Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41 Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41 Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

 Tuần: 11

 Đọc văn : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

 (Nguyễn Tuân)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh :

 Nhận thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, từ đó hiểu được quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.

 - Nhận thức được ý nghĩa chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả qua cảnh cho chữ "xưa nay chưa từng có" trong tác phẩm.

 Kỹ năng: Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

 Giáo dục: Tôn trọng cái tài cái tâm, từ đó có ý thức rèn luyện tài năng, phẩm chất để được mọi người nể trọng

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC

 Làm nổi bật được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và chủ đề của tác phẩm qua cảnh cho chữ trong tác phẩm.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4676Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 41 Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26-10-2008 Tiết PPCT: 41
 Ngày dạy: 29-10-2008 Tuần: 11
 Đọc văn : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 (Nguyễn Tuân)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh : 
	Nhận thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, từ đó hiểu được quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
	 - Nhận thức được ý nghĩa chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả qua cảnh cho chữ "xưa nay chưa từng có" trong tác phẩm.
	Kỹ năng: Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: xây dựng tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
 Giáo dục: Tôn trọng cái tài cái tâm, từ đó có ý thức rèn luyện tài năng, phẩm chất để được mọi người nể trọng
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
	 Làm nổi bật được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao và chủ đề của tác phẩm qua cảnh cho chữ trong tác phẩm.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Kết hợp các phương pháp: Nêu vấn đề, Diễn giảng, Thảo luận nhóm
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	- GV: chuẩn bị giáo án, nghiên cứu tài liệu bổ trợ cho bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	- HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong SGK, chuẩn bị bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số học sinh (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn về sự chuẩn bị bài của học sinh (2 phút)
3. Bài mới: GV dẫn dắt: "NT là một nhà văn mà cả cuộc đời cầm bút mải mê đi tìm cái đẹp, trước cách mạng tháng Tám, trong xã hội đầy nhố nhăng, nhà văn bất mãn với thực tại bằng cách trở về quá khứ. Trên hành trình trở về với quá khứ vàng son, nhà văn đã phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của “một thời vang bóng". Ông trở về với nhã thú một thời để ngợi ca những vẻ đẹp mang tính văn hoá .Tất cả những điều ấy được nhà văn tập trung phản ánh trong một văn phẩm“gần đạt đến sự toàn thiện, toàn mĩ" (Vũ Ngọc Phan).Đó chính là thiên truyện ngắn "Chữ người tử tù" (2 phút)
Nội dung bài học
Hoạt động thầy trò
T.lượng
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho. Ông viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám. Sau cách mạng, ông nhiệt tình cầm bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
- Ông là một nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác và có phong cách nghệ thuật rất độc đáo.
 2. Tác phẩm:
- In trong tập "Vang bóng một thời", là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước CMT8.
II. Tìm hiểu tác phẩm.
1. Tình huống truyện độc đáo:
 - Trên bình diện chính trị:
 + Huấn Cao: là kẻ tử tù (chống alị triều đình)
 +Viên Quản ngục: đại diện cho triều đình
à hai vị thế chính trị đối lập
- Trên bình diện nghệ thuật:
 + Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp (viết chữ đẹp)
 +Viên Quản ngục: người trân trọng thưởng thức cái đẹp (chơi chữ)
à tri âm, tri kỉ.
=> Nhân vật bộc lộ được tính cách và phẩm chất của mình. 
2-Hình tượng nhân vật:
 a. Nhân vật Huấn cao:
 * Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa.
+ Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp 
+ "Nét chữ vuông, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của cả một đời con người”
+ Có tài bẻ khóa vượt ngục
-> Là người văn võ song toàn. 
 * Huấn Cao là người có "thiên lương trong sáng".
 + Trọng nghĩa khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ
 + Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp
 + Trọng thiên lương trong sáng.
->lẽ sống cao đẹp, không phụ tấm lòng cao đẹp
 * Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang bất khuất.
+ Chống lại triều đình
+ Khi được biệt đãi, vẫn thản nhiên
-> ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng
+Không ép mình cho câu đối, coi thường những kẻ “tiểu nhân thị oai”
 Là người toàn thiện, toàn mĩ, mẫu người lý tưởng mà Nguyễn Tuân hướng đến.
 b. Nhân vật quản ngục:
- Là người có bản chất tốt, biết quí trọng người hiền tài (thanh âm. xô bồ)
 -Ưu ái, trọng vọng tôn kính, khép nép với HC .
 - Khi bị thiệt thì vẫn nhẫn nhục lễ phép cảm thấy khổ tâm.
- Trân trọng khát khao vươn tới cái đẹp hoàn toàn bị khuất phục trước cái đẹp “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
=> Là người có thiên lương trọng nghĩa khí ,chuộng cái đẹp, dù sống trong môi trường xấu xa đen tối.
Tiết 1:
Gv tổ chức cho HS đọc phần tiểu dẫn, yêu cầu
Hs tóm tắt những nét chính về nhà văn Nguyễn Tuân, lưu ý học sinh về những phong cách và cái tôi độc đáo của tác giả
 HS trả lời, GV nhận xét và nêu những nét chính và những sáng tác chính của ông để dẫn dắt vào phần tác phẩm.
GV hỏi: Trình bày xuất xứ của tác phẩm "Chữ người tử tù"?
HS dựa vào phần Tiểu dẫn trả lời.
Gv giaới thiệu sơ qua về tập truyện "Vang bóng một thời" để học sinh nắm.
Gv định hướng cho học sinh về đọc tác phẩm ở nhà, ở trên lớp chỉ định hướng học sinh phân tích chứ không đọc tác phẩm. sang Tiết 2, GV tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn viết về cảnh cho chữ.
GV hỏi: Tình huống truyện trong tác phẩm "Chữ người tử tù" là gì?
GV gợi ý: tình huống truyện là tình thế nảy sinh chuyện, từ đó thể hiện ý nghĩa của truyện.
GV hỏi: Tình huống ấy đã thể hiện được đặc điểm gì của tính cách nhân vật và kịch tính của tác phẩm?
HS suy nghĩ trả lời, Gv nhận xét bổ sung và diễn giảng.
GV hỏi: Khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, tác giả đã tập trung làm nổi bật những phẩm chất nào? 
HS phát biểu, Gv định hướng những nội dung chính.
Gv hỏi: Liệt kê những chi tiết, câu nói bộc lộ sự đánh giá tài viết chữ của nhân vật Huấn Cao?
 HS liệt kê trả lời.
GV hỏi: Vì sao từ chỗ coi thường, nghi ngờ, Huấn Cao lại nhận lời cho chữ viên Quản ngục?
 HS có thể dựa vào sở nguyện của viên quản ngục và thái độ của thầy thơ lại khi bước vào phòng giam Huấn Cao để trả lời.
*GV bình: Huấn Cao chân thành tự hối “ Thiếu chút nữa ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Một Huấn Cao không sợ tù ngục, không sợ cái chết nhưng sợ lại bỏ sót" một tấm lòng trong thiên hạ" cho thấy ông là người biết quý trọng những người yêu quý cái đẹp và có nhân cách cao quý .
Gv hỏi: Thái độ chống lại triều đình là đúng hay sai? 
Gv hỏi: Tìm những chi tiết chứng tỏ thái độ hiên ngang bất khuất của Huấn Cao trước cường quyền?
Gv hỏi: Qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm của mình n về cái đẹp là như thế nào?
Gv định hướng học sinh đi đến kết luận: Cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
GV bình: nói như Victo Huy Gô:" Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”.một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữ cái tâm và cái tài.huấn Cao là một người như thế./Đây cũng là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả?
Gv hỏi: Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả đã gửi gắm tấm sự yêu nước thầm kín như thế nào ?
*So với Huấn Cao viên quản ngục có hoàn cảnh như thế nào? Khi mới nghe tin Huấn Cao- một người tài hoa sắp bị hành hình, viên quản ngục có thái độ như thế nào? Tác giả đã dùng hình ảnh nào để ví với bản chất con người viên quản ngục?
- Khi Huấn Cao đến, viên quản ngục đón tiếp bằng thái độ như thế nào? Cách xưng hô của viên quản ngục có hợp với ngày thường không? Trước những lời miệt thị của Huấn Cao, viên quản ngục có thái độ như thế nào?
- Vì sao viên quản ngục lại biệt đãi Huấn Cao? Khi đã xin được chữ, khi nghe lời khuyên cuả Huấn Cao, viên quản ngục có thái độ như thế nào? Vì sao viên quản ngục lại khóc? Giọt nước mắt ấy chứng tỏ điều gì?
- Em có nhận xét chung gì về viên quản ngục?
 8 phút
 7 phút
 15 phút
 7 phút
Củng cố Tiết 1:
3 phút
4. Củng cố: +Yêu cầu học sinh làm bài tập Luyện tập trong SGK vào vở bài tập.
 + Nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài học.
5. Dặn dò: chuẩn bị bài " Luyện tập thao tác lập luận so sánh", chuẩn bị các bài tập trong SGK.
6. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docchu nguoi tu tu(2).doc