹ năng phân tích thể thơ thất ngôn bát cú.
3/. Giáo dục H yêu chuộng nếp sống thanh cao, khí tiết.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “ Nhàn” cả tiểu dẫn, tri thức đọc - hiểu lẫn phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Nêu đặc điểm của VB nói và cho TD?
- H trả lời như mục II 
? Nêu đặc điểm của VB viết và cho TD?
- H trả lời như mục III 
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc – hiểu tiểu dẫn SGK trang170
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
- Hãy cho sơ nét về cuộc đời củaNguyễn Bỉnh Khiêm? 
-B/thơ thuộc thể loại gì? Xuất xứ?
- H giải nghĩa các từ theo SGK.
* H đọc – hiểu VB.
- G đoc bài thơ.
- H đọc 2 câu đầu. Ý ntn?
+ Lối sống nhàn dật được thể hiện bằng những chi tiết nào trong bài thơ? Câu thơ “ Dẫu ai nào” có ý nghĩa nào?
+ Nhận xét nhịp điệu trong câu 1 có ý nghĩa như thế nào. Ba tiếng “một” trong câu thơ ta cảm nhận điều gì ở tác giả?
+ 2 tiếng “thơ thẩn” gợi ra trạng thái con người ntn? Cụm từ “ dẫu ai vui thú nào” có giá trị ra sao?
- H đọc 4 câu tiếp theo. Ý? 
+ Em hiểu 2 tiếng “ ta dại”, “người khôn” nhằm nhấn mạnh điều gì?
+ Cách s/dụng từ “ Vắng vẻ”, “lao xao” có ýnghĩa ntn?
=> 4 câu nói chung thể hiện vấn đề gì? Cụ thể của cuộc sống đó thể hiện bằng những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
H đọc 2 câu cuối. Ý?
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nhằm mục đích gì?
=> Ý chung của 2 câu thơ?
 - Qua cảnh nhàn, nhà thơ bày tỏ quan niệm về cuộc sống ntn?
- Em nhận xét ntn về nhịp điệu, ý tưởng của bài thơ?
4/. Củng cố và luyện tập:
Bài tập nâng cao SGK/172.
I/. GIỚI THIỆU:
1/. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585 ) – Trạng Trình – cây đại thụ rợp bóng văn học VN TK XVI.
- Học giỏi nhưng mãi đến năm 44 mới thi Hương. Năm sau đỗ Trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều Mạc được 8 năm. Sau cáo quan về sống ẩn ở Hải Dương, quê nhà.
2/. Tác phẩm:
a) Thể loại: Thể : Thất ngôn bát cú ; Loại: Trữ tình
b) Xuất xứ:
- Trích trong tập “ Bạch Vân quốc ngữ thi của NBK. Nay in trong “ Hợp tuyển thơ văn VN, tập II – VH TK X – TK XVII, NXB V/hoá, Hà Nội, 1976) 
- Bài thơ có lẽ sáng tác khi NBK cáo quan về quê sống ẩn.
c) Giải nghĩa từ khó:
II/. ĐỌC – HIỂU
1/ 2 câu đầu: Lối sống nhàn:
“ Một mai
..vui thú nào”
Các chi tiết:
+ Liệt kê: mai, cuốc, cần câu -> dụng cụ nhà nông
+ Dẫu ai vui thú nào -> Câu cảm - dẫu ai cóvui thú nào cũng mặc ta cứ theo cách sống của ta.
+ Nhịp điệu của câu 1: 2/2/1/2 -> diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình trong cuộc sống hàng ngày + 3 tiếng “một” trong câu thơà ta nhận ra nhu cầu cuộc sống của tác giả thật giản dị.
+ 2 tiếng “thơ thẩn” -> gợi ra trạng thái con người thật nhàn hạ thảnh thơi. Đó là con người vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu, tư dục + Cụm từ “ dẫu ai vui thú nào”-> tác giả không hề bận tâm tới lối sống bon chen, chạy đua với danh lợià khẳng định cách sống của mình đã chọn. Đó làlối sống an nhàn, không vất vả, không cưcï nhọc.
2/ 4 câu giữa: Quan niệm sống
 Bốn câu thơ:
“ Ta dại.
tắm ao”
- Hai tiếng “ ta dại”, “người khôn” -> khẳng định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai với người khác mình. Ta ngu dại của một bậc đại trí “ Đại trí như ngu”. Nghĩa là người có trí tuệ lớn không khoe khoang, bề ngoài xem ra rất vụng về, dại dột. Khi nói “ ta dại” nhà thơ có phần kiêu ngaọ với cuộc đời đâu vắng vẻ không phải xa lánh cuộc đời mà đấy là nơi mình thích thú được sống thanh nhàn. “ Vắng vẻ” đối lập với “lao xao” để làm rõ sự đối lập về cách sống. “ Chốn lao xao” -> là nơi quan trường đua tranh danh lợi, là nơi chợ búa giành giật hãm hại lẫn nhau.
=> Bốn câu thơ thể hiện quan niệm của tác giả về triết lý sống nhàn. Đó là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân hoà hợp với tự nhiên.
“ Thu ăn măng trúc.ao”
- Măng trúc, giá đỗ, ao tù, hồ sen, tất cả đều gần gũi với đời sống lao động. Đó là cuộc sống quê mùa chất phác, thuần hậu, đạm bạc. Con người gần gũi với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, tìm thấy những gì mình thích thú. Mùa nào thức ấy, sẵn có quanh mình chẳng phải tìm kiếm vất vả gì. Thật an nhàn.
3/. 2 câu cuối: Triết lý nhân sinh:
“ Rượu đến.
chiêm bao”
- Mượn tích cũ người xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa khẳng định lối sống cho riêng mình.
+ Tìm đến “ say” mà rất tỉnh táo, tỉnh táo nhận ra “phú quý tựa chiêm bao” -> phú quý là phù vân, chỉ có nhân cách là còn mãi.
=> 2 câu thơ có giá trị tổng kết về lối sống nhàn, một nhân cách thanh cao và một trí tuệ uyên thâm. Câu thơ còn ẩn chứa một ý nghĩa răn dạy kín đáo, nhẹ nhàng.
3/.Chủ đề:
 Bài thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản: không vất vả, không quan tâm tới xã hội, chỉ lo annhàn của bản thân, hoà hợp với tự nhiên, không tham danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
III/. TỔNG KẾT:
1/.Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa, vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn từ.
2/. Thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc danh Nho ẩn sĩ, qua đó tỏ thái độ ung dung, bình tĩnh, với lối sống “ an bần lạc đạo” theo quan niệm đạo Nho.
IV/. LUYỆN TẬP:
Bài tập nâng cao
Các nhà Nho thường nói tới cuộc sống nhàn dật: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ và mãi sau này là Nguyễn Khuyến đều có thơ thể hiện lối sống nhàn dật. Đó không phải là thoát ly mà là lối sống của các nhà văn theo triết lý Đạo Nho. Khi thời vận đi xuống, nhà Nho tìm đường ẩn dật để giữ cho cốt cách được trong sạch. 
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà : 
- Học bài . Chuẩn bị bài “ Đọc Tiểu Thanh kí”
+ Sơ nét về tác giả?
+ Thể loại? Xuất xứ? Chủ đề?
+ Nỗi xót thương của nhà thơ trước số phận của TT được thể hiện ntn?
+ 4 câu giữa, tác giả suy ngẫm về số phận tài hoa ntn?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan 10NC.doc