Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 28 đến tiết 36

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 28 đến tiết 36

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn ở bài số 2 về kiểu VB, đề tài, phạm vi

 - Biết cách PT đề văn NL bàn về một tư tưởng , đạo lí : đánh giá được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục ~ lỗi trong bài viết của mình

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 21 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 28 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28(LV):
Trả bài viết số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn ở bài số 2 về kiểu VB, đề tài, phạm vi 
 - Biết cách PT đề văn NL bàn về một tư tưởng , đạo lí : đánh giá được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục ~ lỗi trong bài viết của mình 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: Yêu cầu HS nhắc lại đề ra, GV ghi đề lên bảng
*HĐ2: GV HDHS phân tích đề 
? Cho biết TL, ND chính của đề?? P.vi tư liệu mà đề y/cầu ?( Lấy ở đâu, trong p.vi nào?) 
*HĐ3: GV HDHS xây dựng dàn ý
? Mở bài cần có ~ ý nào?
? Thân bài cần có những ý nào?(luận điểm).
? Để tìm ý cho thân bài cần làm gì? 
-GV gọi một số HS nêu câu hỏi để tìm ý, cho các HS khác nhận xét và bổ sung.
? Hãy lấy một vài dẫn chứng trong thực tế và sách vở để CM?
? Sau khi giải thích và ch.minh cần phải rút ra được điều gì ?
? Phần kết bài cần nêu các ý nào?
*HĐ4: GV nhận xét đánh giá bài làm của HS.
 - GV nhận xét ưu điểm, nêu tên một số HS tiêu biểu
- GV chỉ ra một số nhược điểm cơ bản và yêu cầu HS khắc phục
( Nhận xét chung và ch ví dụ cụ thể theo bài làm của HS ) 
*HĐ5: GV trả bài, cho HS tự nhận xét bài viết của mình qua việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu theo các cầu hỏi.
- HS đối chiếu: Bài viết đã đáp ứng được ~ yêu cầu nào? Còn thiếu ~ gì? Nếu viết lại thì sẽ bổ sung ntn?
I.Đề ra: 
 Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ( Truyện “ Lục Vân tiên”)
 Anh ( chị) hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy viết bài văn bàn về “ lẽ ghét thương” trong cuộc sống hằng ngày?
II. Phân tích đề 
 - Kiểu bài : NLXH ( GT, CM về một tư tưởng, đạo lí gần gũi, giản dị nhưng sâu sắc)
 - Nội dung: Quan niệm về lẽ ghét thương
- Phạm vi tư liệu: đoạn thơ, thực tế c.s. sách báo, VH, kinh nghiệm bản thân.
III.Xây dựng dàn ý: 
 1Mở bài: 
 - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết
 - Nêu cảm nghĩ chung
 2.Thân bài 
 - Tìm ý ( LĐ) bằng cách đặt câu hỏi 
 + Thế nào là “lẽ ghét thương” . Biểu hiện của lẽ ghét thương? ( Ông Quán,)
 + Trong cuộc sống ghét thương đúng mực sẽ có tác dụng gì?
 - Tìm dẫn chứng trong thực tế và trong VH... 
 - Rút ra bài học và liên hệ với lối sống của bản thân mình 
 3.Kết bài :
- Đánh giá chung về ý nghĩa của cách sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn và lời khuyên cho mọi người.
III.Nhận xét, đánh giá bài làm của HS
 1.Ưu điểm
 - Đa số có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát
 - Một số hiểu đề , văn viết có l.điểm và có cảm xúc
 2.Nhược điểm
 - Một số chưa nắm được ph.pháp làm bài NLXH
 - Nhiều em chưa có luận điểm rõ ràng
 - Một số em diễn đạt yếu.
 - Một số trình bày cẩu thả ( không chừa lề ) 
V.Trả bài
 - HS đối chiếu: Bài viết đã đáp ứng được ~ yêu cầu nào của đề ra ? Còn thiếu ~ gì ? Nếu viết lại thì sẽ bổ sung ntn?
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Những HS dưới đểm TB về nhà viết lại 
 - Soạn “ Chiếu cầu hiền” 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 Năng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 29(ĐV )
Chiếu cầu hiền
 ( Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài, thấy tầm chiến lược sâu rộng và tấm lòng vì dân vì nước của ông.
 - Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Nêu ~ nét chính về ND và NT của bài “ Bài ca ngất ngưởng” ?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
kiến thức cần đạt
*HĐ1: HD HS tìm hiểu phần TD
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài chiếu? 
? Tìm bố cục của bài chiếu? Nội dung của từng phần?
*HĐ2: HD HS đọc- hiểu
- Gọi HS đọc. 
*HD HS tìm hiểu ND lời cầu hiền và qua đó hiểu được tình cảm thái độ của vua QT.
? Tác giả đặt ra vấn đề gì cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó , người viết dùng h/ả nào?
? Thực trạng của ĐN lúc bấy giờ ntn? Thái độ của vua QT?
?Nhận xét về ccáh diễn đạt? 
? Nhận xét con đường cầu hiền của vua QT? Chứng minh điều đó qua đoạn 3? 
?Kết thúc bài chiếu là gì?
*HD HS tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của vua TQ qua bài chiếu.
? Nhận xét về thái độ của vua QT?
*HD HS tìm hiểu NT văn luận thuyết
? Nhận xét về bố cục, các LĐ trong bài chiếu?
? Bài chiếu thể hiện sự thuyết phục khéo léo, điều đó thể hiện ở chỗ nào?
(HĐ3: HD HS làm bài tập nâng cao
I.Tiểu dẫn
 1.Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu: 
- Khi nhà Lê sụp đổ, triều đại TS lên thay: một số nhà nho sáng suốt ủng hộ ; một số người bất hợp tác , chống lại TS. Trước tình hình đó, 1 n.vụ có tầm q.trọng ch.lược đ.với QT là th.phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng ~ n.vụ XD ĐN mà tr.đại TS đang dự kiến thực hiện, để họ ra cộng tác , phục vụ cho tr.đại mới.
 2.Tác giả: N.T.Nhậm đỗ tiến sư, từng làm quan cho chúa Trịnh. Theo p.trào Tây Sơn, được vua QT tin dùng. Có nhiều đóng góp cho TS
 3.Bố cục: 3 phần
 + ĐVĐ: vị trí người hiền và tầm q.trọng của việc SD người hiền 
 + GQVĐ: Nói về thực trạng ĐN (người tài năng đức độ giấu mình; Nhà nước mới tạo lập rất cần nhiều người tài đức); Lời cầu hiền.
 + KTVĐ: Viễn cảnh tốt đẹp đối với người hiền tài có nhiệt tâm XD ĐN
II.Đọc – hiểu
 1. Nội dung của lời cầu hiền 
 a. Đầu tiên nói đến vị trí q.trọng của người hiền và tầm q.trọng của việc SD người hiền.
 - Cách nói: Ví người hiền như sao sáng trên trời và quy luật của tinh tú là chầu về sao Bắc Thần - H/ả lấy từ sách Luận Ngữ của Khổng Tử
 - Tác dụng: có sức th.phục mạnh trí thức Bắc Hà.
 b Tiếp theo nói về một thực tế của ĐN: 
 - Người tài năng đức độ đang giấu mình , chưa chịu ra giúp vua trị vì ĐN( Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng...) 
 - Trong khi đó công việc nhiều và nặng nề đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài . -> Băn khoăn , lo lắng, mong mỏi.
 -> Cách nói: Không trực tiếp mà dùng h/ả hoặc lấy trong kinh điển nho gia, hoặc mang ý nghĩa t.trưng ( H/ả cái cột..) . Kết thúc dẫn lời Khổng Tử để k.định: hiện nay nhân tài không ~ có mà còn có nhiều , vậy tại sao “ Trên dải đất...?” -> Lập luận chặt chẽ có lí có tình, lời lẽ khiêm nhường tha thiết có sức th.phục cao.
 -> T/dụng: khiến người nghe ko ~ ko tự ái mà còn nể trọng và thay đổi cách ứ.xử chưa thoả đáng của mình.
 c. Ban chiếu xuống kêu gọi người hiền tài tự nguyện ra giúp nước; hoặc ai biết thì tiến cử, không bắt bẻ gì.
 d. Cuối cùng lời hứa về một viễn cảnh tốt đẹp cho ai có tài đức và có nhiệt tâm giúp nước.
 3.Nhân cách và tư tưởng, tình cảm của vua QT thể hiện trong bài chiếu
 - Không phải là người trực tiếp chấp bút nhưng là người chủ trương cầu hiền- tư tưởng bài chiếu do ông vạch ra
 - Thái độ của ông là khiêm tốn, chân thành, trân trọng các bậc hiền tài, thực sự mong muốn có sự cộng tác của họ ( Ngồi bên mép chiếu.., chăm chú lắng nghe.., sớm hôm mong mỏi...)
 4.NT viết văn luận thuyết:
 - Đây là bài văn LT có tính m.mực: 
 +Sự chặt chẽ và lôgíc của các l.điểm
 + Sự thuyết phục khéo léo : bằng lí lẽ, thực tế ĐN, thái độ tr.trọng, lời lẽ ôn tồn, bằng cả vinh quang đầy hứa hẹn-> chứng tỏ người cầu hiền rất hiểu đ. tượng mà mình hướng tới- thuyết phục chứ không ra lệnh.
IV.Bài tập nâng cao
 - Về tính chất, “ chiếu” thuộc loại NL CT-XH và do đó về NT, coi trọng yếu tố lập luận và các luận cứ thuyết phục người đọc , người nghe.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những ND chính của bài học 
 - Soạn hai bài đọc thêm 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 30: Đọc thêm:
Xin lập khoa luật 
( Nguyễn Trường Tộ) 
 Đổng Mẫu 
( Trích tuồng “ Sơn Hậu”
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu và nắm được những nét chính về nội dung và NT của từng TP
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK
C.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về chủ trương cầu hiền của vua QT? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS tìm hiểu đoạn trích 1
? Nêu một số nét chính về TG và bản điều trần “ Tế cấp bát điều” 
*Cho HS đọc bài
? Cho biết ND của bài “ Xin lập khoa luật”?
? Nhận xét NT ?
? Cho biết ý nghĩa của bản điều trần ? 
*HĐ2:HDHS tìm hiểu đoạn 2
- GV giới thiệu về vở tuồng “ Sơn Hậu”
? Cho biết nội dung chính của đoạn trích?
? Đoạn trích có mấy NV ? hãy chia các NV đó thành hai phe? 
? Tìm hiểu tính cách của NV Đổng Mẫu? 
*HĐ3: GV củng cố bài học.
I. Về đoạn trích “ Xin lập khoa luật”
 1.Tác giả
 - Nguyễn Trường Tộ: một trí thức yêu nước, sớm nhận ra con đường canh tân đất nước 
 - Có những bản điều trần đầy tâm huyết
 2. Bản điều trần “ Tế cấp bát điều” : SGK
 - Thể loại:
 - Nội dung:
 3. Bài “ Xin lập khoa luật”
 a.Nội dung: 
 - Mở đầu: nói về luật
 + ND luật
 + Mối quan hệ giữa luật với quan, dân, với đạo đức và chính lệnh 
 -> Cách nói: trực tiếp 
 + Lí lẽ để thuyết phục vua: “ Vua cũng không được....để tỏ đạo nhân ái” 
 - Tiếp theo:
 + Phê phán nho gia: sách nho chỉ nói suông...; nhà nho suốt đời đọc sách nhưng có ~ người cách ứng xử thua cả dân thường.
 + Nói lên tầm quan trọng của luật trong việc thống trị cứu nước, giúp đời.
 - Phần kết: Khẳng định cách sống đúng là phải làm theo luật.
 b.NT: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén có tình có lí. Người viết thể hiện tâm huyết với vấn đề.
 c.ý nghĩa:
 - Đối với thời bấy giờ: một tư tưởng canh tân đất nước tiến bộ.
 - Ngày nay: vẫn có ý nghĩa – mỗi người hiểu đúng hơn về việc hiểu luật và làm theo luật.
II. Đoạn trích “ Đổng Mẫu” 
 1.Về tuồng “ Sơn Hậu”
 - Nội dung: SGK
 - Giá trị : nổi tiếng VN 
 2.Về đoạn trích:
 - Vị trí: Trích hồi III
 - ND chính: Biết không khuất phục được Kim Lân, Tạ Thiên Lăng sai bắt mẹ của KL là Đổng Mẫu để buộc chàng phải quy thuận.
 - Các nhân vật:
 + Phe chính nghĩa: Kim Lân, Đổng Mẫu
 + Phe phi nghĩa: Hổ Bôn, Ôn Đình, Lôi Nhược
 - Tính cách của Đổng Mẫu: 
 Qua lời đối thoại giữa Đổng Mẫu với Tạ Ôn Đình và với Đổng Kim Lân, ta thấy:
 + ĐM là người phụ nữ có bản lĩnh, giữ thân mình bằng khí tiết rõ ràng. 
 + ĐM cũng là người mẹ rất thương con nhưng bà biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết. Bà sẵn sàng hi sinh bản thân mình để con bà giữ được khí tiết . 
 -> Mang truyền thống của người PN VN, đáng để ta cảm phục và học tập.
III.Củng cố:
 - ND, NT chính
 - ý nghĩa đoạn trích 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Lập bản ôn tập phần VH trung đại Việt Nam.
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 Nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 31
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Ôn lại những tri thức cơ bản về một số tác gia và tác phẩm VH trung đại VN trong SGK ngữ văn 11 Nâng cao, biết vận dụng những kiến thức đó vào việc phân tích một TP cụ thể trong chương trình 
 - Hệ thống hoá~ tri thức về VH trung đại VN đã học trên hai ph.diện tác gia và TP
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: Mỗi HS chuẩn bị ND ôn tập, viết  ... và tiểu sử của TG đóng một vai trò quan trọng , bởi vì đó là ~ yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc GT TG- TP- người đọc.
 Bài 4: Trong đ.trích“ Cha tôi”, tuỳ theo HCGT mà các NV dùng từ ngữ có màu sắc tr.trọng hay ko trangtrọng
*Củng cố: 
 - Ngữ cảnh
 - Văn cảnh
 - HCGT
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm các ND cơ bản của bài học
 - Soạn: Khái quát VHVN
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 33(ĐV)
Khái quát văn học Việt Nam 
từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm được các đặc điểm cơ bản của VH VN từ đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945
 - Nhận thức được sự thống nhất và những khác biệt của hai bộ phận VH hợp pháp và bất hợp pháp về tư tưởng và nghệ thuật.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: KT về việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu đặc điểm thứ nhất của VHVN từ đầu TK XX đến CM T8 /45
- Gọi HS đọc phần 1 SGK. 
? Em hiểu ntn về khái niệm HĐH?
? Vì sao từ đầu TKXX nền VH VN mới thực sự HĐH?
? Quá trình HĐH của nền VH diễn ra ntn? 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu đặc điểm thứ nhất của VHVN..
- Gọi HS đọc SGK
? Giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển mau lẹ của 
VHVN ...
*HĐ3: HDHS tìm hiểu đặc điểm thứ ba của VHVN 
- Gọi HS đọc phần 3 SGK
? Vì sao VH VH...có sự phân hoá phức tạp? Phân hoá ntn? 
? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận VH hợp pháp và bất hợp pháp? 
*HĐ4: GV củng cố bài học
- GV giúp HS nắm các ND cơ bản của bài học.
I.Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945
 1.Nền VH được hiện đại hoá
 * Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa: VH thoát ra khỏi thi pháp VH TĐ và đổi mới theo hình thức VH phương Tây.
 * Nguyên nhân nền VH được hiện đại hoá:
 + Thực dân Pháp xâm lược
 + Xã hội có nhiều thay đổi
 + ảnh hưởng lớn của văn hoá, VH thế giới
 + Đời sống VH thay đổi.
 -> Tất cả đòi hỏi nền VH phải nhanh chóng hiện đại hoá. 
* Các giai đoạn của quá trình HĐH:
 a.Giai đoạn 1:( 20 năm đầu TK XX) 
 - Là giai đoạn chuẩn bị vật chất cần thiết cho công cuộc HĐH ( SGK)
 b.Giai đoạn hai: ( Từ 1920-> 1930) 
 - Quá trình HĐH VH đã đạt được một số thành tựu vang dội ( TT, thơ, kịch, kí của HCM) 
 - Là giai đoạn quá độ ( Giao thời) : vì vẫn còn tồn tại các yếu tố cổ .
 c.Giai đoạn ba: ( 1930-> 1945) 
 - Công cuộc HĐH được nâng lên một chất lượng mới: 
 -> Đến giai đoạn này nên VH VN đã thực sự hiện đại. 
 2.Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ 
 - Thể hiện : về số lượng TP, về nhịp độ cách tân, nhịp độ trưởng thành , nhịp độ kết tinh ở những cây bút có tài năng 
 - Nguyên nhân: SGK ( sự thúc bách của yêu cầu thời đại, tiềm lực chủ quan của nền VH DT , cuộc vận động CM liên tục, sự ra đời của đảng , vai trò của tầng lớp trí thức Tây học và cả việc văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn trở thành nghề kiếm sống )
 3.Sự thân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng VH 
 * Nguyên nhân có sự phân hoá: SGK
 * Các bộ phận: 
 a.Bộ phận VH phát triển hợp pháp: 
 - Đặc điểm: SGK
 - Các xu hướng: LMCN, HT CN .
-> Các xu hướng trên luôn ở trong quá trình diễn biến , đối lập, xung đột nhưng không biệt lập. 
 b.Bộ phận VH phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp: 
- Đặc điểm: sản phẩm của những nhà văn- chiến sĩ 
 - Đóng góp: sáng tạo được một hình tượng cao đẹp : người chiến sĩ- NV tiên tiến của thời đại. 
 ( Ta chưa chết nghĩa là chưa hết hận 
 Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời
 Nghĩa là còn tranh đấu mãi chưa thôi
 Còn trừ diệt cả muôn loài thú độc) ( Tố Hữu)
 * Điểm khác nhau giữa hai bộ phận VH : 
 - Về đội ngũ nhà văn
 - Về HCST
 - Về tính chất, vị trí, đóng góp : 
*Củng cố :
 - Ba đặc điểm cơ bản của VH VN đầu XX- 1945
 - Các giai đoạn phát triển và đặc điểm cơ bản nhất của từng giai đoạn 
 - Các TG và TP tiêu biểu.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm các ND cơ bản của bài học.
 - Tìm hiểu thành tựu của nền VH HĐ
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 Nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung:
Tiết 34(ĐV)
Khái quát văn học Việt Nam 
từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm được các thành tựu cơ bản của VH VN thời kì từ đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945
 - Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài tập nâng cao
 B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: KT về việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu thành tựu về nội dung tư tưởng của VH từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng Tám 1945.
- Gọi HS đọc SGK
? Những truyền thống tư tưởng lớn của LS VH VN là gì?
? VH VN thời kì này có ~ đóng góp gì mới đối với ~ truyền thống ấy?
? Thử nêu một dẫn chứng cụ thể ở ~ TP đã học ở cơ sở? 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu thành tựu về hình thức TL và NN VH
- Gọi HS đọc SGK
? Các TL VH mới xuất hiện trong VH thời kì này là gì?
? Sự cách tân, HĐH của các TL thơ, TT diễn ra ntn? 
*HĐ3: GV củng cố bài học
? VH VN TK XX-> CMT8/1945 có vị trí quan trọng ntn trong toàn bộ tiến trình phátriển của LS VHVN? 
*HĐ3: GV HDHS làm BT nâng cao
II.Thành tựu VH từ đầu thế kỉ XX đến CM tháng Tám 1945: 
 1.Về nội dung, tư tưởng: 
- Vẫn phát huy truyền thống tư tưởng của VH DT ( Yêu nước, nhân đạo)
 - Đóng góp mới: tinh thần dân chủ. Thể hiện
 + Lòng yêu nước
 + Truyền thống nhân đạo
 + CN nhân đạo
 + CN anh hùng
 ( Làm trai phải lạ ở trên đời) 
 ( ~ tầng lớp nhân dân cực khổ: Chí Phèo, “ NKTT”) 
 2.Về hình thức thể loại và NN văn học: 
 - Sự ra đời của TT văn xuôi quốc ngữ
 - Truyện ngắn là thành tựu phong phú và vững chắc
 - Phóng sự – một TL VH mới ra đời và phát triển mạnh 
 - Bút kí, tuỳ bút được xem là “ quân chủng” cơ động..
 - Kịch nói – một thành tựu đáng kể.
 - Thơ ca- thành tựu lớn nhất 
*Tóm lại :
 Thời kì VH này có một vị trí hết sức quan trọng ttrong toàn bộ tiến trình VHVN 
 - Kế thừa tinh hoa truyền thống VHDT
 - Khép lại sau lưng mình cả mười TK VH để mở ra một thời kì mới với ~ thành tựu và kinh nghiệm sẽ còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai : sự chuẩn bị cho thời kì VH sau năm 1975 về tư tưởng, NT, đội ngũ nhà văn...
*Bài tập nâng cao:
 - Giai đoạn VH từ 1900-> 1930 được gọi là giai đoạn giao thời vì:
 + Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công cuộc HĐH 
 + Giai đoạn này đã đạt được một số thành tựu vang dội nhưng những yếu tố của TL VH cổ vấn tồn tại phổ biến trên mọi TL từ ND đến hình thức.
E.Hướng dẫn học ở nhà:
 - Nắm những thành tựu của VH VN TK XX- 1945
 - Chuẩn bị cho bài viết số 3: Xem HD ở SGK; xem kĩ các bài thơ đã học .
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 Nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 35, 36 (LV )
Bài viết số 3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Biết viết bài NLVH phân tích một vấn đề về ND , NT của TP VH trung đại ( thơ)
 - Biết vận dụng các kiến thức về thơ ca trung đại VN, về luận điểm , lập luận và thao tác phân tích đã học vàoviệc viết một bài văn NL VH 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích đề và kĩ năng viết bài văn NL . Biết trình bày và diễn đạt một cách sáng sủa, đúng quy cách ; khắc phục những sai sót ở các bài trước.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: *HS làm bài tại lớp
* GV phát đề cho HS, nhắc nhở HS một số yêu cầu cần cần thiết 
*Trong quá trình HS làm bài GV nhắc nhở, động viên khuyến khích và theo dõi chặt chẽ để đánh giá đúng thực chất.
*HĐ2: Hết giờ GV thu bài, dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau
I.Đề ra:
 Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “ Câu cá mùa thu”
II.Yêu cầu cần đạt:
 1.Về nội dung:
 - Đề văn yêu cầu người viết phác thảo chân dung tinh thần NK qua một bài thơ của ông . Có thể phân tích theo các cách sau:
 * Cách 1: PT chân dung tinh thần của NK qua bài thơ
 + Phân tích 6 câu thơ đầu để thấy được NK là một người yêu TN tha thiết, có sự cảm nhận tinh tế về TN ( 4đ)
 + PT 2 câu cuối để thấy tâm sự u hoài của NK.( 3đ)
 - Liên hệ thêm các bài thơ khác của NK và các TG khác ( 1 đ)
 - Nêu suy nghĩ của bản thân.( 1 đ) 
 - Mở bài, kết bài:( 1đ)
 * Cách 2:
 + Có thể lập ý cho bài văn bằng cách trả lời câu hỏi: Qua bài thơ ta thấy NK là một con người ntn? 
TP đã khắc hoạ chân dung tinh thần của NK ntn? 
 - Cần kết hợp giữa việc cảm nhận vẻ đẹp ND và NT của bài thơ với tiểu sử của TG nhưng không được dựa vào TS của NK để suy ra và áp vào bài thơ. 
2.Về kĩ năng:
 - Nắm được cách làm bài văn NLVH (PT thơ để làm nổi bật một vấn đề nào đó.)
 - Diễn đạt lưu loát, bố cục đủ ba phần , lập luận chặt chẽ. 
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày cẩn thận
 - Không mắc lỗi dùng từ, chính tả
 *Lưu ý:
 - Những bài làm không đúng với yêu cầu của một bài văn NLVH ( sa vào phát biểu cảm nghĩ...) , hoặc làm sơ sài thì không cho quá 5 điểm.
 - Những bài phân tích được ND- NT của bài thơ nhưng không làm rõ được con người NK thì không cho quá điểm 6.
 - Những bài đạt từ điểm 9 trở lên ngoài các yêu cầu về nội dung và kĩ năng như trên cần xét đến sức thuyết phục của cách viết.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Soạn bài : Hai đứa trẻ”
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Bài Làm Văn số 3- 11C
Họ tên: 
Lớp:
 Điểm
 Lời phê của cô giáo
 Đề ra: 
 Có người cho” Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến thể hiện thái độ châm biếm hạng người mang danh khoa bảng mà không thực chất, đồng thời cũng là một thoáng tự trào của tác giả. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên. 
Tiết (ĐV )
Hai đứa trẻ
( Thạch lam)
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Thấy được bức tranh cuộc sống phố huyện và tâm trạng của “ hai đứa trẻ” , từ đó hiểu được tấm lòng thương cảm sâu xa của tác giả đối với những kiếp sống tối tăm , mòn mỏi trong XH cũ và vẻ đẹp bình dị mà nên thơ của bức tranh đó
 - Phân tích được nét tinh tế trong NT tả cảnh, tả tâm trạng của Thạch Lam trong truyện. Từ đó bước đầu cảm nhận được nét riêng trong PCNT Thạch Lam.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết (TV )
Ngữ cảnh
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập và lĩnh hội VB
 - Vận dụng những kiến thức trên vào việc đoc- hiểu VB và LV.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Luyện tập thao tác phân tích
	( Về TP văn xuôi)	
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT28-36.doc