Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 41 đến tiết 46

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 41 đến tiết 46

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 - Thấy được ở hình tượng Huấn Cao vẻ đẹp của khí phách, tài hoa và “ thiên lương”, đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân qua NV này.

 - Hiểu ~ đặc sắc cơ bản về NT của truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, NN giàu tính tạo hình và có nhịp điệu.

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ: Tâm trạng của “ Hai đứa trẻ” thể hịên trong truyện ntn? Qua đó nhận xét về NT miêu tả tâm trạng của TL?

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 19 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 41 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 (ĐV )
Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Thấy được ở hình tượng Huấn Cao vẻ đẹp của khí phách, tài hoa và “ thiên lương”, đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân qua NV này.
 - Hiểu ~ đặc sắc cơ bản về NT của truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, NN giàu tính tạo hình và có nhịp điệu.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Tâm trạng của “ Hai đứa trẻ” thể hịên trong truyện ntn? Qua đó nhận xét về NT miêu tả tâm trạng của TL?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1:HDHS tìm hiểu đôi nét về TP “ Vang bóng một thời” và truyện” CNTT”
*HĐ2: HDHS tóm tắt TP
*HĐ3:HDHS đọc- hiểu
*B1: tìm hiểu bố cục.
? Căn cứ vào diễn biến cốt tr, có thể chia TP ra làm mấy phần? ND chính của mỗi phần là gì? 
*B2: HD HS tìm hiểu hai NV chính của truyện.
? Hãy phân tích tính cách NV Huấn Cao? 
? Qua lời VQN và thầy thơ lại ta thấy HC là người ntn?
? Qua hành động dỗ gông cho thấy thái độ gì của HC? 
? HC đã có thái độ và lời nói ntn đối với VQN? 
? Việc chấp nhận sự biệt đãi của VQN cho thấy HC là người ntn? 
? Ngoài ra HC còn là người ntn? PT để làm rõ điều đó? 
*GV tóm lại vấn đề.
*B3: HD HS tìm hiểu tính cách VQN
? Hãy phân tích tính cách VQN? 
? Thái độ và hành động của VQN đối với HC ntn? Vì sao? 
? Đặt hai NV cạnh nhau, NT muốn nói điều gì? 
( GV giảng)
*HĐ4:GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn:
 - Tác giả: Có đóng góp tích cực cho CM. Văn chương có nét độc đáo riêng. Là nhà văn có vị trí q.trọng trong VH VN hiện đại.
 - “Vang bóng một thời”: ND nói về ~ nàh nho bất lực, cố giữ thiên lương. ý nghĩa- niềm nuối tiếc, lên án XH.
- Truyện “ Chữ người tử tù” : NT “ Thư pháp”- thú chơi chữ Nho của người xưa
II.Tóm tắt TP:
 - HC 1 người có tài cao, chí lớn và có thiên lương trong sáng, vì chống lại tr.đình nên bị án tử hình, trong ~ ngày chờ đợi ra pháp trường ông đã được VQN biệt đãi và khi hiểu rõ tấm lòng của VQN HC đã cho chữ.
III.Đọc- hiểu
 1.Bố cục của truyện: 3 phần
 - Phần 1: VQN và thầy thơ lại nói về HC, khi họ nhận được tin HC sẽ được đưa về nhà ngục của họ.
 - Phần 2: HC trong ~ ngày chờ đợi ra pháp trường 
 - Phần 3: Cảnh HC cho chữ viên quản ngục 
 2. Vẻ đẹp của hình tượng HC và viên quản ngục
 a.Huấn Cao :
 - HC là một nghệ sĩ tài ba trong NT thư pháp: qua lời VQN và thầy thơ lại (người có tài viết chữ nhanh,đẹp)
 - Có khí phách hiên ngang bất khuất (thái độ dũng cảm, không sợ cái chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền phi nghĩa).
 + Hành động dỗ gông-> thái độ lạnh lùng, thản nhiên, hiên ngang..không thèm để ý đến lời doạ dẫm của bọn lính, chính VQN vẫn phải kính nể
 + Thái độ và lời nói đối với VQN: tỏ ra khinh bạc đối với kẻ có quyền hành hạ mình .
 + Hành động nhận rượu thịt – sự biệt đãi của VQN- coi đó như là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình ( vẫn giữ được phong thái ung dung, đường hoàng của con người có khí phách anh hùng) 
 - Có thiên lương trong sáng: lòng mến yêu cái thiện, mềm lòng trước thiện tâm của viên quản ngục 
 + Khi hiểu rõ tấm lòng VQN, nhận lời cho chữ (mặc dù trong đời .... ). Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp cái tài. Không những cho chữ, HC còn cho những lời khuyên quý giá
 -> HC là một nghệ sĩ tài ba trong NT thư pháp. Có khí phách hiên ngang bất khuất Có thiên lương trong sáng, cao đẹp. Ba vẻ đẹp hoà hợp khiến cho hình tượng NV ngời sáng, lồng lộng trên cái nền đen tối của nhà tù . ( Hiện thân Cao Bá Quát – là người có trách nhiệm với thời cuộc, dám đứng lên chống lại triều đình thối nát.)
 b.Viên quản ngục: 
 - Tuy ko làm NT nhưng có một t.hồn nghệ sĩ: say mê và quý trọng cái đẹp.(Vì vậy rất c.phục tài năng HC) . 
 - Là kẻ không biết sợ cường quyền : việc biệt đãi tử tù là một hành vi rất dũng cảm, bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự trong nhà tù.
 - Cũng là người biết yêu mến cái thiện: vẻ đẹp của ông ta thể hiện ở thái độ sùng kính HC- hiện thân của cái tài, cái đẹp, của “ thiên lương” cao cả. Trước tài năng, nhân cách cao cả của HC, VQN nhận thấy mình chỉ là “ kẻ tiểu lại giữ tù” thấp hèn.
 -> Đặt hai NV này cạnh nhau, TG thể hiện 1 q.điểm thẩm mĩ tiến bộ : tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Một khi cái tài, cái tâm và cái đẹp hoà hợp với nhau thì NT có khả năng cảm hoá con người, dù con người phải sống trong bùn đen nhơ bẩn.
*Củng cố.
- ND chính của TP
- Tính cách NV HC và VQN
E.Hướng dẫn học ở nhà:
 - Tóm tắt được TP một cách ngắn gọn và đầy đủ.
 - PT tích tính cách VQN và HC.
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV 11. Học tốt văn 11.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 42( ĐV)
Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:Như tiết 41
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục? Dụng ý của TG khi XD hai hình tượng NV này bên cạnh nhau?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS tìm hiểu cảnh HC cho chữ VQN
? Cảnh HC cho chữ được miêu tả ntn? 
? Vì sao TG lại nói đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Hãy PT để làm rõ điều đó?
( GV giảng)
? Hãy PT ý nghĩa và vẻ đẹp của cảnh tượng này? 
*HĐ2:HDHS tìm hiểu những nét NT đặc sắc của truyện
? Tình huống truyện là gì? tính chất éo le của tình huống truyện thể hiện ở đâu? 
? Tình huống này có tác dụng gì đối với việc thể hiện tính cách NV và kịch tính của truyện? 
? Cách tạo không khí cổ kính được thể hiện ntn? 
? Hãy phân tích những nét đặc sắc của thủ pháp NT đối lập được NT sử dụng trong truyện? 
*HĐ3: Cho HS rút ra chủ đề của TP
*HĐ4: GV tổng kết và củng cố bài học.
? Nêu khái quát những nét ND và NT của TP?
III.Đọc- hiểu
 4.Cảnh Huấn Cao cho chữ:
 - Thời gian, địa điểm, người cho chữ, người xin chữ 
 - Cảnh tượng: xưa nay chưa từng có , vì:
 + Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, một sáng tạo NT, lại diễn ra nơi tù ngục- nơi tối tăm, hôi hám, bẩn thỉu...
 + Kì lạ ở sự đối lập giữa h/ả kì vĩ của người tù “ cổ đeo gông...” đang ung dung phóng bút tô ~ nét chữ tài hoa trên tấm lụa bạch như 1 nghệ sĩ hoàn toàn tự do, tự chủ. ” với h/ả so ro của thầy thơ lại “ run run..”, VQN “ khúm núm” và chắp tay vái người tù ...nói mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào.
 + Cái lạ hơn: giữa chốn tù ngục bạo tàn, không phải ~ kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ là người tù đang bị xiềng gông-> Trật tự kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị dảo ngược - tử tù được kính trọng, cai ngục khúm núm, tù nhân răn dạy cai ngục, cai ngục vái lạy tù nhân 
 ->. Đó là sự tôn vinh cái đẹp , cái thiện và nhân cách cao thượng của con người bằng một bức tranh đầy ấn tượng. 
 3.Đặc sắc NT:
 a.Tình huống truyện độc đáo:
 - Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa ~ tâm hồn tri kỉ ( HC, VQN và thầy thơ lại) TG đặt họ trong tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Nhưng chính tình huống này đã làm nổi rõ tính cách của HC, VQN và làm bật sáng chủ đề của truyện.
 - HC tỏ thái độ hiên ngang bất khuất khi tưởng VQN chỉ là viên quản ngục( tàn bạo, độc ác, ỷ thế, cậy quyền) Nhưng khi biết quản ngục chỉ là vẻ ngoài, của một tâm hồn đẹp thì ông liền đổi thái dộ . 
 - Cũng nhờ tình huống ấy mà VQN mới càng tỏ rõ là một tâm hồn biết trọng cái tài , cái đẹp, cái “ thiên lương”, bất chấp luật pháp và trách nhiệm quản ngục, hết lòng biệt đãi HC dù bị ông ta khinh bỉ. 
 b.Cách tạo không khí cổ kính
 - Truyện đã đưa người đọc dường như bước vào thế giới của thời xưa. Tg dã tạo ra không khí cổ kính ấy bằng rất nhiều chi tiết về người, về cảnh của “ một thời vang bóng” , ở những ngôn từ thời ấy, ở nhịp điệu chậm rãi của câu văn như gợi lên nhịp sống thời xưa. ở tâm hồn nhà văn như sống lại với “ 1 thời vang bóng” 
 - Tuy nhiên TG đã “ phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại( như sử dụng bút pháp tả thực, PT tâm lí NV) 
 c.Sử dụng thủ pháp đối lập một cách đặc sắc:
 - Ngọn lửa của chính nghĩa lại bùng cháy ở chốn tù ngục tối tăm ; Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại xuất hiện trong môi trường của tội ác.
IV.Chủ đề TP:
 ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng sự xấu xa, nhơ bẩn, “ thiên lương” chiến thắng tội ác.
V.Tổng kết:
 - ND: Vẻ đẹp của hình tượng NV Huấn Cao . ý nghĩa của cảnh cho chữ
 - NT: tạo tình huống, tạo không khí, thủ pháp đối lập.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - PT được cảnh cho chữ và NT đặc sắc của TP 
 - Nắm chủ đề TP
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 43 (LV )
Thao tác lập luận so sánh
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm được các nội dung chính và vai trò, tác dụng của thao tác lập luận so sánh trong bài văn nghị luận
 - Thấy được cái hay của bài văn có sử dụng thao tác lập luận SS và bước đầu biết vận dụng trong việc viết một đoạn văn, bài văn NL
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra BT ở nhà của HS ( PT tâm trạng NV Liên)
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1:Cho HS đọc mục 1 SGK. Sau đó GV nêu câu hỏi.
? Nêu khái niệm, tác dụng của so sánh? Cho VD?
( GV đưa ra những VD cụ thể ) 
*HĐ2: Cho HS đọc mục 2 SGK. Sau đó GV nêu câu hỏi.
? Thao tác SS phải theo nhứng yêu cầu nào? 
- GV HD HS thực hành phân tích, nhận diện thao tác lập luận SS qua một đoạn văn cụ thể SGK
? Nội dung SS là gì? Cách SS? 
? Người viết đã rút ra những nhận xét , đánh giá gì?
*HĐ3:GV HD và tổ chức cho HS luyện tập
*Cho HS đọc BT 1 và trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét và bổ sung
* Bài tập 2, cho HS tìm các TP VH có nói đến hình tượng người lính. Sau đó tìm ra điểm tương đồng.
*HĐ4: GV củng cố bài học
I Khái niệm và tác dụng của lập luận so sánh
 a.Khái niệm: SS là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật , hoặc là các mặt trong cùng một sự vật .
 b.Tác dụng: 
 - SS để chỉ ra những nét giống nhau , từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi SV, hiện tượng.– SS tương đồng ( nhiều) SS để chỉ ra sự khác biệt , đối chọi nhau- SS tương phản. ( ít)
 VD: Thân em như tấm lụa đào...
 Thi pháp VH TĐ và VH HĐ
 - Bằng SS để đưa ra những nhận xét , đánh giá chính xác . 
 - Trong VH, SS sẽ làm nổi bật vẻ riêng biệt, độc đáo của mỗi TP-> đánh giá được ~ đóng góp và phong cách riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng VH.
 VD: Bút pháp trào phúng của Tú Xương và Nguyễn Khuyến.
 2. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
 - SS phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện 
 - SS thường đi đôi với nhận xét, đánh giá; nhận xét đáng giá phải dựa trên sự SS thì mới có cơ sở , có sức thuyết phục 
 VD: SGK
 + ND: SS làm nổi bật sự giống và khác nhau của KH và NT 
 + Cách SS: dựa trên cùng một tiêu chí : cả KH và NT đều là sản phẩm của tư duy , có một mục tiêu chung và mỗi ngành lại có một mục tiêu chung.
 + Trong khi SS người viết đã rút ra những nhận xét đánh giá .
 * Luyện tập:
 1.Trong đoạn văn, Phạm Văn Đồng đã so sánh hai bài văn để chỉ ra sự khác nhau : một bên là khúc ca khải ... Hướng dẫn học ở nhà
 - Luyện tập viết đoạn văn theo thao tác lập luận SS
 - Soạn “ Hạnh phúc một tang gia
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 ngâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 45 (ĐV)
Hạnh phúc của một tang gia
( Trích “ Số đỏ”)
 Vũ Trọng Phụng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Hiểu và phân tích được cảnh đám tang cùng những chân dung hài hước của đám tang, từ đó hiểu được ý nghĩa phê phán hiện thực sâu sắc của đoạn trích ( vạch trần thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và XH tư sản thành thị ngày trước
 - PT được NT trào phúng p.phú, sâu sắc của VTP qua đoạn trích ( khai thác mâu thuẫn trào phúng, NT kết cấu, miêu tả, trần thuật...) 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích ~ nét đặc sắc cơ bản về NT của “ chữ người tử tù”
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1:HDHS tìm hiểu đôi nét về TG, TP
? Nêu những nét khái quát về VTP?
? Tóm tắt ngắn gọn TP “ Số đỏ” ? Nêu ý nghĩa TP?
*HĐ2:HDHS tìm hiểu khái quát về đoạn trích
? Cho biết vị trí, ND chính và bố cục đoạn trích?
*HĐ3: HDHS đọc- hiểu
*HDHS tìm hiểu cách đặt nhan đề đoạn trích.
? PT mâu thuẫn thể hiện qua nhan đề đoạn trích?
*HDHS tìm hiểu hạnh phúc của tang gia
? Cho biết HP chung của mọi người?
 ( GV nói thêm: Vì vậy “ Cái chết kia đã làm cho nhiều người s.sướng lắm”, “ T..tang gia ai cũng vui vẻ cả”, “ bọn con cháu vô tâm ai cũng thoả thích”, “ Người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó , gọi phường kèn , thuê xe đám ma”, “ Máy ảnh chụp lia lịa như tr. hội chợ”)
? Hãy chỉ ra HP riêng của mỗi NV trong HP chung của tang gia và ý nghĩa trào phúng toát ra từ đấy?
*HĐ4: GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn:
 1.Tác giả: VTP ( 1912- 1939) 
 * Cuộc đời :Ngắn ngủi ( 27 t). Là một trong ~ đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu VH hiện thực 30- 45 ...
 * SNVH: - Phong phú bao gồm nhiều TL. Nổi trội nhất là TT và phóng sự. “ Ông vua phóng sự đất Bắc”.
 1.TP “ Số đỏ” : - Tóm tắt : SGK 
 - ý nghĩa của TP: phơi trần bản chất bịp bợm, rởm đời của XH tư sản th.địa, thực dân thành thị đương thời.
 2.Đoạn trích: Vị trí, tóm tắt ND ở đoạn trước : SGK 
 - ND chính ở đoạn này: nói về cái đám tang lạ lùng 
 - Bố cục : 5 phần (cái chết của ông cụ già, Niềm HP của đám con cháu,Cất đám, Đưa đám, Hạ huyệt )
II.Đọc- hiểu:
 1. Cách đặt nhan đề: chứa đầy nghịch lí.
 * Thể hiện mâu thuẫn trào phúng: Bình thường tang gia đem lại nỗi đau xót, thương tiếc, ở đây tang gia lại đem đến HP? Tiêu đề vừa gây sự chú ý cho ng.đọc vừa p/ánh 1 sự thật đáng mỉa mai
 * Thể hiện tình huống trào phúng: Bọn con cháu 1mặt muốn cho cụ cố tổ- ông già hơn 80 tuổi - mau chết để thoả mãn ~ toan tính ích kỉ của mình; Mặt khác lại tỏ ra là 1 tang gia chí tình, chí hiếu bằng cách t/chức 1 đám tang thật to..-> vạch trần thói đạo đức giả, cũng là h.cảnh thích hợp để dựng th.công các c.dung biếm hoạ 
 2. Tìm hiểu hạnh phúc của tang gia
 * HP chung: + Niềm vui lớn nhất của đại gia đình này là tờ di chúc của cụ cố tổ cuối cùng đã được thực hiện ->khi cụ chết, cái gia tài kếch xù mới được chia cho con cháu. 
 + Người ngoài thì sung sướng vì được chiêm ngưỡng và tham dự vào một đám ma to, lạ lùng.
 *HP riêng: - Con cháu cụ cố tổ :
 + Cụ cố Hồng sung sướng, hãnh diện vì đạt được ước mơ bấy lâu nay- được dịp diễn trò già nua ..
 + Văn Minh ( cháu nội ): yên tâm, hài lòng đến mê mẩn vì “ cái chúc thư kia” đã đến lúc được đưa vào thực hành...
 + Ông Phán mọc sừng ( cháu rể): hết sức mãn nguyện vì được trả công xứng đáng ( khoản tiền hai nghìn đồng dành riêng cho “ người chồng mọc sừng”)
 + Cậu Tú Tân ( cháu nội) : háo hức vì mấy cái máy ảnh sắp được dùng. + Cô Tuyết, bà Văn Minh ( cháu): sung sướng, hãnh diện vì các mẫu y phục sắp được trưng diện trong đám tang.
 + Cụ bà ( con dâu): s.sướng , hãnh diện vì ông Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như thế kể đã là danh giá nhất...( mỉa mai)
 - Những ông bạn thân của cụ cố Hồng: sung sướng vì được dịp để khoe râu, khoe ria, khoe huân chương 
 - Đám trai gái thanh lịch : có dịp hò hẹn, gặp gỡ nhau - Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa được thuê giữ trật tự cho đám ma thì “ sung sướng cực điểm” 
- Sư cụ Tăng Phú: “ sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe” vì “ đã đánh đổ được Hội Phật giáo...” 
- Riêng Xuân Tóc Đỏ: được ông Phán thanh toán thêm 1 tờ giấy bạc năm đồng gấp tư + danh tiếng càng lớn.
 => Tóm lại: Trên cái nền k.khí vui vẻ, s.sướng ấy hiện rõ ~ gương mặt “ khổ chủ” của tang gia, như là ~ bức ch.dung biếm hoạ đặc sắc. Mỗi người náo nức 1 niềm riêng, vui sướng, HP đến lạ kì, quái gở. Bằng các nghịch lí, mâu thuẫn như vậy, nhà văn đã phơi bày thói đạo đức giả trong gia đình và XH thượng lưu bấy giờ.
* Củng cố: 
 - ý nghĩa trào phúng của đoạn trích. 
E.Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc kĩ lại đoạn trích để thấy được cái hay và đặ sắc trong ngòi bút trào phúng châm biếm của VTP
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao. - SGV VH 11 THPT 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 46 (ĐV ) 
Hạnh phúc của một tang gia
( Trích “ Số đỏ”)
 - Vũ Trọng Phụng -
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS: Như tiết 45
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích mâu thuẫn trào phúng thể hiện qua đoạn trích? ý nghĩa trào phúng? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS tìm hiểu cảnh đám tang.
* Gọi HS đọc đoạn 3.
- Cho HS phân tích cảnh cất đám.
? Cảnh cất đám được miêu tả ntn? Nhận xét cách miêu tả của TG? 
* Gọi HS đọc đoạn 4.
? Cảnh đưa đám được miêu tả ntn? 
*Gọi HS đọc đoạn 5
? Cảnh hạ huyệt được miêu tả ntn? Nhận xét NT?
? Hãy phân tích NT miêu tả đám tang trong hai đoạn cuối? 
? PT để thấy lưòi văn đậm chất trào phúng?
*HĐ2: Cho HS rút ra ý nghĩa phê phán của đoạn trích và thái độ của TG.
? Qua đ.trích TG đã tập trung phê phán điều gì ở XH tư sản thành thị hồi bấy giờ? Qua đó thể hiện thái độ gì của TG?
*HĐ3: GV củng cố bài học
*HĐ4: HDHS làm BT nâng cao
*HĐ4: HDHS đọc thêm. 
II.Đọc hiểu ( tiếp)
 2. Cảnh đám tang: 
 *Cất đám: - Có cảnh sát giữ trật tự
 - Người đưa đám – những ông bạn thân của cụ cố Hồng “ ngực đầy những huy chương” , cảm động khi thấy làn da trắng của Tuyết? ( cường điệu)
 - Đám ma theo cả lối Ta, Tàu,Tây (..) , Có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa . Cậu Tú Tân chỉ huy,..khiến người nằm trong quan tài ...( cường điệu, mỉa mai)
 - Xuân Tóc Đỏ xuất hiện với sáu chiếc xe..
 * Đưa đám: 
 - Huyên náo, nhốn nháo cả một thành phố . Thiên hạ chú ý đặc biệt vào kiểu quần áo tang...
 - Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Người đi đưa ngoài mặt làm ra bộ nghiêm chỉnh, sự thật vẫn thì thầm với nhau với đủ thứ chuyện..
 - Chen vào tiếng khóc lóc mỉa mai là ~ câu thì thào “ vui vẻ, ý nhị..rất xứng với ~ người đi đưa đám ma. 
* Hạ huyệt : 
 - Cậu Tú Tân bắt bẻ từng người.. để chụp ảnh ( giả dối) > Bạn cậu rầm rộ nhảy lên ~ ngôi mộ khác..
- Ông Phán mọc sừng oặt người khóc, muốn lặng đi >< dúi vào tay XTĐ một cái giấy bạc ...
-> NT miêu tả: - Cách q.sát, miêu tả rất đặc sắc. Có sự k.hợp tài tình giữa m.tả toàn cảnh ( viễn cảnh) và cận cảnh (nét mặt, câu ch,...của người đi đưa) 
 - Chi tiết “ đám cứ đi” được láy lại mấy lần -> t/d : như là một dấu nhấn quan trọng vào cái vẻ bề ngoài nổi đình, nổi đám của 1đám tang trống rỗng, giả tạo.
 + Giọng văn châm biếm xen ~ lời n.xét, b.luận hài hước , những lối nói ngược thâm thuý “ Thật là..” 
 + Câu văn: chứa đựng trong nó những mâu thuẫn ( Họ chim nhau, cười tình >< với vẻ mặt buồn rầu..” 
 - Các th.pháp đối lập, cường điệu, nói ngược, nói mỉa, được sử dụng đan xen, l.hoạt-> mang lại h.quả NT.
 3. ý nghĩa của đoạn trích: 
 - VTP tập trung phê phán XH tư sản thành thị đương thời: vừa lố lăng, đồi bại vừa giả dối bát nhân và bao trùm là thói đạo đức giả . 
 - Thái độ của TG : căm ghét, ghê tởm, lên án gay gắt cái XH tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng , đồi bại đương thời .
III.Củng cố: 
- Chủ đề đoạn trích: phê phán XH tư sản thành thi đương thời
 - Đọc lại 1vài đoạn văn ngắn đặc sắc- > chỉ ra cái hay.
IV.Bài tập nâng cao: 
 - Cách đặt tên NV: Xuân Tóc Đỏ ( xuất thân vô học) , ông Phán mọc sừng ( nhục nhã), Văn Minh ( tiến bộ), Tuyết ( trắng ) , cậu Tú Tân ( mới) -> mỉa mai. 
 - Cách đặt tên sự vật: 
V.Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà. ( Ngô Tất Tố)
 1.Tác giả: SGK 
 2.” Việc làng” : Thiên phóng sự dài nhiều chương, xâu chuỗi với nhau theo một chủ đề chung
 - ý nghĩa: SGK
3. “ NT băm thịt gà”: chương IV thuộc phóng sự trên.
 - ND, ý nghĩa: qua việc m.tả và nhận xét về việc “ băm thịt gà” (chặt thịt gà thành ~ miếng cực mỏng để chia đều cho các phần cỗ -1 con gà chia đều 23 cỗ )
 ->TG phê phán hủ tục trong XH thuộc địa nửa PK ( đó là nạn “ xôi thịt” ) 
 4. NT: - NT miêu tả, kể chuyên: cách quan sát miêu tả rất tỉ mỉ, việc đan xen tả , kể với ~ mẩu đối thoại. Các chi tiết NT miêu tả động tác , âm thanh đặc sắc
 - Thủ pháp liệt kê, dùng nhiều câu miêu tả, phủ định , biện pháp gây tò mò chờ đợi. 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - PT được tính chất trào phúng trong việc miêu tả đám tang
 - Năm được ý nghĩa đoạn trích và thái độ TG.
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao.
 - SGV VH 11 THPT 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết45 ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
fylll;;/
jh;;;’’’’

Tài liệu đính kèm:

  • docT41-46.doc